Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 24

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 24

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội.

 2. Thái độ :

 Sau bài học sinh biết giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng: (công viên, trường học )

 3. Hành vi :

 - Tĩch cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

 - Nhắc nhở bạn và bản thân tích cực bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng

 II. Đồ dùng dạy học :

 - Học sinh: Bản báo cáo điều tra tổng hợp các công trình công cộng

 - Giáo viên: Ô chữ kỳ diệu, tài liệu về các câu chuyện kể, các tấm gương bảo vệ công trình công cộng.

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( tiết 2) 
	I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức : Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. 
	2. Thái độ : 
	Sau bài học sinh biết giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng: (công viên, trường học)
	3. Hành vi : 
	- Tĩch cực tham gia vào việc giữ gìn các công trình công cộng. 
	- Nhắc nhở bạn và bản thân tích cực bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng
	II. Đồ dùng dạy học : 
	- Học sinh: Bản báo cáo điều tra tổng hợp các công trình công cộng 
	- Giáo viên: Ô chữ kỳ diệu, tài liệu về các câu chuyện kể, các tấm gương bảo vệ công trình công cộng. 
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1.Kiãøm tra baìi cuî :
1. Kể tên 3 công trình công cộng mà em biết?
2. Em phải làm gì để giữ gìn các công trình công cộng?
*Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn các hoạt động:
- Tiết học hôm nay các em thực hành những bài đã học về giữ gìn các công trình công cộng
Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả điều tra tại địa phương về hiện trạng, về vệ sinh của các công trình công cộng.
- Nhận xét bài tập về nhà của HS
- Tổng hợp các ý kiến của HS
Hoạt động 2: Kãø nhæîng táúm gæång giæî gçn cäng trçnh cäng cäüngö 
- GV đưa ra ba ô chữ cùng các lời gợi yï kèm theo. Nhiệm vụ của HS cả lớp là phải đoán xem ô chữ đó là chữ gì? 
( Lưu ý : Nếu sau 5 lần gọi, HS dưới lớp không đoán được, GV nên gợi ý viết 1, 2 chữ cái vào ô chữ hoặc thay bằng ô chữ khác). 
- GV phổ biến quy luật chơi
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét HS chơi 
* Nội dung chuẩn bị của GV : 
1. Đây là việc làm nên tránh, thường xảy ra ở các công trình công cộng nơi hang đá ( có 7 chữ cái)
K
H
Ắ
C
T
Ê
N
2. Trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng thuộc về đối tương này (có 8 chữ cái ) 
M
Ọ
I
N
G
Ư
Ờ
I
3. Các công trình công cộng còn được coi là gì của tất cả mọi người ( có 11 chữ cái ) 
T
À
I
S
Ả
N
C
H
U
N
G
Kãút luận : Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người phải đổ xương máu. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà hãy sưu 
tầm những mẫu tin trên báo, đài, tivi về các thiên tai xảy ra trong những tháng vừa qua và ghi chép lại.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới
- 2 HS trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung. 
- HS trình bày. 
Ví dụ : 
TT
Công
 trình 
công 
cộng
Tình trạng
 hiện tại 
Biện pháp giữ gìn 
1
Nhà trẻ 
Thanh Tám
Tốt, đang xây dựng
Bảo quản tốt nguyên vật liệu, che chắn không để bụi ra xung quanh 
2
Båì säng doüc theo säng Haìn
Nhiều rác, nhất là mẻí chai 
Cần có đội công an đi tuần để ngăn chặn hiện tượng trãn
- Có biển cấm xả rác, bổ sung thêm thùng đựng rác.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung 
- HS kể ( Tuỳ lượng thời gian mà GV chọn số lượng HS cho phù hợp) 
Ví dụ : 
+ Tấm gương các chiến sĩ công an truy được kẻ trộm tháo ốc đường ray.
+ Các bạn HS tham gia thu dọn rác cùng các bác trong tổ dân phố gần trường. 
- HS dưới lớp lắng nghe 
- Lắng nghe
- 1 HS nhắc lại ý chính 
- 1, 2 HS đọc
- Hs tham gia trò chơi
Đạo đức: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
	I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức : 
	- Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo: Giúp đỡ các gia đình, những người gặp khó khăn, hoạn nạn vượt qua được khó khăn. 
	2. Thái độ : 
	- Ủng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng nơi mình ở. 
	- Không đồng tình với những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo
	3. Hành vi : 
	- Tuyên truyền, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân 
	II. Đồ dùng dạy - học : 
	- Giấy khổ to ( cho hoạt động 3 - tiết 1) 
	- Nội dung cho trò chơi " Dòng chữ kỳ diệu"
	- Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo. 
	III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 hs lên trả lời câu hỏi
*Gv nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài mới:
2) Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động1: Trao đổi thông tin
- Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà 
*Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được.
- Hảy thử tưởng tượng em là người dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt đó, em sẽ rơi vào hoàn cảnh như thế nào? 
*Kết luận: Không chỉ những người dân ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt mà còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn , mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta. 
- 2 hs lên trả lời câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe 
- Lần lượt HS lên trình bày trước lớp.( Tuỳ lượng thời gian và chất lượng các thông tin mà HS thu thập được, GV tổ chức số lượng cho HS trình bày cho hợp lý). 
Ví dụ: Thông tin về các vụ động đất ở Nhật Bản, thông tin về vụ sóng thần ở Inđônesia,.
- 3, 4 HS trả lời. 
+ Em sẽ không có lương thực để ăn 
+ Em sẽ bị đói, bị rét
+ Em sẽ bị mất hết tài sản
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm : 
- Yêu cầu thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về các việc làm dưới đây 
1. Sơn đã không mua truyện, để dành tiền giúp đỡ các bạn hs các tỉnh đang bị thiên tai 
2. Trong buổi lễ quên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích 
3. Cường bàn với bố mẹ dùng tiền mừng tuổi của mình để giúp nạ nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. 
4. Mạnh bán sách vở cũ, đồ phế liệu để dành tiền đi chơi điện tử, khỏi phải xin tiền bố mẹ.
*Nhận xét câu trả lời của HS
- Những biểu hiện của hoạt động nhân đạo là gì?
*Kết luận: Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phù hợp với hoàn cảnh của mình 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Câu trả lời đúng : 
1. Việc làm đó của sơn là đúng. Vì Sơn đã biêt nghĩ và có sự cảm thông, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
2. Việc làm của Lương là sai. Vì quyên góp ủng hộ là sự tự nguyện, chứ không phải để nâng cao hay tính toán thành tích 
3. Việc làm của Cường đúng. Vì Cường đã biết chia sẽ và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hơn mình phù hợp với khả năng của bản thân.
4. Việc làm của Mạnh là sai. Vì chơi điện tử quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong khi với số tiền đó, Mạnh có thể làm được nhiều việc khác có ích hơn 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung 
- 3, 4 học sinh trả lời
+ Tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động vì người có hoàn cảnh khó khăn.
+ San xẻ một phần vật chất để giúp đỡ các bạn gặp thiên tai, lũ lụt 
+ Dành tiền, sách vở.. theo khả năng để trợ giúp cho các bạn HS nghèo
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3:
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý tình huông và ghi vào phiếu sau : 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
Tình huống
Những công việc các em có thể giúp đỡ
(1) Nếu lớp có một bạn bị liệt chân 
..
(2) Nếu gần nhà em có một cụ già sống cô đơn
...
...
(3) Nếu lớp em có một bạn gia đình gặp khó khăn 
...
...
(4) Nếu lớp em tổ chức quyên góp tiền ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam 
..
..
...
*Nhận xét các câu trả lời của HS 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, ví dụ : các cách giải quyết tình huống1 
- Những bạn ở gần nhà có thể giúp bạn đi học 
- Phân công các bạn trong lớp chơi và giúp bạn đó khi chơi cũng như học tập
- Bạn ngồi cạnh có thể giúp bạn đó chép bài hoặc giảng bài nếu bạn đó không hiểu 
- Phân công bạn giúp bạn đó lên cầu thang ( nếu lớp ở tầng trên) 
( Lưu ý : Mỗi nhóm thảo luận về mỗi tình huống và trình bày kết quả ra giấy A0)
- Các nhóm nhận xét, bổ sung 
- 1, 2 HS nhắc lại 
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân ái của nhân dân ta 
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà hoàn thiện bài tập 5 trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24 Dao duc.doc