Giáo án dạy học các môn Tuần 27 - Khối 4

Giáo án dạy học các môn Tuần 27 - Khối 4

Tiết 1: Chào cờ:

Tiết 2 : Tập đọc :

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I.Mục đích - yêu cầu :

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng: Cô - péc - ních, sửng sốt, Ga -li - lê, cổ vũ,.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca lòng dũng cảm, bảo vệ chân lý khoa học của hai nhà bác học: Cô-pec-ních và Ga-li-lê .

2. Đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Thiên văn học, tà thuyết, chân lý,.

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học .

II. Đồ dùng dạy - học:

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn Tuần 27 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ:
Tiết 2 : Tập đọc :
dù sao trái đất vẫn quay
I.Mục đích - yêu cầu : 
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng: Cô - péc - ních, sửng sốt, Ga -li - lê, cổ vũ,...
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca lòng dũng cảm, bảo vệ chân lý khoa học của hai nhà bác học: Cô-pec-ních và Ga-li-lê .
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Thiên văn học, tà thuyết, chân lý,...
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học .
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/C HS đọc bài: “ Ga-vrốt ngoài chiến luỹ" và nêu nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. 
2. Hướng dẫn luyện đọc . 
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Y/C HS chia đoạn .
+ Đ1: Từ đầu ... chúa trời .
+ Đ2: Tiếp .bảy chục tuổi .
+ Đ3: Phần còn lại 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HD HS đọc đúng tiếng, từ .
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc đoạn 1
+ ý kiến của Cô-péc-ních có gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ ?
+ Vì sao phát phát hiện của Cô-péc- ních bị coi là tà thuyết?
- Đoạn 1 cho biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ?
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông ?
- Nêu ý đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- Lòng dũng cảm của Ga - li - lê và Cô-pec-ních đã thể hiện ở chỗ nào ?
- Nêu ý đoạn 3.
+ Hãy nêu ND chính của bài.
c. HD đọc diễn cảm. 
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn và nêu cách đọc.
+ HD HS đọc diễn cảm đoạn : Chưa đầy ... vẫn quay .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn HS đọc hay.
+ GV nhận xét, cho điểm .
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2HS đọc và trả lời 
+ HS khác nhận xét .
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- 1HS đọc toàn bài .
- HS chia đoạn.
+ 3HS đọc nối tiếp đoạn .
+ Lượt 1: Luyện đọc phát âm đúng. 
+ Lượt 2: Giúp HS đọc hiểu những từ mới(phần chú giải).
+ HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp.
+ Theo dõi GV đọc.
+ 1HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm .
+ Người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng tại chỗ quay xung quanh cái tâm này.
+ Vì nó ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời.
ý 1: Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố lại quyết định mới.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních .
+ Vì ông đã chống đối lại quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ.
ý 2: Chuyện Ga-li-lê bị xét xử.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Hai nhà KH đã dám nói lên KH chân chính, nói ngược với lời phán bảo của chúa trời. Ga-li-lê đã bị đi tù nhưng ông vẫn bảo vệ chân lý.
ý 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lý của nhà bác học Ga-li-lê.
Đại ý: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý KH.
- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc: Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, ..
- HS luyện đọc theo nhóm và thi đọc diễn cảm đoạn .
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- 1HS đọc cả bài và nhắc lại ND bài.
 Tiết 3: Toán:
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số : Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số .
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn .
II. Đồ dùng dạy học: VBT + SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS chữa BT 2 SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
* HĐ 1: GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
* HĐ2 : HD HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Y/c HS làm bài và chữa bài.
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét chữa bài, củng cố kiến thức về rút gọn PS, PS bằng nhau.
Bài2: Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, củng cố dạng toán Tìm phân số của một số.
Bài3: (Các bước tiến hành như bài 2)
Bài4: HD HS phân tích và xác định được các bước giải :
+ Tìm số gạo lấy ra lần sau .
+ Tìm số gạo trong kho lúc đầu .
* HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2HS chữa bài tập.
+ Lớp nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS nối tiếp nêu.
- Cả lớp làm bài và chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu cách rút gọn PS, tìm PS bằng nhau.
- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng chữa bài .
a. 3 tổ chiếm số phần học sinh là:
3 : 4 = (số HS)
b. Ba tổ có số học sinh là:
32 x = 24 (học sinh)
ĐS: a, Số HS b, 24 HS
- HS nhắc lại cách tìm PS của 1 số.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS lên bảng chữa bài.
 25500 x = 10200 (kg)
25500 + 14300 + 10200 = 50000 (kg)
Đổi 50 000kg = 50 tấn gạo
 ĐS: 50 tấn gạo
+ HS khác so sánh kết quả , nhận xét 
 - 1HS nhắc lại ND bài học .
* VN : Ôn bài - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Lịch sử:
thành thị ở thế kỉ Xvi - xvii
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết ở thế kỉ XVI –XVII, nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An .
- Sự phát triển của các thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại .
II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ Việt Nam, SGK + VBT .
III.Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại KQ gì ?
- Nhận xét, cho điểm.
 B.Bài mới:
* HĐ1: GTB : Nêu mục tiêu tiết học.
* HĐ2: Khái niệm thành thị.
- GV giới thiệu: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển . 
+ Treo bản đồ Việt Nam, y/c HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ . 
 * HĐ3: Đặc điểm của các thành thị thế kỉ XVI - XVII . 
- Y/C HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác:
Thành thị
Số dân
Thăng Long
...........................
Phố Hiến
...........................
Hội An
...........................
+ Y/C HS dựa vào bảng thống kê, mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ...
 * HĐ4: Đánh giá về thành thị thế kỉ 
 XVI - XVII
- Em có nhận xét gì về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta thời đó thế nào ?
- Theo em, hoạt động buốn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
 C. Củng cố - dặn dò:
- Chốt lại nội dung và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
 - HS trả lời câu hỏi.
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS nghe và hiểu về khái niệm thành thị .
 - Vài HS lên xác định và chỉ trên bản đồ.
 + HS đọc thông tin trong SGK để điền vào bảng.
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
..........................
..........................
..........................
..........................
..........................
..........................
- Vài HS dựa vào kết quả mô tả .
 - HS thảo luận và đưa ra kết quả : 
 + HS dựa vào bảng biểu, nêu : Thành thị nước ta tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn ...
 + Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp . 
 - HS nhắc lại ND bài học . 
* VN : Ôn bài - Chuẩn bị bài sau .
Tiết 5: Âm nhạc:
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Tiết1: Toán: 
 Kiểm tra định kì (Giữa HK 2)
Tiết 2: Chính tả :
Tuần 27
I.Mục đích - yêu cầu: 
- Nhớ và viết chính xác 3khổ thơ đầu bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”. 
Biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ .
- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x .
II.Đồ dùng dạy học: SGK+ VBT.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/C HS viết bảng các tiếng: sinh nở, xinh đẹp, học sinh, sinh hoạt . 
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học. 
 2. HD HS nhớ, viết:
- Gọi HS đọc bài chính tả: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”. 
 - HD HS luyện viết những chữ dễ viết sai chính tả : xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt, 
- Nhắc HS: Lưu ý cách trình bày thể thơ tự do, 
- Y/C HS gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ 
- Viết xong tự soát lỗi .
- GV chấm và nhận xét. 
3. HD HS làm bài tập chính tả 
Bài2a: Y/C HS nêu đề bài: Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x(hoặc ngược lại).
- Y/c HS tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét KQ bài làm của HS . 
C.Củng cố - dặn dò:
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
 - 2HS viết bài trên bảng .
 + HS khác viết vào nháp, nhận xét .
 - HS mở SGK theo dõi.
 - 1HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài.
 + HS nghe, viết vào vở nháp .
 + Lớp đọc thầm để ghi nhớ ba khổ thơ .
 - Lắng nghe
 - HS gấp sách ,viết bài cẩn thận.
 - HS đọc và tự soát bài.
 - 1/3 số HS được chấm bài.
 - HS nêu yêu cầu.
 -Cả lớp làm bài và chữa bài. 
+ Lớp nhận xét, chữa 
 - Ôn bài - Chuẩn bị bài sau .
 Tiết 3: Luyện từ và câu:
câu khiến 
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến .
 - Biết nhận diện câu khiến và đặt câu khiến , sử dụng câu khiến trong văen cảnh và lời nói.
II.Đồ dùng dạy học: VBT + SGK
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng 1 số câu thành ngữ, tục ngữ về chủ điểm "Dũng cảm"và giải nghĩa.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học:
2. Phần nhận xét:
Bài1+2: Gọi HS nêu Y/c bài tập .
+ Những câu nào dùng với mục đích nhờ vả, y/c, ..trong đoạn văn ?
+ Chốt ý đúng và khẳng định : Đó là câu khiến . 
+ Câu khiến có tác dụng gì ?
+ Dấu hiệu cuối câu khiến là gì ?
Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Y/C HS tự đặt một câu văn để mượn một quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào vở .
* KL : Khi viết câu nêu y/c, đề nghị, mong muốn, nhờ vả, ...của mình với người khác , ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than.
-Lưu ý HS: + Đặt dấu chấm khi có lời đề nghị, y/c nhẹ nhàng.
+ Đặt dấu chấm than khi có lời đề nghị, y/c mạnh mẽ.
3. Phần ghi nhớ.
+ Y/C HS nêu ghi nhớ về câu khiến .
+ Gọi HS đặt câu khiến.
4. Luyện tập.
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu khiến trong đoạn văn.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu xuất sứ đoạn văn.
 Bài2: GV nêu y/c của BT.
- Gọi HS tìm các câu khiến thường được dùng để y/c trả lời câu hỏi và giải bài tập 
+ Lưu ý: Các câu khiến này thường có dấu chấm cuối câu . 
Bài3: Gọi HS nê ...  đặt câu khiến.
3. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Y/c HS đặt câu khiến để minh hoạ ghi nhớ.
4. Luyện tập .
Bài1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận là làm bài.
- Gọi HS trình bày, GV chú ý sửa sai cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS đặt câu đúng, nhanh.
Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Y/c HS đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp .
- Gợi ý cho HS nói chuyện trực tiếp có dùng câu khiến.
- Gọi HS trình bày.
Bài3+4: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Y/c HS trao đổi và làm bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài của HS.
3. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại ND bài học và nhận xét giờ học.
Hoạt động học
- 2HS nhắc lại bài ghi nhớ và cho VD .
- HS mở SGK,theo dõi bài .
- 1 HS nêu yêu cầu và đọc nội dung BT.
- Động từ "Hoàn"
+3HS làm bảng lớp, HS khác làm vào vở
 C1: Nhà vua/ hãy(nên, phải, )
C2: Nhà vuaLong Vương/ đi (thôi, nào)
C 3: Xin (mong) nhà vua.....
+ HS làm xong, đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp .
+ HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- Các cách để đặt câu khiến là:
+ Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước ĐT.
+ Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào,... vào cuối câu.
+ Thêm các từ đề nghị, xin, mong,...vào đầu câu.
- 3HS đọc lại nội dung ghi nhớ SGK.
- HS nối tiếp đặt câu.
- 1HS nêu y/c bài tập .
+ HS làm bài theo y/c và nối tiếp nhau đọc kết quả : Chuyển các câu kể thành câu khiến .
VD : Nam đi học- Nam đi học đi !
+ HS khác nhận xét .
- 1 HS đọc nội dung BT.
- HS làm bài và trình bày lời giải.
a- Tớ mượn cậu cái bút nhé !
b- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ !
c- Nhớ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ !
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS trao đổi theo cặp và làm bài.
- HS hoàn thành theo bảng biểu :
câu khiến
cách thêm
tình huống
..
.
.
+ HS trình bày KQ, HS khác nhận xét.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
* VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau .
Tiết 4: Địa lý:
 người dân và hoạt động sản xuất ở 
 đồng bằng duyên hải miền trung 
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Giải thích được : Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển).
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp .
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
II.Đồ dùng dạy học: VBT + Hình minh hoạ SGK.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
- Sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam của duyên hải miền Trung là gì ?
B.Bài mới: 
 * HĐ1: GTB : GV nêu mục tiêu tiết học.
 * HĐ2: Dân cư tập trung khá đông đúc:
- GV nêu số dân của các tỉnh miền Trung .
+ Phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố ở duyên hải .
+ Dân cư ở đây so với đồng bằng Bắc Bộ như thế nào ?
- Y/C HS quan sát H1+2: Trang phục
của người dân ở đây như thế nào ?
 * HĐ3: Hoạt động sản xuất của người
dân .
- Y/c HS đọc ghi chú các ảnh từ H3-8
và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
- Y/C HS hoàn thành bảng biểu sau :
Trồng trọt
Chăn nuôi
...........
...........
+ Y/C HS đọc bảng :Tên các hoạt động SX và một số điều kiện cần thiết để SX .
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại ND bài học và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2HS trả lời câu hỏi.
+ HS khác nhận xét.
- Theo dõi.
- HS nghe và nắm bắt thông tin .
+ HS so sánh được: Miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn vùng núi Trường Sơn.
+ Dân cư ở đây không đông đúc bằng.
- Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao. Còn
phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu .
- HS nêu tên các hoạt động sản xuất:
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
trọt, 
+ 4HS lên điền bảng biểu
Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
Ngành khác
...........
............
+ HS khác làm vào vở rồi lần lượt trình bày từng ngành SX và điều kiện của từng ngành .
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
* VN : Ôn bài-Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
 Tiết1:Toán:
luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học: VBT + SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Y/c HS viết công thức tính diện tích hình thoi và nêu quy tắc.
B.Bài mới: 
 * HĐ1: GTB: Nêu mục tiêu tiết học. 
 * HĐ2: Luyện tập:
Bài1: Y/c HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi điền kết quả vào các cột.
 - Nhận xét, chữa bài củng cố công thức tính diện tích hình thoi.
- Lưu ý HS độ dài 2 đường chéo phải cùng đơn vị đo.
 Bài2: Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi trong giải bài toán có lời văn .
- Lưu ý HS biến đổi công thức:
 S = (m x n) : 2 => m = S x 2 : n 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét cho điểm.
Bài3: Y/c HS quan sát hình vẽ VBT và nêu yêu cầu.
- Y/c HS tự làm bài.
- HD để HS nhận thấy: Hình thoi có Diện tích là 36 => DT HCN là 72 cm2.
chiều dài HCN là 12 cm => chiều rộng HCN là 72 : 12 = 6 cm. Tính chu vi HCN
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Cho HS nhận xét chu vi HCN và DT hình thoi.
Bài 4: Gọi HS đọc nội dung bài tập.
a) HD HS suy nghĩ để tìm cách sắp xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi .
b) Tính diện tích của hình thoi theo công thức đã biết . 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
 C. Củng cố - dặn dò :
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 1 HS lên bảng viết công thức và nêu quy tắc.
 + Lớp nhận xét.
 * HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - Cả lớp làm bài.
 - HS nối tiếp nêu kết quả và giải thcíh cách làm.
 - HS tự làm bài và chữa bài.
Bài giải:
Độ dài đường chéo thứ hai là:
360 x 2 : 24 = 30 (cm)
Đáp số: 30 cm
 - HS xác định yêu cầu.
 - Cả lớp tự làm bài.
 - HS lên bảng chữa bài
Diện tích hình chữ nhật là:
36 x 2 = 72 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
72 : 12 = 6 (cm)
 Chu hình chữ nhật là:
( 12 + 6 ) x 2 = 36 (cm)
Đáp số: 36 cm
 - Chu vi HCN và DT hình thoi bằng nhau
 - 1 HS đọc nội dung bài tập.
 - HS sắp xếp 4 hình tam giác vuông bằng nhau thành 1 hình thoi .
 Độ dài đường chéo ngắn :
 2 x 2 = 4 cm
 Độ dài đường chéo dài :
 3 x 2 = 6 cm
 Diện tích hình thoi vừa xếp là :
 4 x 6 : 2 = 12 cm2 
 - HS thực hiện gấp theo y/c đề bài : Trình tự kiểm tra đặc điểm của hình thoi theo HD SGK : 
 * VN : Ôn bài- Chuẩn bị bài sau.
 Tiết 2 : Khoa học
nhiệt cần cho sự sống
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loại sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau .
- Nêu vài trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất .
II. Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ SGK + VBT.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
A.Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS kể tên một số nguồn nhiệt và tác dụng của nó trong cuộc sống .
- Nhận xét cho điểm.
B.Bài mới: 
* HĐ1: GTB : Nêu mục tiêu tiết hoc. 
 * HĐ2: Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng .
- Chia lớp làm 4 nhóm : Cử 5HS làm 
giám khảo - theo dõi và ghi lại câu trả 
lời của các đội .
+ Phổ biến cách chơi và luật chơi: 
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông để trả lời .
 (Hệ thống câu hỏi cho trò chơi- SGV)
+ Ban giám khảo thống nhất điểm và 
tuyên bố với các đội .
* KL : Như mục bạn cần biết - SGK .
 * HĐ2: Vai trò của nhiệt đối với sự 
sống trên trái đất .
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không 
có mặt trời sưởi ấm ?
 + GV gợi ý cho HS dựa vào các bài đã học để trả lời . 
* KL : Như mục bạn cần biết - SGK .
C.Củng cố - dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2 HS nêu miệng.
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - HS chia làm 4 nhóm để chơi. 
 + Các đội theo dõi để nắm luật chơi, 
 cách chơi .
 + Mỗi thành viên trong đội trả lời ít nhất 1 câu .
 VD : Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào ? - Nhiệt đới .
 - 2 HS nhắc lại.
 - HS thảo luận theo nhóm : Dựa vào 
những kiến thức đã học như : sự tạo gió, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, sự hình thành mưa, tuyết, băng, sự chuyển thể của nước, ...để trả lời câu hỏi.
 + 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục:
Tiết 4: Tập làm văn: 
Trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích - yêu cầu:
- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: VBT, ghi sẵn một số lỗi lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Nhận xét chung về bài làm của HS
- Nhận xét chung:
*Ưu điểm: 
+ Hiểu đề,viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Diễn đạt câu, ý như thế nào.
+ Hình thức trình bày bài văn.
* Nhược điểm:
+ Nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày.
+ Viết một số lỗi phổ biến, cho HS thảo luận, phát hiện lỗi, nêu cách sửa.
- Trả bài cho HS.
2. HD học sinh chữa bài.
- Y/c HS tự chưã bài của mình.
- Giúp đỡ HS yếu.
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn, bài văn hay cho HS nghe.
- Y/c HS nêu cách dùng từ diễn đạt hoặc ý hay.
4. HD học sinh viết lại đoạn văn hay.
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn còn mắc lỗi.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết lại.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Xem lại bài của mình.
- HS tự chữa lỗi sai trong bài.
- HS lắng nghe
- HS nêu ý kiến.
- HS tự viết đoạn văn.
- 4 - 5 HS đọc lại đoạn văn của mình.
Tiết 5: Sinh hoạt:
Sinh hoạt tập thể cuối tuần
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Đánh giá lại các mặt hoạt động của tuần 27: Về học tập, đạo đức, đội – sao và các mặt hoạt động khác - Biết tự quá trình rèn luyện tu dưỡng của bản thân .
II.Nội dung buổi sinh hoạt :
 1.Giới thiệu bài :
 - GV nêu mục tiêu buổi sinh hoạt .
 2. HS tự nhận xét , đánh giá về các mặt hoạt động trong tuần .
 - GV Y/c Lớp trưởng nêub nnhận xét về : Đạo đức , học tập , hoạt động Đội – Sao, Lao động , trực nhật và các mặt hoạt động khác .
 + Từng HS nối tiếp đứng dậy tự nhận xét về mình. 
 + Gv gợi ý để HS nhận xét được đầy đủ các mặt. Tuyên dương những HS có nhiều điểm tốt trong tuần , những HS dám đề cao tính tự phê cho bản thân .
 3. Nhận xét chung . 
4. Phổ biến kế hoạch tuần 28.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 27(1).doc