Giáo án dạy các môn Tuần 17 - Khối 4

Giáo án dạy các môn Tuần 17 - Khối 4

CHÀO CỜ

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. Mục đích yêu cầu:

- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về Mặt Trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.

- Yêu cảnh vật thiên nhiên , yêu thích môn học .

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 17 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Từ ngày14/12/2009 đến18/12/2009)
Thứ 2
14 / 12 /2009
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học 
Đạo đức
Rất nhiều mặt trăng
Luyện tập
Ôn tập
Bom mìn (tiết 4)
Thứ 3
15/12/2009
Thể dục
Toán
Chính tả
LTVC
Lịch sử
-
Luyện tập chung
Mùa đông trên rẻo cao
Câu kể ai là gì?
Ôn tập HKI
Thứ 4
16/12/2009
Tập đọc 
Toán
TLV 
Khoa học 
Kĩ thuật
Rất nhiều mặt trăng
Dấu hiệu chia hết cho 2
Đoạn văn trong bài văn miêu tả
Ôn tập &(Kiểm tra HKI)
Cắt khâu, thiêu sản phẩm (t3)
Thứ 5
17/12/2009
Toán
LT&C
Thể dục
MT
Địa lí 
Dấu hiệu chia hết cho 5
Vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
-
-
Ôn tập HKI
Thứ 6
18/12/2009
Toán 
TLV 
Kể chuyện
SHTT
Luyện tập
Luyện tập xây dựng đoạn văn
Một phát minh nho nhỏ
Nề nếp
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
CHÀO CỜ
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về Mặt Trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.
- Yêu cảnh vật thiên nhiên , yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV gọi HS đọc truyện Trong quán ăn “Ba cá bống”. 
+ Em thích hình ảnh nào trong truyện?
+ Gọi 1 HS nêu đại ý.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
+ GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho từng HS.
* GV cho HS quan sát tranh minh hoạ.
H: Vời có nghĩa là gì?
* GV: Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Gọi 1 HS đọc chú giải.
* GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
-HDHS đọc theo nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
+ Gọi HS đọc đoạn 1.
H: Chuyện gì đã xảy ra đối với công chúa?
H: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
H:Trước yêu cầu của công chúa nhỏ, nhà vua đã làm gì?
H: Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi cô công chúa?
H: Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
H: Đoạn 1 ý nói gì?
* ý 1: Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H: Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
H: Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của ngưới lớn?
H: Đoạn 2 ý nói gì?
* ý 1: Mặt trăng của nàng công chúa.
+ Gọi HS đọc đoạn còn lại.
H: Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa?
H: Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó?
H: Đoạn 3 ý nói gì?
* ý 3: Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một mặt trăng như cô mong muốn.
H: Câu chuyện cho em hiểu điều gì?
* Đại ý: Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
+ GV gọi 3 HS đọc phân vai( người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).
+ GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
+ Yêu cầu 1 HS đọc, nhận xét, tìm cách đọc hay.
+ Tổ chức thi đọc phân vai.
+ Nhận xét và tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
H: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài.
3-4 HS
+ HS quan sát và lắng nghe.
+ Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
+ từ đầu.. nhà vua.
+ tiếp bằng vàng rồi
+ còn lại.
- HS quan sát tranh và trả ời câu hỏi.
+ vời có nghĩa là cho mời người dưới quyền.
+ Lớp theo dõi, lắng nghe.
+ 1 HS đọc.
+HS đọc theo nhóm bàn
- Cô bị ốm nặng.
- Cô mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
- Nhà vua đã cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- HS nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
+ HS suy nghĩ, trả lời.
- Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng được làm bằng vàng.
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc.
+ HS trả lời.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
+ 2 HS nêu.
+ 2 HS nêu.
+ 3 HS đọc phân vai, lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
+ HS lắng nghe và 1 HS đọc mẫu.
+ Từng nhóm HS thi đọc.
 HS trả lời và thực hiện yêu cầu của GV.
TOÁN 
Tiết 81: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. 
- Biết chia cho số có ba chữ số
- Biết vận dụng giải toán có lời văn.
-Yêu thích môn học.
II-Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện: 45634 : 433 =
 29807 : 657 =
 B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2- Luyện tập:
Bài 1: câu b dành cho HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS nêu cách làm, tự làm rồi chữa.
- Gọi HS nêu nhận xét chung.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài.
- HS đọc bài toán rồi tóm tắt.Nêu cách thực hiện cách tính chiều rộng khi biết diện tích và chiều dài của hình đó.
Chiều rộng sân bóng đá là: 
 7140 : 240 = 68 ( m)
Chu vi sân bóng đá là:
 ( 105 + 68) x 2 = 346 ( m)
 Đáp số: a- Chiểu rộng 68 m
 b- Chu vi 346 m
- HDHS thực hiện trong vở.
- GV chấm bài cho HS .Gọi HS lên làm bài . Lớp nhận xét và sửa.
Bài 2: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt:
240 gói : 18kg
1 gói : ...g ?
- Chốt: Dạng toán: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
3-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Thực hiện vào vở – 2 HS làm bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm và tìm hiểu bài toán.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài trong vở và 1 HS chữa bài trên bảng.
- 1 HS đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở 
- 1 HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
KHOA HỌC
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Oân tập các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho cả nhóm.
Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” .
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.
Bước 3 :
- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc.
Hoạt động 2 : TRIỂN LÃM
Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
Cách tiến hành : 
 Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Bước 2 :
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
- GV đánh giá nhận xét.
- Ban giám khảo đánh giá.
Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.
- Nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
Bước 3 :
- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại diệân các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
BOM MÌN
BÀI 3: CHUYỆN VỀ CÔ LƯƠNG THỊ NGA
I.Mục tiêu:
-Học sinh hiểu đượctai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề đối với nạn nhân, gia đình họ và cộng đồng
- Có ý thức thông cảm và chia sẻ với những nạn nhân ở địa phương.
II.Đồ dùng dạy học:
-Sách học sinh
III.Hoạt động dạy học:
TG
1.Khởi động
-Giáo viên tự chọn trò chơi khởi động
2.Các hoạt động:
* Hoạt động 1
-Đọc truyện và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
Tìm từ diễn đạt tâm trạng của nạn nhân bom mìn
-GV nêu yêu cầu
-Gợi ý
-Kết luận chung
* Hoạt động 3:
- Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi
-Gv kể “ Tai nạn nổ”
“ Hai vụ nổ gây chết người ở Phú Yên”....
*Hoạt động 4
-Củng cố
Yêu cầu học sinh rút ra những điều học được qua bài học
-Đọc thầm câu hỏi định hướng
Trao đổi thảo luận
Các nhóm nhận xét bổ sung
-Làm việc th ... ọi HS đặt câu kể Ai làm gì?
c) Luyện tập:
Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Phát giấy và bút ï cho 1 nhóm HS. HS làm bài trong nhóm 4
-Gọi HS nhận xét, bổ sung phiếu.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2:-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS tự làm bài vào
-Gọi HS nhận xét, chữa bài làm trên bảng
-Nhận xét, kết luận lồi giải đúng
Bài 3:-Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi
-Gọi HS đọc bài làm. GV chữa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt
4. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài. 
-3 HS lên thực hiện
1 HS đứng tại chỗ đọc.
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
-Trao đổi, thảo luận cặp đôi
-1 HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào
-Nhận xét bổ sung bài bạn làm trên bảng
-Đọc lại các câu kể
-3 HS lên làm bảng lớp 3 câu, cả lớp làm bằng bút chì vào
-Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng
-Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng
- Thực hiện nhóm đôi và phát biểu theo ý hiểu
-1 HS đọc thành tiếng
-3 HS đại diện 3 dãy đọc.
- HS thực hiện.
-1 HS đọc yêu cầu và 1 HS đọc nội dung
- Các nhóm hoàn thành phiếu
-Bổ sung hoàn thành phiếu
-Chữa bài (nếu sai)
-1 HS đọc thành tiếng
-1 HS lến bảng nối.
- HS tự làm bài vào
-Nhận xét, chữa bài trên bảng. -Chữa bài
-1 HS đọc thành tiếng
- Cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi.
-Tự làm bài
-5 đến 7 HS trình bày
- Trả lời. 
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP HKI
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hàng Liên Sơn, tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
- Từ đó HS tự hệ thống và thiết lập được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người từng vùng miền.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, bản đồ
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Hãy trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ?
III- Dạy bài mới:
 - GV đặt câu hỏi để HS trả lời
 - Dãy HLS nằm ở vị trí nào trên đất nước ta ? Có đặc điểm gì ? Dân cư như thế nào ?
 - Vùng trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Thế mạnh trồng các loại cây gì?
 - Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
 - Thành phố Đà lạt nằm ở đâu? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch?
- Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? ĐBBBộ có đặc điểm gì? kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của ĐB Bắc Bộ ?
- Lễ hội ở ĐBBBộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Kể tên? 
 - Đê bao của ĐBBBộ có tác dụng gì? Nhân dân ta cần làm gì để bảo vệ đê?
 - Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu? Có đặc điểm gì?
IV. Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố: GV hệ thống hoá kiến thức của bài
2- Dặn dò: Về nhà ôn bài để chuẩn bị kiểm tra
 - Hát 
 - Một số HS trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Dãy HLS nằm ở phía Bắc của nước ta. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Dây là dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta. Dân cư thưa thớt chủ yếu là người Thái, Dao, Mông.
 - Vùng trung du Bắc Bộ với đỉnh đồi tròn, sườn thoải. Trồng nhiều cây ăn quả và chè
- Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu..
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. khí hậu quanh năm mát mẻ, có nhiều rau qủa, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự đẹp để phát triển du lịch
 - Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đông Bắc Bộ bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các sông có đê ngăn lũ.ĐBBBộ trồng cây lương thực và râu xứ lạnh, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
 - Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân và thu để cầu chúc...
 - Đê bao để ngăn lũ lụt . Cần bảo vệ và tu bổ đê một cách thường xuyên
 - Thủ đô nằm ở trung tâm ĐBBộlà trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của cả nước..
Thứ sáu ngày18 tháng12 năm 2009
TOÁN 
Tiết 85: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Bước đầu biết vận dung dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho ởctong một số tình huống đơn giản.
- Giáo dục ý thức học tập.
II-Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, số không chia hết cho 2.
- Nhận xét và ghi điểm.
 B- Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2- Luyện tập:
Bài 1:
 -Yêu cầu hs đọc nội dung bài 1
-Các số chia hết cho 2:4568, 66814, 2050, 3576, 900, 
- Các số chia hết cho cho 5:2050, 900, 2355
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS thực hiện trong vở.
- Gọi HS chữa bài trên bảng .
Bài 3: Gọi HS đọc bài.
- HDHS tự chọn số theo yêu cầu.
- Loại các số: 345, 296, 341, 3995, 324
- Chọn các số: 480, 2000, 9010
- Nhận xét và nêu dấu hiệu.
- Các phần khác tương tự.
Bài 4: Dành cho HSKG
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự thực hiện và rút ra nhận xét về dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 là số có tận cùng là chữ số 0.
Bài 5: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS nêu kết luận.
3-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
-1HS lên bảng làm bài
-HS cả lớp làm vào vở nháp
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS thực hiện miệng.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, 3) 
- Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực , sinh động , giàu cảm xúc
- Làm việc có khoa học , yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý .
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC
-Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ trang 170.
-Gọi2 HS đọc đoạn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:-Giới thiệu và ghi tựa.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và thực hiện yêu cầu.
-Gọi HS trình bày và nhận xét. 
-Sau mỗi phần GV kết luận, chốt lời giải đúng.
Bài 2:-Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài theo gợi ý của GV.
Bài 3:-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài vào vở nháp.
-Yêu cầu vài em đọcbài của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn: Tả chiếc cặp xách của em hoặc của bạn em. 
-1 HS đọc thuộc lòng.
-2 HS đọc bài văn của mình.
-Lắng nghe.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và nội dung.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối trình bày nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát chiếc cặp, nghe GV gợi ý và tự làm bài.
-1 HS đọc yêu cầu và làm bài.
-Gọi từ 3 đến 5 HS trình bày.
-Lắng nghe. 
___________________________________________________________
KỂ CHUYỆN
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
- Yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 167/SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Bài cũ : 
Gọi 2HS lên kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc cũa bạn em .
Gv nhận xét ghi điểm .
2 / Bài mới :Giới thiệu bài 
a) Hướng dẫn HS kể chuyện . 
GV kể câu chuyện lần 1 : giọng chậm rãi thong thả .
GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ 
Tranh 1 :Ma- ri –a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên ,bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa .
Tranh 2 :Ma –ri –a tò mò , lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm 
Tranh 3:Ma-ri –a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn . Anh trai của Ma –ri –a xuất hiện và trêu em .
Tranh 4 : Ma –ri –a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra 
Tranh 5 : Người cha ôn tồn giải thích cho hai con .
 b)Hướng dẫn kể chuyện ,trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
+Yêu cầu 4 em kể nối tiếp từng đoạn của chuyện .
+ Thi kể chuyện trước lớp 
GV nhận xét ,khen ngợi .
Gọi 2 em thi kể toàn chuyện 
.
Gv nhận xét từng em kể , cho điểm từng em 
Củng cố –dặn dò : 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
GV nhận xét tiết học 
Về học bài ,kể lại chuyện cho người thân nghe .
Hai học sinh lên kể. 
2HS
- HS lắng nghe 
- HS vừa nghe vừa quan sát tranh .
- Học sinh kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện .
- Hoc sinh nối tiếp nhau thi kể ,mỗi em kể về nội dung 1 bức tranh 
 2 em kể xong ,lớp nêu câu hỏi bạn .
+Theo bạn Ma –ri –a là người thế nào ?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
+ Bạn học tập được ở Ma –ri –a điều gì ?
+ Nếu chịu khó quan sát ,suy nghĩ ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú xung quanh ta 
+ Muốn trở thành học sinh giỏi cần quan sát ,tìm tòi ,học hỏi ,tự kiểm nghiệm điều đó bằng thực tiễn .
SINH HOẠT LỚP
I. Kiểm điểm hoạt động tuần 17 : 
1- GV nêu MĐ, ND giờ sinh hoạt.
2- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
+ Các tổ nêu kết quả theo dõi trong tuần 
+ Các cá nhân phát biểu ý kiến
+ Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
3- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt; cá nhân hoàn thành xuất sắc. 
- Nhắc nhở và đưa ra cách giải quyết những mặt lớp thực hiện chưa tốt, cá nhân còn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp, trường. 
II. Phương hướng tuần tới: Tuần 18
 + Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp do nhà trường và lớp đề ra. 
 + Tiếp tục thi đua học tốt, chào mừng ngày Quốc phòng toàn dân.
 + Tham gia các hoạt động do đoàn đội phát động.
 + Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học.
III. Sinh hoạt tập thể: 
Thi viết đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao anl4.doc