Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc

BÀI 2: GIỮ LỜI HỨA

I. Mục tiêu.

1. Học sinh hiểu:

- Thế nào là giữ lời hứa.

- Vì sao phải giữ lời hứa.

2. Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.

3. Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Vở bài tập đạo đức 3.

- Tranh minh hoạ truyện: Chiếc vòng bạc.

- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2 của tiết 1 và hoạt động 1 của tiết 2.

- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.

III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.

 

doc 67 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Chương trình cả năm - Cao Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: 	KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức
Các bài thơ, bài hát, truyện tranh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TUẦN 1: 	TIẾT 1
Khởi động:
- Học sinh hát tập thể bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
- Giáo viên giới thiệu bài: Dựa vào bài hát vừa hát.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh biết:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lớn đối với đất nước.
- Tình cảm giữa thiếu nhi và Bác Hồ.
* Tiến hành: 
- Giáo viên treo 5 bức tranh (như SGK) lên bảng.
- Học sinh quan sát 5 bức tranh.
Giáo viên chia 5 nhóm yêu cầu:
- Các nhóm quan sát kỹ 5 bức tranh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho mỗi bức.
- Học sinh thảo luận nhóm trong 3’.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày về bức ảnh 1.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Giáo viên tổng kết
- Các nhóm khác bổ sung.
Tranh 1: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta. Người lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngày 2 – 9 –45 người đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
-Y/c Nhóm 2, 3, 4 mỗi nhóm trình bày từng bức ảnh.
- Ảnh 2: Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi múa hát.
- Ảnh 3: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
- Ảnh 4: Bác chia kẹo cho các cháu.
- Giáo viên tổng kết lại.
- Giáo viên: 4 bức ảnh này nói lên điều gì?
- Tình cảm thắm thiết giữa Bác Hồ và thiếu nhi.
- Giáo viên: Ngoài ra, em còn biết những gì về Bác Hồ. Câu hỏi gợi ý:
- Bác sinh ngày tháng năm nào?
- Quê Bác ở đâu?
- Em còn biết tên gọi nào khác của Bác?
- Bác có công lao thế nào với dân tộc?
- Học sinh phát biểu theo hiểu biết.
Giáo viên tóm lại: Bác Hồ quê ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam, Người đã đọc . Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các em thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm . . . ..
Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
* Mục tiêu: Học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện.
_-HS lắng nghe
-Y/c Học sinh đọc thầm và thảo luận.theo 2câu hỏi cuồi bài
- Học sinh đọc thầm chung và thảo luận theo 2 câu hỏi cuối bài.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Vài học sinh nêu ý kiến của mình.
Giáo viên chốt: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác .
Hoạt động 3: Tìm hiểu về “Năm điều Bác Hồ dạy”
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ “Năm điều Bác Hồ dạy”
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy.
- Giáo viên ghi lên bảng.
- Giáo viên chia 4 nhóm, yêu cầu 2 nhóm tìm hiểu về 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên làm mẫu điều 1.
- 8 nhóm, 2 nhóm tìm hiểu về 1 nội dung 5 điều Bác dạy.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
Giáo viên chốt: -> hướng dẫn học sinh cố gắng thực hiện tốt.
- Nhóm khác bổ sung.
- 1 em đọc lại 5 điều.
Hướng dẫn thực hành:
- Về học thuộc và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. Tuần sau sẽ báo cáo xem em làm được những việc gì.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, tuyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
- Sưu tầm gương cháu ngoan Bác Hồ.
TUẦN 2: 	TIẾT 2
Khởi động:
Học sinh hát tập thể hoặc nghe băng bài hát: Tiếng chim trong vừơn Bác .
- Học sinh hát tập thể .
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh: Em đã thực hiện những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy. Thực hiện như thế nào? Điều nào thực hiện chưa tốt? Vì sao? Em dự định làm gì?
- Học sinh trao đổi nhóm đôi theo câu hỏi thảo luận của giáo viên.
- Học sinh tự liên hệ theo cặp.
- Một vài học sinh liên hệ trước lớp.
Giáo viên: Khen những em làm tốt. Nhắc cả lớp học tập theo bạn.
Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao . . .) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh có thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các em đưa ra những gì sưu tầm được theo lời cô dặn cả lớp.
- học sinh sinh hoạt theo nhóm. Mỗi học sinh sẽ giới thiệu cho cả lớp vật mình sưu tầm được, ý nhghĩa.. .
- Mỗi nhóm lên trình bày kết quả sưu tầm được (dưới nhiều hình thức: hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh_.
- Lớp thảo luận, nhận xét kết quả sưu tầm của các bạn.
- Giáo viên khen những học sinh, nhóm học sinh sưu tầm được nhiều tư liệu và giới thiệu hay.
- Giáo viên giới thiệu thêm 1 số tư liệu khác về Bác Hồ.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Tiến hành: 
- Giáo viên phổ biến cách chơi: Có 1 bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ.
- 1 số học sinh thay nhau làm phóng viên đi hỏi các bạn trong lớp về Bác Hồ.
Câu hỏi phỏng vấn có thể là:
- Quê Bác Hồ ở đâu?
- Vì sao thiếu nhi yêu quý Bác Hồ.
Giáo viên kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập thống nhất. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi Kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều 
- Cả lớp đọc đồng thanh câu cao dao: 
“Tháp Mười ..”
Dặn dò: Về xem trước :”Giữ lời hứa”.
BÀI 2: 	GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là giữ lời hứa.
Vì sao phải giữ lời hứa.
2. Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức 3.
Tranh minh hoạ truyện: Chiếc vòng bạc.
Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2 của tiết 1 và hoạt động 1 của tiết 2.
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
TUẦN 3: 	TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nêu câu hỏi
- Tình cảm gữa Bác Hồ với các em thiếu nhi như thế nào?
- 2 – 3 em trả lời
- Tỏ lòng kính yêu Bác em phải làm gì?
- Lớp nhận xét.
B. Bài mới
Giới thiệu: Dựa vào bài cũ.
Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc.
* Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa
* Tiến hành: 
1. Giáo viên kể chuyện (có minh hoạ bằng tranh).
- Học sinh nghe - quan sát tranh.
2. Giáo viên mời 1 –2 em kể hoặc đọc lại chuyện.
- 1- 2 em kể lại chuyện.
3. Thảo luận lớp
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại các em bé sau 2 năm xa cách?
- Lấy ra cái vòng bạc mà em bé đã nhờ mua.
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bá?
- Cảm động ..
- Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Bác là người biết giữ lời hứa.
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
- Cần giữ lời hứa (tuỳ học sinh).
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Là làm đúng những điều mình đã hứa.
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?
- Kính trọng.
4. Giáo viên kết luận:
- Tuy bận nhiều việc và dù thời gian đã qua nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm của Bác khiến mọi người cảm phục.
- Câu chuyện cho chúng ta thấy cần giữ đúng lời hứa của mình. Người giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, kính trọng.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
* Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
* Tiến hành:
1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho 2 nhóm xử lý tình huống 1, 2 nhóm xử lý tình huống 2.
Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học. Nhưng Tân chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay . . . Theo em, bạnTân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó. Nếu là Tân, em sẽ xử chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn về xem và hứa giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
Theo em, Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Thảo luận cả lớp:
- Em có đồng ý với cách làm của nhóm bạn không?
- Học sinh đóng góp ý kiến. 
Giáo viên: 
- Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học bài như đã hứa?
- Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả truyện và xin lỗi về việc đã làm rách  ...  vật nuôi vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan.
* Hoạt động 3 :
- Tổ chức cho HS hát, đọc thơ, kể chuyện, về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Hoạt động 4 : Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến luật chơi : Trong thời gian 7 phút sau lời hô “ Bắt đầu” của cô, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, vào phiếu ( đã chuẩn bị). Mỗi việc làm đúng được tính 1 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV hướng dẫn HS cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm, khen nhóm thắng cuộc.
- GV kết luận : Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống con người. Vì vậy, em cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Nghe.
- HS trình bày kết quả điều – - Kiểm tra theo nhóm.
- Từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả điều tra.
- Nghe.
- Mỗi nhóm thảo luận đóng vai đểø giải quyết một trong các tình huống.
Lần lượt từng nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- HS hát, đọc thơ, kể chuyện, về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Nghe.
-Tập hợp nhóm, nghe.
- HS chơi trò chơi.
- Nghe.
Phiếu
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
..
.
..
..
..
..
...
.
3. Củng cố, dặn dò :
- Hãy nêu ích lợi của cây trồng vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Kể một số việc cần làm để bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
-Kể một số việc cần làm để bảo vệ và chăm sóc vật nuôi.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS bảo vệ và chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Vài HS trả lời.
- Nghe.
Tuần 32
Đạo đức DÀNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài : KHÔNG NÓI DỐI
A) Mục tiêu
- Giúp HS hiểu nói dối là mmột tính xấu , sẽ mất lòng tin và bị mọi người khinh ghét .
- Giáo dục cho HS tính thật thà đối với mọi người 
- Luyện tập thói quen thật thà , không nói dối .
B) Đồ dùng dạy học:
- Tư liệu ; Truyện kể : “ người làm chứng “ 
- Tranh minh họa truyện “ chú bé nói dối “ 
C ) Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 
* Phân tích truyện “chú bé nói dối”
- GV kể chuyện , tranh minh họa 
- HS đàm thoại theo câu hỏi :
+ Chú bé chăn cừu đã chơi trò gì ? 
- Vì sao khi có chó sói thật , chú bé kêu cứu lại không có ai ra cứu nữa ? 
- Trò chơi nói dối của chú bé chăn cừu đã có hại như thế nào ? 
- Chú bé chăn cừu nói dối đẻ chơi ác , còn trong cuộc sống hàng ngày em có thấy người nói dối vì lí do gì nữa ?
* Kết luận : Nói dối để chơi ác , để tránh bị chê trách , trừng phạt , để khoe khoang đều không tốt , nói dối sẽ gây nhiều tác hại , có khi tác hại rất lớn , vì vậy mọi người không nên nói dối , phải thật thà trong mọi việc .
Hoạt động 2 
* Thảo luận nhóm 
- GV chia 4 nhóm treo bảng ghi sẵn , em có đồng ý với những việc làm của các bạn trong những tình huống dưới không ? vì sao ? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận , nhận xét các việc làm sau .
a ) Bạn Phương được điểm 2 môn toán nhưng lại nói với mẹ là được điểm 8 .
b ) Bạn Toàn biết bạn Hà vẽ bậy lên lớp nhưng khi cô giáo hỏi lại nói là không biết .
c ) Hôm nay Dung quên làm bài tập . Đầu giờ học , em tìm cô giáo để xin lỗi 
d ) Hương ngại trời mưa rét không đi học . Hôm sau đến lớp lại nói với cô giáo là bị ốm .
- Gọi đại diện các nhóm trình bầy , nhận xét .
* Kết luận ; Các việc a , b , d , không tán thành . Vì các bạn đã nói dối .
- Các việc c là tán thành . Vì biết nhận lỗi và xin lỗi .
Hướng dẫn thực hành .
- Thực hiện không nói dối , để mọi người tin ở lời nói của mình .
Em hãy tự suy nghĩ xem mình hoặc bạn mình đã có lần nào nói dối cha mẹ , anh chị hoặc với thầy cô giáo chưa ? Em háy viết lại sự việc ấy vào giấy , tiết sau nộp cho cô .
- HS lắng nghe .
- Chú chơi trò nói dối ( chú la lớn 
“ cứu tôi với” ! Sói , sói để đánh lừa dân làng 
- Mọi người tưởng thật chạy ra chú bé đã thành công .
- Mọi người tưởng chú bé nói dối nên không tin , nên không ai ra giúp 
- Mọi người không tin lời cậu nữa .
- Sói cắn hết cả đàn cừu .
- Nói dối đẻ khỏi bị chê trách , trừng phạt VD ; Em bé vô ý đánh vỡ cốc , lọ , mẹ về nói dối là mèo nhảy đổ vỡ .
- Nói dối đẻ đề cao mình 
VD ; Bị điểm xấu , nói dói là được điểm tốt , sáng dậy muộn lại khoe với bạn là mình dậy sớm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bầy .
- Nhận xét bổ sung .
- HS lắng nghe .
Tuần 33
Đạo đức 
Dành cho địa phương
Bài : KHÔNG NÓI DỐI ( tiết 2)
A) Mục tiêu :
B) Đồø dùng dạy học
- Phiếu giao việc, bảng phụ 
C) Các họat đông dạy học 
* Họat động 1
+ Trình bày kết quả điều tra.
- Thu các phiếu điều tra của HS , yêu cầu vài em trình bày kết quả điều tra .
- Yêu cầu hs : kể lại sự việc đã có lần nào nói dối cha mẹ, anh chị hay thầy co giáo chưa ?
+ Nhận xét , giáo dục .
* Họat động 2
+ Sắm vai xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí tình huống và sắm vai thể hiện .
+ Tình huống 1
Bạn A học kém có nguy cơ phải ở lại lớp. Khi mẹ bạn A hỏi về tình hình học tập của bạn A, em nói thế nào ?
+ Tình huống 2
Hôm nay em được nghỉ hai tiết cuối vì cô giáo bị mệt. Em không về nhà ngay mà đi chơi đến đúng giờ tan học như mọi hôm mới về nhà . Trở về nhà , bố em hỏi về tình hình học tập của em hôm nay , em sẽ trả lời bố như thế nào?
+ Tình huống 3
Một bạn của em đã có lần trót lấy của người khác một cái bút. Sau đó bạn biết lỗi và đã đêm trả bút lại cho người đó và hứa sẽ không bao giờ làm như thế nữa . Em có nên kể lại việc trên cho bạn khác biết không ?
- Yêu cầu các nhóm xử lí tình huống và báo cáo kết quả .
+ Nhận xét .
Kết luận 
- Các em không nên nói dối , phải thật thà trong mọi việc.
* Họat động 3
- Thảo luận nhóm
* Bài tập :
Em hãy đánh dấu (+) vào cách xử lí đúng nhất nếu thấy một bạn trong lớp nói dối cô giáo .
	Mặc bạn không quan tâm.
	Mách cô giáo .
	Khuyên bạn hãy nói sự thật với cô .
	Bao che cho bạn nói dối cô.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả , nhận xét .
* Củng có dặn dò
- Yêu cầu HS nói lại ý chính của phần ghi nhớ 
- Về nhà thực hiện theo những điều đã học .
- Nhận xét tiết học .
- HS nọp phiếu điều tra .
- Vài HS kể lại 
- Các nhóm thảo luận tìm giải pháp cho tưnøg trườg hợp.
- Các nhóm lên trước lớp đóng vai và xử lí tình huống .
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Nhóm tiến hành thảo luận .
- Nhóm trưởng trình bày kết quả .
- 3 HS nhắc lại .
Kẻ nói dối thường bị mọi người không tin và khinh bỉ . Nói dối là một tính xấu, ta cần tránh .
Nói lời không thật 
Sẽ mất lòng tin
 Em phải giữ gìn
Lòng tin vô giá.
Tuần 34
Đạo đức Bài : LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI TRÊN
Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được lễ phép với người trên là biết cư xử lễ độ, biết chào hỏi, nói năng. Biết thưa gửi khi đưa cho người trên và nhận của người trên khi đưa vật phải đưa hai tay .
Lễ phép với người trên là biểu hoện của nếp sống có văn hóa.
DG học sinh có thái độ lễ phép với nhười lớn .
Đồ dùng dạy học 
- Câu chuyện , tư liệu, lời chào.
 C) Các họat động dạy học
* Họat động 1
+ Kể chuyện 
+ Yêu cầu hs lắng nghe truyện kể “ lời chào”
- Người cha dặn con như thế nào khi gặp bà cụ chống gậy ?
- Khi gặp bà cụ thì người con cĩ làm theo lời cha dặn khơng ?
- Khi nghe người con và người cha chào , bà cụ cĩ thái độ như thế nào ?
- Khi nghe bà chào thì thái độ của người con như thế nào ?
- Vì sao người con lại thấy vui trong lịng ?
- Vậy lời chào cĩ tác dụng như thế nào ?
- Lời chào là biểu hiện của đức tính gì ?
- Lễ phép với người lớn cịn thể hiện như thế nào nữa ?
* Kết luận :
Người con đã biết vâng lời cha dặn là khi thấy người ;lớn tuổi phải chào hỏi. Nhười con làm theo lời cha đã tỏ thái độ lễ phép với bà cụ và đã được bà cụ vui vẻ chào lại .
HỌAT ĐỘNG 2:
+ Nhận xét hành vi 
- Nêu lần lượt từng hành động – Yêu cầu các em đưa tay lên nếu thấy hành động đĩ đúng . Khơng đưa tay nếu thấy hành động đĩ sai .
1) Khoanh tay chào hỏi người lớn .
2) Nĩi trống khơng .
3) Dùng các từ “ vâng, dạ , thưa”  khi trị chuyện với người lớn 
4) Dùng hai tay khi đưa hay nhận vật gì từ người lớn .
5) Nĩi leo khi người lớn đang nĩi chuyện .
6) Lắng nghe và làm theo lời khuyên của ơng bà , cha mẹ, thầy cơ .
7) Khi được người lớn quan tâm , giúp đỡ biết nĩi : “cháu cảm ơn ạ ! , cháu xin ạ !”
8) Biết xin lỗi khi làm phiền người lớn .
9) Nĩi dối người lớn .
10) Cãi lại hoặc nhại lại theo lời người lớn .
* Họat động 3
+ Liên hệ bản thân 
- Yêu cầu học sinh đưa ra vài biểu hiện mà em đã từng chứng kiến những bạn thiếu lễ phép với người lớn .
* Nhận xét .
Chúng ta cần phải tỏ thái độ tơn trọng và lễ phép . Đĩ là nếp sống của người cĩ văn hĩa .
Tục ngữ ta cĩ câu “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” 
+ Giải thích cho hs hiểu .
- Về thực hiện theo những gì đã học .
- Lắng nghe 
- Nêu câu trả lời , bạn khác nhận xét , bổ sung .
- Lắng nghe 
- Lắng nghe và nhận xét hành động đúng , hành động sai .
- Tự liên hệ bản thân và nêu ý kiến trước lớp, hs khác nhận xét 
- Nghe .
Tuần 35:
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ II VÀ CUỐI NĂM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_cao_thi_ngoc.doc