Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I.Mục tiêu:

 Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:

 -Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.

 -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

 -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.

 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

II.Đồ dùng dạy học:

 

doc 51 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Bài 1
b T a
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
 -GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
 -GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
-HS chuẩn bị.
-HS nghe.
-HS xem tranh trong SGK.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long.
-HS giơ tay chọn các cách.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lắng nghe.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4)
 -GV chia lớp thành 3 nhóm:
 ịNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
 ịNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
 ịNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4)
 -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
 -GV kết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4)
 -GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị .
 - Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 -GV nhận xét, kết luận:
 Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS nêu lại ghi nhớ chung.
 -Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp góp ý trao đổi.
-HS kể trước lớp.
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
-Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghĩ của mình trước lớp .
-Nhóm HS lên đóng vai “Chuyện bạn Mai” gồm: Mai, mẹ Mai, cô giáo. 
Nội dung: Mai ham chơi, trốn học, bị mẹ bắt gặp mách cô giáo, cô giáo phân tích việc làm thiếu trung thực của Mai, em hối hận, xin lỗi cô và mẹ.
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời .
-HS nghe và thực hành.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
Bài 2
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
 -Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn.
 -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
 -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
 +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
 -GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
 -GV chia lớp thành 2 nhóm.
 ịNhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 ịNhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
 -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
 -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
 -GV nêu yêu cầu câu 3:
 +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
 -GV ghi tóm tắt lên bảng 
 -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
 -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
 -GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
 -Thực hiện các hoạt động:
 +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
 +Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
 -Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
-HS làm bài tập 1
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-1- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
-Cả lớp chuẩn bị.
-HS cả lớp thực hành.
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
 +Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK .
 -GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 -GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học , chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau .Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phụcvượt qua khó khăn trong học tập , đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn .
*Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài tập 3- SGK /7) 
 -GV giải thích yêu cầu bài tập.
 -GV cho HS trình bày trước lớp.
 -GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4- SGK / 7)
 -GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
 +Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
 -GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
 -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục n ... giúp các em hiểu rõ về vấn đề này cô cùng các em tìm hiểu một số việc làm giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ở địa phương mình.
b.Hướng dẫn tìm hiểu 
 + Theo em những nơi nào được gọi là nơi công cộng?
+ Điều gì sẽ xảy ra, nếu ta làm mất trật tự ở những nơi đó?
-Gv: Nếu ta không biết giữ trật, tự vệ sinh nơi công cộng thì sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình.
-Gv kể nhanh câu chuyện : “Lê-nin trong hiệu cắt tóc”
+ Lê Nin đã có thái độ thế nào khi có người nhường chỗ cho Lê Nin cắt trước?
+ Thái độ đó của Lê Nin nói lên điều gì?
-Cho Hs đọc bài thơ “Em Mai”
+Em Mai tuy bé nhưng đã có thái độ như thế nào khi đến cửa hàng mua kẹo?
+Thái độ đó của em Mai nói lên điều gì?
-Gv Lê nin, em Mai là những tấm gương sáng trong việc thực hiện nếp sống giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mà ta cần noi theo. Vậy còn các em đã biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng chưa, hãy bày tỏ trước lớp qua các tình huống sau.
-Gv nêu tình huống 
+Đến lớp em xé giấy vất bừa bãi trong lớp học.
+Khi ăn quà bánh em vất bao bọc ngay trên mặt đường.
+Nhà em ở ngay khu tập thể, đã 10 giờ đêm em liền vặn ti vi nhỏ lại. 
+Em và các bạn em tổ chức đá bóng ở mặt đường.
+Khi thấy ông bà, cha mẹ nghỉ trưa, em và bạn em liền nói chuyện nhỏ và đi lại rất nhẹ nhàng.
+Qua những biểu hiện trên, em rút ra bài học gì?
 4. Củng cố, dặn dò
-Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Đường đi, ttrường học, công viên, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, thư viện,
+Sẽ làm phiền đến người khác, sẽ gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xả rác, khạc nhổ bừa bãi.hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe
+Lê Nin nói đến lượt ai thì người đó cắt, phải theo thứ tự chứ rồi Lê Nin ngồi chờ đến lượt mình.
+Cho biết Lê Nin đã giữ đúng trật tự nơi công cộng, mặc dù ông là một vị chủ tịch nước.
- Lớp chú ý lắng nghe
+Em không chen lấn vào mua mà nép vào một bên chờ. Có người nhường cho em mua trước nhưng em nói chưa đến lượt, rồi em kiên trì chờ đến lượt mình.
+Em Mai biết giữ trật tự nơi đông người, không chen lấn vào mua trước.
- Hs lắng nghe
-Hs nêu cách giải quyết.
+Sai, vì làm như thế sẽ mất vệ sinh lớp học, làm bẩn phòng học.
+Sai, vì làm bẩn đường, làm mất vẻ đẹp của mặt đường. 
+Đúng, vì không gây mất trật tự, không gây tiếng ồn, trong lúc mọi người đang nghỉ ngơi.
+Sai, vì làm như vậy dễ gây tai nạn cho mình và cho người đi đường.
+Đúng, vì em biết tôn trọng giờ nghỉ trưa của mọi người.
+Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi cộng cộng là ta đã thực hiện nếp sống mới, nếp sống của một xã hội văn minh.
Tiết 2 THAM QUAN – DU LỊCH
I.Mục tiêu
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II.Hoatï động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng”
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu về chủ đề tham quan - du lịch.
-Gv ghi tựa
b.Hướng dẫn 
+Ơû địa phương ta có những địa điểm tham du lịch?
+Các em đã đến những nơi này bao giờ chưa?
+Đến tham quan cảnh biển Hồ Cốc em thấy những gì?
+Khi đi tham quan cảnh biển Hồ Cốc em phải chuẩn bị những gì?
-Gv: Khi đi tham quan du lịch mà nhất là tham quan cảnh biển, ta cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, nước uống và quần áo để tắm.
+Khi tắm biển ta cần chú ý điều gì?
+Khi tổ chức ăn uống ở những bãi biển, ta cần chú ý điều gì?
+Ngoài những điều cần lưu ý trên, ta còn phải làm gì khi đi lại trên bãi biển?
-Gv: Khi đi tham quan, du lịch trên bãi biển, không những ta chuẩn bị chu đáo các đồ ăn, thức uống cần thiết cho bản thân mà ta cần phải tránh không đùa nghịch, chơi các trò chơi nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh.
4.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà xem lại bài và áp dụng những điều vào thực tế.
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Bãi biển Hồ Cốc và suối nước nóng Bình Châu.
-Hs tự do phát biểu 
+Khi đi ra đến biển em cảm thấy thoải mái; có gió biển thổi rất mát, có sóng biển nhấp nhô.
+Cần chuẩn bị lều trại, đồ ăn, nước uống, quần áo bơi, quần áo TDTT và các đồ dùng chơi TDTT.
+Chỉ tắm khi có người lớn tắm cùng, tắm đúng nơi quy định. Không được tự ý vượt ra khỏi vùng qui định.
+Khi ăn uống , ta không được xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
+Không được chen lấn nơi đông người; Không nên bốc cát trên bãi biển ném vào nhau, vì làm như thế cát sẽ văng vào mắt gây ra nguy hiểm cho bản thân. 
-Hs lắng nghe
Tiết 3 THAM QUAN – DU LỊCH (tiếp theo)
 I.Mục tiêu
-HS cần biết khi đi tham quan, du lịch cần phải chuẩn bị những gì cho bản thân và cho gia đình. 
-Biết tự phục vụ bản thân khi đi tham quan, du lịch và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan, du lịch.
II.Hoatï động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan biển Hồ Cốc”
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Để giúp các em nắm vững những việc cần làm khi đi chơi xa, hôm nay cô tiếp tục hướng dẫn các em về chủ đề “Tham quan du lịch”
-Gv ghi tựa
 b.Hướng dẫn 
+Ơû xã Bình Châu có địa điểm du lịch nào?
+Tại sao gọi là “Suối nước nóng”?
+Em có nhận xét gì về khu du lịch này?
Khi đi tham quan nơi này em cần chuẩn bị những gì?
-Gv: Khi đi tham quan cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên ta cần chuẩn bị đồ ăn,thức uống. Ngoài ra ta cần giữ vệ sinh chung, giữ gìn khung cảnh thiên nhiên hiếm có.
4.Củng cố dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài học
-Về nhà áp dụng những điều đã học và chuẩn bị tiết sau “Ôn tập”
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Suối nước nóng 
+Vì nơi này có những hồ nước nóng tự nhiên, nguồn nước nóng từ dưới lòng đất.
+Ơû đây khí hậu dễ chịu, có rừng cây bạt ngàn, có những con thú quí hiếm lạ.
+Cần giữ vệ sinh chung, không được nghịch phá cây cối, không được đánh phá các con vật nuôi.
-Hs lắng nghe
-Hs cả lớp.
Tuần 35
THỰC HÀNH KĨ NĂNG 
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
I.Mục tiêu 
-Giúp Hs nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Đồ dùng dạy học 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho Hs thực hành.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định 
 2. KTBC 
-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Tham quan du lịch”
+Khi đi tham quan du lịch, ta cần chuẩn bị những gì?
+Khi đi tham quan du lịch ta cần chú ý điều gì?
-Gv nhận xét ghi điểm 
 3. Bài mới:
a.Giới thiệu: Hôm nay cô hướng dẫn các em về một số kĩ năng đã học qua bài “Thực hành kĩ năng học kì II và cuối năm’.
-Gv ghi tựa
b.Hướng dẫn
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
+Hãy nêu các bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm.
+Ta cần làm những gì để tham gia các hoạt động nhân đạo?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
-Gv cho Hs tự bốc thăm biển báo và nói ý nghĩa của biển báo đó.
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
Ø Bày tỏ ý kiến 
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Làm ruộng bậc thang có lợi gì?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
 4.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
-Về nhà xem lại các bài đã học 
-Nhận xét tiết học
Hát 
-3 em trả lời 
-Hs nhận xét 
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
+Các bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, Tôn trọng luật giao thông, Bảo vệ môi trường.
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có Hs đi qua,biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải bảo vệ cây xanh.
+Đó là ý thức trách nhiệm của mọi người, không trừ riêng ai.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Đúng, vì đó là tiết kiệm nước, đỡ tốn tiền, lãng phí nước.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.
 -Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc