Giáo án dạy các môn Tuần 20 - Lớp 4

Giáo án dạy các môn Tuần 20 - Lớp 4

TUẦN 20

Toán

Tiết 96 Phân số

I/ Mục tiêu: Giúp hs:

- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số

- Biết đọc, viết phân số

II/ Các hoạt động dạy-học:

A/ Giới thiệu bài: Trong bài "giây, thế kỉ", các em đã biết 1/3 phút, 1/2 thế kỉ, 1/3 ngày, 1/4 giờ (vừa nói vừa viết các số lên bảng). Các số này gọi là gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

B/ Dạy bài mới:

1) Giới thiệu phân số:

- Đính hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng

- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?

- Trong 6 phần bằng nhau đó đã được tô mấy phần?

- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: đã tô màu năm phần sáu hình tròn

- Vừa nói vừa viết: năm phần sáu viết là 5/6, viết số 5, gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.

- Đọc mẫu: năm phần sáu

- Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 20 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Toán
Tiết 96 Phân số
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số
- Biết đọc, viết phân số
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Trong bài "giây, thế kỉ", các em đã biết 1/3 phút, 1/2 thế kỉ, 1/3 ngày, 1/4 giờ (vừa nói vừa viết các số lên bảng). Các số này gọi là gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu phân số:
- Đính hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Trong 6 phần bằng nhau đó đã được tô mấy phần?
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: đã tô màu năm phần sáu hình tròn
- Vừa nói vừa viết: năm phần sáu viết là 5/6, viết số 5, gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.
- Đọc mẫu: năm phần sáu 
- Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6
2) Ý nghĩa của tử số, mẫu số
- Mẫu số là STN viết dưới gạch ngang. MS cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Tử số là STN viết trên gạch ngang. Tử số cho biết 5 phần bằng nhau đã được tô màu
3) Ví dụ
- Gắn hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau lên bảng
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đã tô màu mấy phần?
+ ta có phân số 1/2
- Các em hãy lấy 1/2 hình tròn đã được tô màu.
- Gắn hình vuông chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng.
 (mẫu số là 4 thì có thể đọc là tư)
+ Phân số 3/4 có tử số là bao nhiêu? mẫu số là bao nhiêu? 
- Các em hãy lấy 3/4 hình vuông đã được tô màu
- Gắn 7 hình vuông bằng nhau lên bảng 
+ đọc phân số chỉ phần đã tô màu
+ 7 gọi là gì? 4 gọi là gì? 
- Các số : 5/6, 1/2, 3/4, 4/7 gọi là gì? 
+ Mỗi phân số có những gì? 
 - Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là STN viết trên gạch ngang. Mẫu số là STN khác 0 viết dưới gạch ngang.
4) Thực hành:
Bài 1: Gọi hs nêu y/c a)
- Y/c hs làm vào bảng, kết hợp hỏi mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì? 
Bài 2: Gọi hs nêu y/c của bài
Bài 3: Gọi hs nêu y/c
- Cho hs làm vào B kết hợp hỏi tử số, mẫu số
Bài 4: Gọi hs đọc lần lượt các phân số
C/ Củng cố, dặn dò:
- Mỗi phân số có những gì? 
- Tử số là gì? viết ở đâu? 
- Mẫu số là gì? viết ở đâu? 
- Bài sau: Phân số và phép chia STN 
- Lắng nghe 
- Hs lấy hình tròn từ bộ thiết bị
- Được chia thành 6 phần bằng nhau 
- Đã tô 5 phần 
- Vài hs đọc: năm phần sáu 
- Lắng nghe 
- 2 phần bằng nhau 
- 1 phần 
- HS đọc một phần hai 
- Lấy hình tròn từ bộ thiết bị 
- Tử số là 3, mẫu số là 4
- Lấy hình vuông từ bộ thiết bị 
- Đọc: bốn phần bảy
- 7 gọi là mẫu số, 4 gọi là tử số 
- Là những phân số 
- Tử số và mẫu số 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc 
- 2/5, 5/8, 3/4, 7/10, 3/6, 3/7 
+ 2/5, mẫu số 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau, tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau.
+ 5/8, mẫu số 8 cho biết hình tròn đã được chia thành 8 phần bằng nhau, tử số là 5 cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau.
...
- 1 hs đọc y/c của bài 
- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
- Đối chiếu với bài tập trên bảng sửa miệng
. Ở dòng 2: phân số là 8/10 có tử số là 8, mẫu số là 10 
. Ở dòng 3: phân số 5/12 có tử số là 5, mẫu số là 12
. Ở dòng 4: phân số có tử số là 3, mẫu số là 8, phân số đó là 3/8
. Ở dòng 6: phân số có tử số là 12, mẫu số là 55, phân số đó là: 12/55 
- HS nêu y/c
- Cả lớp làm vào B
a) 2/5, b) 11/12 c) 4/9, d) 9/10, e) 52/84 
- HS đọc lần lượt các phân số 
- Tử số và mẫu số
- Tử số là STN viết trên gạch ngang
- Mẫu số là STN khác 0 viết dưới gạch ngang 
---------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 20
Toán
Tiết 97 Phân số và phép chia số tự nhiên
I/ Mục tiêu: Giúp hs nhận ra rằng:
- Phép chia một STN cho một STN (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là một STN.
- Thương của phép chia STN cho STN (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là SBC và mẫu số là số chia.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Thiết bị dạy toán 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Phân số
 Gọi 2 hs lên bảng 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong thực tế cũng như trong toán học, khi thực hiện chia một STN cho một STN khác 0 thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được thương là một STN (VD: 3 : 4), vậy thương của phép chia này được viết như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Phát hiện và giải quyết vấn đề:
a) Trường hợp có thương là một STN
- Có 8 quả cam, cô chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam? 
- Thực hiện phép tính gì để biết được mỗi bạn được 2 quả cam? 
- Các số 8; 4 được gọi là gì? số 2 được gọi là gì? 
- Kết quả của phép chia một STN cho một STN (khác 0) là số gì? 
Kết luận: Khi thực hiện chia một STN cho một STN khác 0, ta có thể tìm được thương là một STN. Nhưng, không phải lúc nào ta cũng thực hiện được như vậy.
b) Trường hợp thương là phân số
- Nêu: có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
- Muốn biết mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh, em làm sao? 
- 3 : 4 bằng mấy? Cô sẽ giúp các em tìm được kết quả của phép chia này.
- Hãy thảo luận nhóm đôi tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn? 
- Vậy 3 : 4 bằng mấy? 
- Ghi bảng: 3 : 4 = 3/4 
- Thương của phép chia 3: 4 là gì? 
c) Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương 3/4 và số bị chia, số chia trong phép chia 3: 4? 
Kết luận: Thương của phép chia STN cho một STN (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là SBC và mẫu số là số chia 
- Gọi hs lên viết ví dụ 
3) Thực hành:
Bài 1: Y/c hs thực hiện vào B 
Bài 2: Gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c phần a
- Gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B 
b) Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào? 
- Gọi hs đọc nhận xét trong SGK 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Vì sao mẫu số phải khác không? 
- Gọi HS đọc nhận xét c) trong SGK
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Phân số và phép chia STN (tt) 
 2 hs lên bảng
- HS 1 viết bất kì 1 phân số, và đọc phân số do GV viết (chỉ ra tử số, mẫu số)
- HS 2 thực hiện: 12 : 3 = 4, 42 : 6 = 7 
- Lắng nghe 
- Mỗi bạn có 2 quả cam
- Phép chia - 1 hs lên bảng viết 8 : 4 = 2 (quả cam) 
- là các STN 
- Kết quả của phép chia STN cho một STN khác 0 là một STN 
- lắng nghe 
- Suy nghĩ 
- Em lấy 3: 4 
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho 4 bạn, mỗi bạn nhận được 1 phần. Lần lượt chia như thế thì mỗi bạn nhận được 3 phần tư của cái bánh. 
- 3 : 4 = 3/4 
- Vài hs đọc: 3 chia 4 bằng 3/4 
- Là phân số 
- Tử số là SBC và mẫu số là số chia
- Vài hs đọc nhận xét trong SGK 
- Vài hs lên bảng thực hiện 
- HS thực hiện B 
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
- 1 hs đọc y/c
- HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào B
- Mọi STN đều có thể viết thành một phân số có mẫu số là 1 
- Vài hs đọc 
- Vì không có phép chia cho số 0 
- 1 hs đọc 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 20
Chính tả (nghe-viết) 
Tiết 20 Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
- Phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Kim Tự tháp Ai Cập
- Đọc cho hs viết vào bảng con: sáng sủa, sắp xếp, tinh xảo.
 Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của giờ học
2) HD hs nghe-viết:
- Đọc toàn bài một lượt 
- Y/c hs nêu các từ khó viết trong bài 
- HD hs phân tích và viết lần lượt vào B các từ: Đân-lớp, nước Anh, nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã
- Gọi hs đọc lại các từ khó
- Các em chú ý những chữ số trong bài: XIX, 1880. 
- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì? 
- Y/c hs gấp SGK. Đọc từng câu (mỗi câu 2 lượt)
- Đọc toàn bài lần 2
- Chấm chữa bài, y/c hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nhận xét chung
3) HD hs làm bài tập chính tả
Bài 2a) Các em hãy đọc thầm khổ thơ , lựa chọn âm tr/ch để điền vào chỗ trống cho đúng 
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng, Y/c 3 hs đại diện 3 nhóm lên thi điền nhanh vào chỗ trống
- Cùng hs nhận xét (chính tả, phát âm) 
Bài 3a) Các em hãy đọc thầm đoạn văn và nêu nội dung của truyện 
- Y/c hs tự làm bài
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng, Y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn lên thi tiếp sức
- Gọi hs đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sao lỗi, viết lại bài (nếu sai nhiều )
- Kể lại truyện cho người thân nghe 
- Bài sau: Nhớ-viết: Chuyện cổ tích về loài người 
- HS viết vào B 
- Lắng nghe 
- HS lần lượt nêu 
- HS lần lượt phân tích và viết vào B 
- vài hs đọc 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Nghe, viết, kiểm tra 
- Viết vào vở
- Soát lại bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- HS tự làm bài 
- 3 hs lên thực hiện 
 Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui 
 Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười 
- Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé đến toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuố ... ình bày bìa hát Chúc mừng Theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vân động theo nhạc.
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TDDN số 5 – Ho bé ngoan. Tập đọc nhạc diễn cảm.
II.CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ 
Tranh ảnh minh hoạ bài chúc mừng 
Bản nhạc bài TĐN số 5 – Hoa bé ngaon được phóng to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG
- Đàn lại giai điệu bài chúc mừng một lượt.
- Chúng ta chia bài theo mấy câu?
- Tập hát kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc .
- GV hướng dẫn HS vận động theo nhạc bài chúc mừng
 Hoạt đông 2: TĐN Hoa bé ngoan 
- Giới thiệu bài TĐN 
- Xác định tên nốt trong bài TĐN 
@ Em nào có thể nói tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 5 – Hoa bé ngoan?
@ Chỉ vào từng nốt trong bài cả lớp tập nói tên nốt nhạc. 
-Tập tiết tấu
@ Viết tiết tấu lên bảng
@ Gõ tiết tấu trên, yêu cầu HS lắng nghe và thực hiện lại.
- Đọc cao độ 
@ Hãy neu tên các nốt nhạc trong bài TĐN số 5 theo thứ tự từ thấp đến cao.
@ Viết 5 nốt ĐÔ RÊ MI SON LA lên khuông nhạc trên bảng.
- Tâïp đọc nhạc từng câu ngắn
- Đàn chuỗi âm thanh gồm 5 âm khoảng 2-3 lần
- HS đọc nhạc cả bài
@ Đàn giai điệu cả bài 
@ GV lắng nghe và chỉnh sửa cho hs
- HS ghép lời bài TĐN
@ Đàn giai điệu cả bài 2 lần. Lần thứ nhất, hs đọc nhạc, làn thứ hai, các em tự ghép lời. GV nhắc HS ở chuỗi âm thanh thứ 4 có dấu luyến, khi hát lời không gõ theo tiết tấu, chỉ gõ phách.
- Đọc nhạc, hát lời và gõ đệm
- Lắng nghe
-4 câu
- Thực hiện 
- 3- 4 tổ trình bày kết hợp vận động theo nhạc 
- HS theo dõi
- HS trả lời
- Nói tên nốt nhạc 
- HS quan sátvaf nói tên hình nốt: đen đen, đen đen, trắng.
- Gõ tiết tấu
- 1-2 HS trả lời: ĐÔ RÊ MI SON LA
- Quan sát
- Luyện tập cao độ từ thấp đến cao và từ cao đến thấp.
- Đọc cao độ theo cặp 2 âm ĐÔ RÊ, RÊ MI, MI SON, SON LA. 
- HS đọc từng câu 
- Nghe
- HS đọc chuỗi âm thanh một vài làn với tiếng đàn
- Một vài hs đọc lại 
- Tượng tự cho các chuỗi âm thanh khác
- Đọc nhạc cả bài
- Một nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời.
- Đổi ngược lại 
- Đọc nhạc, hát, gõ phách
- 1-2 em thực hiện
----------------------------------------------------------------------
 TUẦN 20
Mĩ Thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS kiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài ngày hội theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. 
II.CHUẨN BỊ:
 Một số tranh, ảnh về các hoạt động lễ hội truyền thống SGK.
 Tranh in trong SGK 
 HS: Tranh ảnh về đề tài để vẽ
 Bút màu, tẩy, màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- Yêu cầu hs xem tranh, ảnh ở trang 46,47 SGK để các em nhận ra:
+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau
+ Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền..
à Tóm tắt lại các ý kiến của hs nêu 
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
- Gợi ý 
+ Chọn một ngày hội ở quê hương
+ Có thể vẽ 1 hoạt động của lễ hội như: Thi nấu ăn, kéo co hay đám rước, đấu vật, chọi trâu .
+ Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung như: chọi gà, múa sư tử ..Các hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội 
- Yêu cầu:
+ Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc cần tươi vui, rực rỡ và có đậm nhạt.
Cho hs xem một vài tranh hội của hoạ sĩ, của HS của lớp trước 
* Hoạt động 3: Thực hành
- Theo dõi và giúp đỡ hs còn chậm
* Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
- Tổ chức cho hs nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc và xêùp loại theo ý thích. 
- Nhận xét và khen ngợi hs vẽ tốt
- Quan sát và nhận xét 
- nêu các hình ảnh, màu sắc .của ngày hội trong ảnh và yêu cầu các em kể về ngày hội ở quê mình.
- Nghe
- Quan sát
- Thực hiện 
- Nhận xét 
------------------------------------------------------------------------
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 40 
BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 80,81 SGK.
-Tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí (sưu tầm).
-Giấy AO cho các nhóm, bút màu cho mỗi học sinh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ:
-Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu:
Bài “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
-Hs làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGk và trả lời câu hỏi.
-Gọi một số hs trình bày.
Kết luận:Chống ô nhiễm không khí bằng cách
-Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí.
-Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp..
-Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
Hoạt động 2:Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong lanh
-Chia nhóm giao các nhóm nhiệm vụ: xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. Các nhóm thảo luận tìm ý tưởng cho nội dung tranh cổ động.
-Đánh giá nhận xét
-Làm việc theo cặp.
-Trình bày trước lớp
*Những việc nên làm
+Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.
+Hình 2:Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
+Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải.
+Hình 5:Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp hs đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường.
+Hình 6:Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường.
+Hình 7:Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Những việc không nên làm
+Hình 4:Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.
-Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc.
-Trình bày sản phẩm làm được.
-Đại diện các nhóm phát biểu cam kết. Các nhóm khác góp ý bổ sung
Củng cố:
-Em đã bảo vệ bầu không khí trong sạch như thế nào?
Dặn dò:
Toán
Tiết 100 Phân số bằng nhau 
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II/ Các hoạt động học dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu: Nêu Md8, YC của bài học
B/ Phát hiện và giải quyết vấn đề:
a) HD hs hoạt động để nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số
- Cho hs xem 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên băng giấy kia, gọi hs nhận xét 
- Dán băng giấy thứ nhất lên bảng
+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất? 
- Dán băng giấy thứ hai 
+ Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ Hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy thứ hai? 
 - Hãy so sánh phần được tô màu của 2 băng giấy. 
- Hay nói cách khác 3/4 băng giấy bằng 6/8 băng giấy 
- Hãy so sánh 3/4 và 6/8 
- Viết 3/4 = 6/8 và nói 3/4 và 6/8 là 2 phân số bằng nhau
b) Nhận xét:
- Làm thế nào để từ phân số 3/4 ta có được phân số 6/8?
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được gì? 
- Hãy tìm cách để từ phân số 6/8 ta có được phân số 3/4? 
- Khi chia cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 STN khác 0 ta được gì? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK và nói: đó là tính chất cơ bản của phân số 
 - Gọi hs đọc lại bài học 
b) Thực hành:
Bài 1: a) Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào SGK 
b) Y/c hs làm vào B 
Bài 2: Ghi 2 biểu thức lên bảng, gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Nếu nhân (hoặc chia) SBC và SC với (cho) cùng một STN khác không thì giá trị của thương như thế nào? 
- Gọi hs nhắc lại 
Bài 3: Gọi 2 hs lên bảng thi đua
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh, giải thích đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu lại tính chất của phân số
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Rút gọn phân số 
- 2 băng giấy bằng nhau 
- Quan sát 
- 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần 
- 3/4 băng giấy đã được tô màu 
- Quan sát 
- 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần 
- 6/8 
- Phần được tô màu của hai băng giấy bằng nhau 
- 3/4 = 6/8 
- HS nêu: ta nhân cả tử số và mẫu số với 2
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho
- ta chia cả tử số và mẫu số cho 2 
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho 
- Nhiều hs đọc lại 
- Cả lớp làm vào SGK 
- Thực hiện vào B 
- Lần lượt 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Không thay đổi 
- Vài hs nhắc lại 
- 2 hs lên thực hiện 
- 1 hs nêu to trước lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 20(4).doc