Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 6

Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 6

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của trung thực trong học tập.

+ HS : Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

Kĩ năng:

- Biết được: trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

Thái độ:

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập

+ HS : Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

TT HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Các KNS cơ bản: Nhận thức về sự trung thực của mình trong học tập; phê phán, bình luận những hành vi không trung thực trong học tập; Làm chủ bản thân trong học tập.

II. Các PP/KTDH tích cực

- Thảo luận; Giải quyết vấn đề

III. Đồ dùng dạy học

- Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.

IV. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

 Tại sao cần phải trung thực trong học tập?

- Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ?

- GV nhận xét .

 3. Bài mới:

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................
 TUẦN : 1 MÔN: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT : 1 BÀI : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của trung thực trong học tập.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
Kĩ năng: - Biết được: trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
Thái độ:
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
+ HS : Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
TT HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Các KNS cơ bản: Nhận thức về sự trung thực của mình trong học tập; phê phán, bình luận những hành vi không trung thực trong học tập; Làm chủ bản thân trong học tập.
II. Các PP/KTDH tích cực
- Thảo luận; Giải quyết vấn đề
III. Đồ dùng dạy học
- Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
* Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
 Hoạt động 1: Xử lý tình huống: ( Khám phá – Kết nối)
Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
- GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
a. Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
b. Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
c. Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
-Tại sao chọn cách giải quyết đó?-GV chia lớp thành nhóm thảo luận
Kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-Cho HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
 Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1) Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập: Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b. Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c. Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e. Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g. Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
Kết luận: Việc b, d, g là trung thực học tập. Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2) Thực hành 
- GV nêu từng ý trong bài tập.
a. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c. Trung thực trong học tập là không gian dối, 
- GV kết luận: Ý b, c là đúng. Ý a là sai. 
- HS theo dõi
- HS đọc nội dung tình huống. 
- HS nêu các cách giải quyết.
- HS thảo luận nhóm.
-HS theo dõi
- 3 HS đọc ghi nhớ 
- HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
- HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
HS theo dõi
- HS nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
-HS biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
4.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
 - Chuẩn bị: Trung thực trong học tập (tiết 2).
- Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 Điều chỉnh, bổ sung:
 NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
 TUẦN: 2 MÔN: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT : 2 BÀI : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của trung thực trong học tập.
+ HS : Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
Kĩ năng:
- Biết được: trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
Thái độ:
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
+ HS : Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
TT HCM: Trung thực trong học tập chính là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Các KNS cơ bản: Nhận thức về sự trung thực của mình trong học tập; phê phán, bình luận những hành vi không trung thực trong học tập; Làm chủ bản thân trong học tập.
II. Các PP/KTDH tích cực
- Thảo luận; Giải quyết vấn đề
III. Đồ dùng dạy học
- Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 Tại sao cần phải trung thực trong học tập?
- Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ?
- GV nhận xét .
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
*Giới thiệu bài: 
Giới thiệu– ghi bảng :Trung thực trong học tập (Tiết 2)
.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3)
- GV Y/C HS thảo luận:
- Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
- Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
- Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b. Báo cho cô biết để sửa chữa điểm lại cho đúng.
c. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
 . Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4)
- GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
- Các nhóm thảo luận nhóm 6.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp góp ý trao đổi.
-HS theo dõi.
- HS kể trước lớp. –
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe. 
-Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
-HS : Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
4.Củng cố: 
-HS nêu lại ghi nhớ chung.
5.Dặn dò: 
 - Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập. 
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung:
 NGÀY SOẠN:... ......... NGÀY DẠY:.....................
 TUẦN: 3 MÔN: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT : 3 BÀI : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
+ HS : Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
Kĩ năng: - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
Thái độ: - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
Các KNS cơ bản: Lập kế hoạch vượt khó trong học tập; Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thấy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Các PP/KTDH tích cực: Giải quyết vấn đề
III. Đồ dùng dạy học
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”. Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Ghi chú
 *Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
 *Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó. ( Khám phá – Kết nối)
- Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua thế nào?
- GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)( Kết nối)
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
- GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi ( kết nối)
+ Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( Thực hành)
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c. Chép luôn bài của bạn.
d. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e. Bỏ không làm.
- GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
- GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
-HS lắng nghe
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- HS làm việc cá nhân
- HS trao đổi, cách sẽ chọn giải quyết và lí do..
-HS theo dõi
- HS phát biểu
-HS : Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
Kĩ năng:
4.Củng cố: 
-HS nêu lại ghi nhớ chung.
5.Dặn dò: 
 - Thực hiện các hoạt động:
+ Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
+ Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập. 
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung:
	NGÀY SOẠN:... ......... NGÀY DẠY:.....................
TUẦN: 4 MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT : 4 BÀI : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (2)
 I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
+ HS : Biết thế nào là vượt khó tron ... đôi (Bài tập 3)
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
-Cho HS thảo luận nhóm
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
+ Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn như SGK. GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
 - HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
- Thảo luận nhóm (4 nhóm)
- HS đọc.
- Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-HS theo dõi
- HS thảo luận. 
-HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
 -HS theo dõi
- HS nêu lại ghi nhớ 
+ HS : Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
4.Củng cố: 
-HS nêu lại ghi nhớ chung.
5.Dặn dò: 
+ Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
+ Động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập. 
Điều chỉnh, bổ sung:
 NGÀY SOẠN:... ......... NGÀY DẠY:.....................	
 TUẦN: 5 MÔN: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT : 5 BÀI : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ HS biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Kĩ năng:
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
+ HS : Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Thái độ: Biết trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của ngưới khác
Các KNS cơ bản: Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; Lắng nghe người khác trình bày; Kiềm chế cảm xúc; Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
TKNL: Biết bày tỏ, chia sẽ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II. Các PP/KTDH tích cực
- Thảo luận nhóm; Đóng vai
III. Đồ dùng dạy học
- Một vài bức tranh dùng cho hoạt động khởi động.
- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b. Nội dung:
 Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” ( Khám phá)
- GV chia HS thành nhóm 4và giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người cầm bức tranh quan sát, nêu nhận xét của mình vềbức tranh đó.
- GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật.
Hoạt động 1: TL nhóm (Câu 1, 2)( Kết nối)
- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi?
Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường?
- GV nêu yêu cầu câu 2:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
- GV kết luận: Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
+ Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9)( Thực hành)
- GV nêu cầu bài tập 1: NX về những hành vi, Việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau:
+ Bạn Dung rất thích múa, hát. 
+ Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan 
+ Khánh đòi bố mẹ mua cho 
- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT 2)( Thực hành)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
+ Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối.
+ Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập.
- GV yêu cầu HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai. 
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
 - Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi
-HS theo dõi
- HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng.
-các nhóm trình bày. 
-HS theo dõi
-HS theo dõi
- HS biểu lộ thái độ bằng thẻ màu 
-HS theo dõi
-HS biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ HS : Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
4.Củng cố: -HS nêu ghi nhớ chung. -Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
 -Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
Điều chỉnh, bổ sung: 
NGÀY SOẠN:... ......... NGÀY DẠY:.....................	
 TUẦN: 6 MÔN: ĐẠO ĐỨC
 TIẾT : 6 BÀI : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ HS khá, giỏi: Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Kĩ năng:- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
+ HS khá, giỏi: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Thái độ: Biết trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của ngưới khác
Các KNS cơ bản: Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học; Lắng nghe người khác trình bày; Kiềm chế cảm xúc; Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
TKNL: Biết bày tỏ, chia sẽ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II. Các PP/KTDH tích cực
- Thảo luận nhóm; Đóng vai
III. Đồ dùng dạy học
-Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Biết bày tỏ ý kiến”
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Ghi chú
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” 
(Các nhân vật:Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. )
-GV yêu cầu nhóm kịch của lớp lên trình bày tiều phẩm
-Yêu cầu HS thảo luận
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
*Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”.
Cách chơi: GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3.
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10)
- GV kết luận chung:
+ Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
+ Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- HS xem tiểu phẩm.
- HS thảo luận và đại diện trả lời.
-HS theo dõi
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
- HS lắng nghe.
-HS trình bày các bài viết, tranh vẽ
- HS lắng nghe.
+ HS khá, giỏi: Biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
+ HS khá, giỏi: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
4.Củng cố: 
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường.
5.Dặn dò: 
 - Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. 
- Chuẩn bị bài tiết sau. - Nhận xét tiết học.
 Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tuan_1_den_6.doc