Khoa học
Tiết 69. ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T134)
I. Mục tiêu :
- HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS hiểu biết : Vẽ và trình bày sơ đồ bằng
chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS : Giấy khổ rộng và bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn.
B. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
- Tổ chức cho HS quan sát hình 1- 6, thực hiện các yêu cầu : - Cả lớp quan sát.
+ Nêu những hiểu biết của em về cây trồng và vật nuôi trong hình. - Trao đổi và nêu ý kiến.
Lịch sử Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu : - Giúp HS hệ thống, củng cố các kiến thức đã học trong học kì 2. II. Đồ dùng dạy học : - GV : Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1 : Tổ chức cho HS ôn tập lại các kiến thức đã học. - Phát phiếu học tập và HD HS TLCH như làm bài kiểm tra. - Làm bài cá nhân. * Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc. - Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc. - Cùng HS nhận xét, kết luận bài làm đúng : - Nêu miệng nối tiếp. - Lớp nhận xét. Phiếu học tập 1. Sau khi truất ngôi vua Trần, Hồ Quý Ly đã làm gì ? A. Dời thành về Tây Đô (Thanh Hoá). B. Đổi tên nước là Đại Ngu. C. Thực hiện nhiều cải cách. D. Tất cả các việc trên. 2. UNESCO đã công nhận cố đô Huế là Di sản Văn hoá thế giới vào ngày, tháng, năm nào ? A. 12 - 11 - 1993 B. 11 - 12 - 1993 C. 22 - 12 - 1993 D. 05 - 12 - 1999 3. Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp để trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng. a) Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào ải. b) Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công. c) Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng. d) Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù. e) Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy. Thứ tự thích hợp là :. 4. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ? . 5. Chọn từ ngữ cho sau đây để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn cho phù hợp : a) chính quyền họ Nguyễn b) lật đổ chính quyền họ Trịnh c) thống nhất đất nước d) Đàng Trong e) dựng cờ khởi nghĩa Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ......................................(1)chống chính quyền họ Nguyễn. Sau khi lật đổ (2), làm chủ toàn bộ vùng đất..(3), Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long,(4). Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc .(5). * Dặn dò : - Dặn HS ôn tập để tiết sau KTĐK CKII. ====================================== Khoa học Tiết 69. ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T134) I. Mục tiêu : - HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS hiểu biết : Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. II. Đồ dùng dạy học : - HS : Giấy khổ rộng và bút vẽ. III. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn. - Tổ chức cho HS quan sát hình 1- 6, thực hiện các yêu cầu : - Cả lớp quan sát. + Nêu những hiểu biết của em về cây trồng và vật nuôi trong hình. - Trao đổi và nêu ý kiến. + Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ sinh vật nào ? - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - Thực hiện yêu cầu ở mục Thực hành theo nhóm 4 trên giấy khổ rộng. - Nhận xét và khen nhóm trình bày tốt. - Các nhóm dán sơ đồ lên bảng và cử đại diện lên giải thích. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận dựa trên sơ đồ : Gà Đại bàng Cây lúa Rắn hổ mang Chuột đồng Cú mèo * Củng cố, dặn dò : - Nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn tập. - Dặn HS ôn tập chuẩn bị cho tiết sau. ======================================== Đạo đức Tiết 34. DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA I. Mục tiêu : - Cung cấp cho HS những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Đồ dùng dạy học : - HS : Chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm. III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : 2. Quan sát và nhận xét : - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : - Làm việc theo nhóm 6 : Cử đại diện Ghi lại những thực phẩm sạch, an toàn. nhóm ghi. - Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - Lần lượt các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung. - Nhận xét chung. 3. Kết luận : - Yêu cầu HS trao đổi về thực phẩm sạch, an toàn và cách bảo quản. - Trao đổi theo cặp. - Đại diện các nhóm nêu miệng. - Nhận xét, chốt ý đúng : + Thực phẩm sạch, an toàn không ôi thiu, không thối rửa còn tươi và sạch,... + Cần để thực phẩm ở nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và không để lâu... 4. Củng cố, dặn dò : - Dặn HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. ========================================= Kĩ thuật Tiết 34. LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiếp- T100) I. Mục tiêu : - Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được từng bộ phận, lắp ráp theo đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp các chi tiết. II. Đồ dùng dạy học : - HS : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 2 : Lắp từng bộ phận. - Tổ chức cho HS thực hành. - Theo dõi, giúp đỡ. - Từng em kiểm tra lại số lượng chi tiết chọn để lắp từng bộ phận. - Tự lắp các bộ phận của mô hình tự chọn. * Hoạt động 3 : Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. - Yêu cầu HS kiểm tra lại các bộ phận của mô hình tự chọn để hoàn chỉnh sản phẩm. - Tự kiểm tra. * Dặn dò : - Dặn HS xếp riêng sản phẩm đang làm vào túi. ========================================== Khoa học Tiết 70. ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( Tiếp-T134) I. Mục tiêu : - HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS hiểu biết : Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ : - Giải thích sơ đồ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 2 : Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên. - Tổ chức cho HS quan sát hình 7- 9, thực hiện các yêu cầu : - Cả lớp quan sát, trao đổi theo cặp. + Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9. + Dựa vào các hình trên hãy nói về chuỗi thức ăn. - Nhận xét chung, chốt ý đúng : Các loài tảo -> Cá -> Người - Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. Cỏ -> Bò -> Người. - Hỏi : + Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì ? - Trao đổi và trả lời. + Điều gì xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? + Chuỗi thức ăn là gì ? + Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ? + Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ? - Kết luận : Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên. - Láng nghe. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập. - Dặn HS ôn tập để chuẩn bị KTĐK CKII. ========================================== Địa lí Tiết 34. ÔN TẬP HỌC KÌ II (T155, 156) I. Mục tiêu : Học xong tiết này, HS biết : - Kể tên một số dân tộc tiêu biểu sống ở Dãy núi Hoàng Liên Sơn ; Tây Nguyên ; ĐBBB ; ĐBNB ; ĐBDHMT. - So sánh, hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên con người, hoạt động sản xuất của người dân ở HLS, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên ; ĐBBB ; ĐBNB ; ĐBDHMT. II. Các hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ : - Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản. B. Bài mới : * Giới thiệu bài : * Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi 3- 6. - Tổ chức cho HS làm bài như bài kiểm tra trong 15 phút. - Làm việc cá nhân vào giấy nháp. * Hoạt động 2 : Trình bày kết quả làm việc. - Tổ chức cho HS trình bày kết quả. - Nêu miệng nối tiếp. - Cùng HS nhận xét, trao đổi, chốt ý đúng : + Câu 4 : d ; b ; b ; b. + Câu 5 : 1- b ; 2- c ; 3 - a ; 4 - d ; 5 - e ; 6 - đ. - Nhận xét, trao đổi. 6. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS ôn tập để KTĐK CKII. =========================================
Tài liệu đính kèm: