Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 30

Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 30

Khoa học

Tiết 60. NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT (T120)

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS biết :

 - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.

 - HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Kiểm tra bài cũ :

 - Nêu vai trò của chất khoáng đối với thực vật. Nêu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Tiết 30. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (T147)
I. MỤC TIÊU :
	Học xong bài này, HS biết :
	- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
	- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- GV : Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Đà Nẵng - thành phố cảng.
- Cho HS quan sát lược đồ TP Đà Nẵng và bản đồ hành chính Việt Nam, chỉ và 
- Cả lớp quan sát, 2 em lên bảng chỉ và mô tả.
mô tả vị trí TP Đà Nẵng.
- Nêu yêu cầu :
- Quan sát lược đồ, phát biểu ý kiến.
 + Kể tên các loại hình giao thông ở Đà Nẵng.
 + Kể tên các đầu mối giao thông quan trọng ở Đà Nẵng.
 + Giải thích tại sao Đà Nẵng là thành phố cảng.
 + Quan sát hình 2 và nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa.
- Kết luận : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về Đà Nẵng- trung tâm công nghiệp.
- Cho HS đọc bảng trong SGK và thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm, nêu miệng.
- Hỏi :
 + Hàng hoá đưa đến TP Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào ?
 + Hàng hoá từ Đà Nẵng đưa đến nơi khác là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu ?
- Dựa vào bảng trong SGK để nêu.
 + Nêu 1 số ngành sản xuất của Đà Nẵng
- Kết luận : Đà Nẵng có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư, vì vậy Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghiệp lớn và quan trọng của miền Trung.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu Đà Nẵng - địa điểm du lịch.
- Cho HS quan sát hình 1 và TLCH : 
 + Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không ? Vì sao ?
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
 + Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch ?
- Kết luận : Chốt lại các ý chính.
* Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc Ghi nhớ.
	- Dặn HS học bài ; đọc và trả lời các câu hỏi của bài Biển, đảo và quần đảo.
===============================================
Khoa học
Tiết 60. NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT (T120)
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, HS biết :
	- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
	- HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu vai trò của chất khoáng đối với thực vật. Nêu nhu cầu các chất khoáng của thực vật.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
- Nêu câu hỏi :
 + Không khí gồm những thành phần nào?
- Nhớ lại kiến đã học để trả lời.
 + Khí nào quan trọng đối với thực vật ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, TLCH :
- Cả lớp quan sát, làm việc theo cặp.
 + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
 + Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
 + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ?
 + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
 + Điều gì xảy ra nếu một trong hai hoạt động trên ngừng ?
- Kết luận : Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
- Nêu vấn đề : Thực vật "ăn" gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó ?
- HSG nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật. Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của
- Dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời.
thực vật.
- Kết luận : Mục Bạn cần biết.
- Nghe và nhắc lại.
4. Củng cố, dặn dò :
	- Nhắc HS ghi nhớ nội dung kiến thức vừa học để áp dụng vào thực tế.
	- Dặn HS chuẩn bị giấy Ao, bút vẽ.
=========================================
Kĩ thuật
Tiết 30. LẮP XE NÔI (Tiếp - T85)
I. MỤC TIÊU : 
	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 3 : HS thực hành lắp xe nôi.
a. Chọn chi tiết :
- Kiểm tra, giúp đỡ HS.
b. Lắp từng bộ phận :
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Theo dõi, nhắc nhở HS quan sát kĩ các hình, lắp theo đúng các bước, vị trí của các chi tiết.
c. Lắp ráp xe nôi :
- Nhắc nhở HS lắp ráp đúng quy trình, vặn chặt các ốc.
- Tự chọn các chi tiết theo SGK.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Cá nhân thực hành lắp từng bộ phận.
- Tiến hành lắp ráp và kiểm tra sự vận hành của xe.
* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.
Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm :
 + Lắp đúng mẫu, đúng quy trình.
 + Xe chắc chắn, không bị xộc xệch.
 + Chuyển động được.
- Nhận xét, đánh giá, nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Trưng bày theo nhóm.
- Dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Tháo và xếp các chi tiết vào hộp theo quy trình ngược lại.
IV. NHẬN XÉT, DẶN DÒ : 
	- Nhận xét tinh thần, thái độ, kĩ năng.
	- Dặn HS đọc và chuẩn bị bộ lắp ghép cho bài Lắp ô tô tải.
==========================================
Đạo đức
Tiết 30. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T43)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
	- Hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
2. Kĩ năng :
	- Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Thái độ :
	- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường ; có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1. GV : 
2. HS :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Khởi động : Trao đổi ý kiến.
- Nêu câu hỏi : Em đã nhận dược gì từ môi trường ?
- Kết luận và nờu vấn đề : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Suy nghĩ, trao đổi, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Đọc và thảo luận thông tin.
- Cho HS đọc thông tin trong SGK.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS TLCH 1 ; 2 ; 3.
- 1 em nêu câu hỏi, lớp thảo luận theo cặp
- Cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 vài em đại diện trình bày từng câu, lớp bổ sung và thống nhất ý kiến :
 + Mụi trường bị ụ nhiễm là do co người gõy ra.
 + Mụi trường bị ụ nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của con người, làm thay đổi quy luật thiờn nhiờn,...
 + Để gúp phần bảo vệ mụi trường cần tớch cực tham gia vệ sinh trường lớp, đường làng ngừ xúm,...
- Yêu cầu HS đọc và giải thích phần Ghi nhớ.
- 1 em đọc, 1 vài em nêu ý kiến.
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (Bài tập 1).
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nờu từng việc làm, yờu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng cỏch giơ thẻ màu.
- Giơ thẻ (Tỏn thành : thẻ đỏ, khụng tỏn thành : thẻ xanh, lưỡng lự : khụng giơ thẻ).
- Nhận xét chung, chốt ý đúng.
- Kết luận : Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, đ, g.
- Nghe và nhắc lại.
* Hoạt động tiếp nối :
	- Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
==========================================
Khoa học
Tiết 59. NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT (T118)
I. MỤC TIÊU : 
	- Sau bài học, HS biết :
	- Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
	- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS : Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón,
VBT (Thay phiếu).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
	- Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nước khác nhau ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, TLCH :
- Quan sát, trao đổi theo nhóm 4, ghi kết 
 + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
quả vào phiếu trong VBT-T70.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm 
 + Trong số các cây cà chua a, b,c, d cây nào phát triển tốt nhất ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
khác bổ sung.
 + Cây cà chua nào phát triển kém nhất ? Tại sao ? Từ đó em rút ra kết luận gì ?
- Kết luận : Tóm tắt các ý chính (Dựa vào mục Bạn cần biết).
- Nghe và nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu chất khoáng của thực vật.
- Yêu cầu HS HS đọc mục Bạn cần biết để
- Đọc thầm, trao đổi, làm việc theo nhóm 4,
làm bài tập.
ghi kết quả vào VBT-T70.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi : 
 + Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?
- Dựa vào kết quả thảo luận để nêu ý kiến. 
 + Giải thích vì sao giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân ? 
 + Quan sát hình 2, em thấy có gì đặc biệt ?
- Kết luận : (Mục Bạn cần biết).
- Nghe và nhắc lại.
4. Củng cố, dặn dò :
- Nhắc HS ghi nhớ nội dung kiến thức vừa học để vận dụng vào thực tế.
============================================
Lịch sử
Tiết 30. NHỮNG CHÍNH SÁCH
VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG (T63)
I. MỤC TIÊU :
	Sau bài học, HS biết :
	- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
	- Tác dụng của các chính sách đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
	- Kể lại trận Đống Đa.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến "buôn bán.", trả lời 2 câu hỏi có trong đoạn.
- Kết luận : Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông, đúc tiền mới, mở cửa biển, yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp từng câu hỏi, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung.
- Cho HS đọc đoạn tiếp theo đến "lấy việc học làm đầu.", trả lời 2 câu hỏi có trong đoạn.
- Kết luận : Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc 
- Đọc thầm, trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 :
- Trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với ông.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò :
	- Cho HS đọc Ghi nhớ của bài.
	- Dặn HS học bài ; đọc và trả lời các câu hỏi của bài Nhà Nguyễn thành lập.
============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lich_su_dia_ly_khoa_hoc_ki_thuat_lop_4_tuan.doc