Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 21

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 21

Khoa học

Tiết 42. SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH (T84)

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS có thể :

 - Nhận biết được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai.

 - Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.

 - Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - HS : 2 ống bơ, trống, giấy vụn, túi ni lông, đồng hồ, sợi dây, dây chun, 2 miếng ni lông, chậu nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

 - Cho HS nêu cách làm để phát ra âm thanh, nêu VD minh hoạ.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Tiết 21. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (T121)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
	- Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
	- Dựa vào tranh, ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo.
	- Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV+HS : Tranh, ảnh trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu đặc điểm về nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu những điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Yêu cầu HS đọc 5 dòng đầu mục 1, nêu các điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
- Cho HS quan sát hình 1, nêu quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 2, kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ.
- Hỏi : Lúa gạo và trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ? 
- Mô tả thêm về các vườn cây ăn trái củađồng bằng Nam Bộ. 
- Kết luận về các điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước và nói thêm : Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Quan sát và phát biểu ý kiến.
- Quan sát, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết, TLCH : 
 + Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản ?
 + Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đồng bằng Nam Bộ ?
 + Thuỷ sản của đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ? 
- Mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng Nam Bộ.
- Đọc thầm, trao đổi nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
	- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau : Đọc và trả lời các câu hỏi của bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp).
==========================================
Khoa học
Tiết 42. SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH (T84)
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, HS có thể :
	- Nhận biết được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng hoặc rắn) tới tai.
	- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
	- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : 2 ống bơ, trống, giấy vụn, túi ni lông, đồng hồ, sợi dây, dây chun, 2 miếng ni lông, chậu nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Cho HS nêu cách làm để phát ra âm thanh, nêu VD minh hoạ.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.	
- Tổ chức cho hs làm thí nghiệm : gõ trống.
- Đọc và làm thí nghiệm theo mục Thực hành .
- Cho HS nêu kết quả quan sát.
- 1 vài em nêu, lớp theo dõi.
- Nêu câu hỏi : Vì sao tấm ni lông rung và vì sao tai ta nghe được tiếng trống ?
- Nhận xét và rút ra kết luận : (Mục Bạn cần biết-T84).
- Trao đổi theo cặp và nêu.
- Lớp nhậ xét và trao đổi.
- Nghe và nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn.
- Tổ chức cho hs làm thí nghiệm như hình 2.
- Tiếp tục làm thí nghiệm theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Cho HS làm thí nghiệm với thước kẻ,
- Làm việc cá nhân.
- Từ đó rút ra kết luận : Âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng và chất rắn.
- Hs nêu.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
- Yêu cầu HS lấy VD về âm thanh khi lan truyền thì càng ra xa càng yếu đi.
- 1 vài em nêu, lớp theo dõi.
- Tổ chức cho HS làm lại thí nghiệm ở HĐ 1 và nêu nhận xét : Nếu đưa ống ra xa dần vẫn gõ trống thì rung động các giấy vụn có thay đổi như thế nào ?
- Làm lại thí nghiệm và phát biểu ý kiến.
- Kết luận : Âm thanh yếu dần khi lan truyền ra xa nguồn âm.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 4 : Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại. 
- Tổ chức cho hs chơi theo nhóm.
- Tổng kết trò chơi, khen nhóm chơi tốt.
- Chơi theo nhóm ba.
- Theo dõi.
* Củng cố, dặn dò :
	- Hỏi : Âm thanh truyền qua những môi trường nào ?
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
	- Nhận xét tiết học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị cho bài học sau theo nhóm 4 : 5 chai hoặc cốc giống nhau.
===========================================
===========================================
Kĩ thuật
Tiết 21. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA (T50)
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
	- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV+HS : Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
- HD HS quan sát hình trong SGK, thực hiện yêu cầu dưới tranh.
- Kết luận : Cây rau, hoa cần nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí, chất dinh dưỡng và đất.
- Quan sát, trao đổi và nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
- Yêu cầu HS đọc SGK và căn cứ vào hiểu biết thực tế để TLCH về ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh.
1. Nhiệt độ : 
- Nêu câu hỏi : 
 + Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ?
 + Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ? Nêu VD.
 + Hãy nêu tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau.
- Kết luận : Mỗi loại cây rau, hoa cần một nhiệt độ thích hợp. Vì vậy cần chọn thời điểm gieo trồng phù hợp.
2. Nước :
- Hỏi : 
 + Cây rau, hoa lấy nước từ đâu ?
 + Nước có tác dụng như thế nào đối với cây ?
 + Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước ?
- Kết luận : Thiếu nước, cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước, cây bị úng, dễ bị sâu bệnh,
3. ánh sáng :
- Yêu cầu HS nêu nguồn gốc và tác dụng của ánh sáng, hiện tượng khi cây thiếu ánh sáng.
- Hỏi : Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào ?
- Kết luận : Cây cần ánh sáng để quang hợp
4. Chất dinh dưỡng :
- Cho HS nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, hiện tượng khi cây bị thiếu (thừa) chất dinh dưỡng.
- Nhận xét, tóm tắt ý chính.
5. Không khí :
- Yêu cầu HS quan sát tranh và liên hệ với môn Khoa học nêu nguồn cung cấp không khí và tác dụng của không khí đối với cây.
- Hỏi : Làm thế nào để có đủ không khí cho cây ?
- Kết luận : Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây.
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
- Theo dõi.
- Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Căn cứ vào thực tế để trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình (T50) và đọc mục 3, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Dựa vào thực tế, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe, liên hệ thực tế.
- Quan sát và liên hệ, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
C. Nhận xét, dặn dò :
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS học bài, chuẩn bị cây hoa, dầm xới, ô doa cho bài Trồng cây rau, hoa.
==========================================
=============================================
Khoa học
Tiết 41. ÂM THANH (T82)
I. MỤC TIÊU : 
	Sau bài học, HS biết :
	- Nhận biết được những âm thanh xung quanh.
	- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh.
	- Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát âm ra âm thanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : ống bơ, sỏi, giấy vụn, trống nhỏ, kéo, lược.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu một số cách chống ô nhiễm không khí.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động1 : Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
- Yêu cầu HS : Nêu các âm thanh mà em biết.
- Hỏi : Những âm thanh nào do con người gây ra ? Âm thanh nào nghe vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối ?
- Nêu miệng nối tiếp.
- Trao đổi, phân loại âm thanh, phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2 : Thực hành các cách phát ra âm thanh.	
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, tìm cách tạo ra âm thanh với các vật đó.
- Quan sát, trao đổi nhóm đôi về cách tạo ra âm thanh với các vật ở hình 2.
- Theo dõi, nhận xét.
- Các nhóm cử đại diện lên thực hành.
- Lớp thảo luận về các cách làm phát ra âm thanh.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
 - Yêu cầu HS đọc mục Thực hành và thực hành theo nhóm.
- Đọc thầm và thực hành theo nhóm bốn.
- Kết luận : Âm thanh do các vật rung động phát ra.
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. 
* Hoạt động 4 : Trò chơi " Tiếng gì, ở phía nào thế ?"
- Chia lớp thành 2 nhóm, cử trọng tài.
- Chia nhóm và cử 4 em đại diện chơi.
- HD cách chơi : Một nhóm gây tiếng động, nhóm kia nghe xem tiếng động đó do vật nào gây ra viết vào giấy, làm 2 vòng xem nhóm nào đúng nhiều là thắng.
- Thực hành chơi theo HD của GV.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc mục Bạn cần biết. 
	- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị theo nhóm cho tiết học sau : 2 ống bơ, giấy vụn, túi ni lông, dây chun, sợi dây mềm, trống, đồng hồ, chậu nước.
=============================================
Đạo đức
Tiết 21. LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T31)
I. MỤC TIÊU :
	- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người, vì sao cần phải lịch sự với mọi người.
	- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
	- Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và ngược lại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Giấy, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc các câu tục ngữ hoặc hát về người lao động.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Thảo luận Chuyện ở tiệm may.
- Nêu yêu cầu : Đọc truyện và thảo luận câu hỏi 1, 2.
- Kết luận : Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may,...Hà nên tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự. Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
- 1 em đọc truyện, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- Lớp trao đối, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : Hai nhóm thảo luận 1 ý.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét, chốt ý đúng :
 + Các hành vi, việc làm b, d là đúng.
 + Các hành vi, việc làm a, c, đ là sai.
- Đại diện các nhóm trình bày ; lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (Bài tập 3).
- HD HS làm bài.
- Trao đổi, làm bài vào VBT-T30.
- Chốt lại một số hành vi thể hiện phép lịch sự khi giao tiếp.
- Cho HS đọc Ghi nhớ của bài.
- Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động tiếp nối : 
	Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
=============================================
======================================
Lịch sử
Tiết 21. NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC (T47)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào.
	- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ.
	- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
	- GD lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà Vua.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 dòng đầu, TLCH : 
 +Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào ?
- Cả lớp đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
 Ai là người thành lập ? Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ?
 + Vì sao triều đại này gọi là Hậu Lê ?
 + Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ?
- Cho HS đọc 4 dòng tiếp theo kết hợp quan sát hình 1, TLCH : Tại sao nói dưới thời Hậu Lê vua là người có uy quyền tối cao ?
- Kết luận : Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ, vua có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội. 
- Đọc thầm, quan sát hình, trao đổi tìm câu trả lời, viết vào VBT-T25, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu Bộ luật Hồng Đức.
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại, TLCH : + Để quản lí đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì ?
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, làm bài vào VBT-T25, nêu ý kiến.
 + Nêu những nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức ?
 + Bộ luật Hồng Đức có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước ?
 + Bộ luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
- Kết luận : Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức.
- Cho HS quan sát ảnh chụp tượng Lê Thánh Tông.
- Lắng nghe.
- Cả lớp cùng quan sát.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
	- Hỏi : Ngày nay, Nhà nước ta còn kế thừa những nội dung cơ bản nào của Bộ luật Hồng Đức ?
	- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau : Đọc và trả lời các câu hỏi của bài Trường học thời Hậu Lê.
============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc