Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICF ( Uy ni -xép).
- Biết đọc toàn bài văn với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
2. Hiểu được các từ ngữ trong bài.
- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần rèn đọc .
Tuần 24 Thứ hai ngày18 tháng 2 năm 2008 Tập đọc vẽ về cuộc sống an toàn I. Mục tiêu 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICF ( Uy ni -xép). - Biết đọc toàn bài văn với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. 2. Hiểu được các từ ngữ trong bài. - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. II. Đồ dùng dạy học Tranh ảnh về an toàn giao thông. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần rèn đọc . III. Hoạt động dạy học chủ yếu Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng A.Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng một khổ thơ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Trả lời các câu hỏi 2, 3 trong SGK. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc bản tin có tên gọi Vẽ về cuộc sống an toàn. Đây là một bản tin đăng trên báo Đại đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh với chủ đề Em muốn sống an toàn. Chúng ta cùng luyện đọc và tìm hiểu bài để hiểu rõ nội dung của bài muốn nói với chúng ta điều gì nhé. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc - Đọc từng đoạn. Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Đọc từ khó: UNICEF ( Uy – ni –xép) *Từ ngữ: + UNICEF là tên viết tắt của Tổ chức thiếu niên, nhi đồng của Liên hợp quốc. + Thẩm mĩ: sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp. + Ngôn ngữ hội hoạ: đường nét, màu sắc trong tranh. b)Tìm hiểu bài. 1) Tóm những nội dung đáng chú ý của bản tin về cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn. - Chủ đề của cuộc thi là gì ? - Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? ( Trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của TN từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức). ý 1: Thiếu nhi cả nước sôi nổi hưởng ứng cuộc thi. - Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? ( Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biết là an toàn giao thông phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất,) ý2: Các em có nhận thức rất tốt về chủ đề cuộc thi. - Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao óc thẩm mĩ của các em? ( + Tranh có màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng,ý tưởng hồn nhiên, + Thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.) ý3: óc thẩm mĩ của các em được đánh giá cao. *Đại ý: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Các em đã có nhận thức đúng an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. Đọc diễn cảm - GV đọc mẫu bản tin Chú ý cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng ở đoạn văn sau: Được phát động từ tháng 4- (năm)/ 2001nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, / cuộc hti đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước.// Chỉ trong vòng 4 tháng, / Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 50000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, / Thành phố Hồ Chí Minh,/ Hải Phòng, / Đà Nẵng,/ Sơn La,/ Hà Giang, / Quảng Ninh, / Hải Dương, / Nghệ An,/ Đắc Lắk,/ Tây Ninh, / Cần Thơ, / Kiên Giang// Nhiều HS luyện đọc. C. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Tìm tranh ảnh trên báo, tạp chí về An toàn giao thông. Chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá. * Phương pháp kiểm tra đánh giá - GV gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi. - Một vài HS nhận xét. - GV đánh giá, cho điểm. * Phương pháp thuyết trình kết hợp minh hoạ tranh ảnh - GV cho HS xem tranh về an toàn giao thông do chính HS trong trường vẽ qua các đợt thi vẽ về chủ đề này. - GV giới thiệu và ghi tên bài. * Phương pháp thực hành, đàm thoại: - 1 HS đọc toàn bài. - HS xác định đoạn. - HS phát hiện những từ ngữ khó đọc. - HS đọc cá nhân, - GV nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS - Một số HS giải nghĩa 1 số từ khó hiểu. - GV đọc toàn bài một lần. */Phương pháp thảo luận nhóm đôi. - HS đọc thầm đoạn đầu, đọc thầm câu hỏi 1, tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh. - GV gọi 2 HS đại diện cho các bàn trả lời. Sau đó, GV chốt lại, chủ đề cuộc thi vẽ là: Em muốn sống an toàn. - GV cho 1 HS lên điều khiển tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi 2,3 và 4. - HS rút ra ý chính của các bản tin - GV ghi bảng. - Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói đại ý của bài. - HS phát biểu tự do: - GV chốt lại và ghi bảng. */ Phương pháp luyện tập thực hành.. - GV đọc mẫu. - HS xác định giọng đọc. - Hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng đúng đoạn văn. - HS luyện đọc cá nhân. - GV cho HS thi đọc để bình chọn HS đọc hay nhất, dõng dạc nhất - HS đọc cả bài và nêu giọng đọc. - GV nhận xét tiết học. đạo đức Giữ gìn các công trình công cộng(tiết 2) I. mục tiêu HS biết: - Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng. II. Chuẩn bị: SGK Đạo đức 4 Phiếu điều tra III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ GV gọi vài HS đọc phần ghi nhớ. 3.Bài mới a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài b/ Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra. GV gọi các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. GV cho học sinh thảo luận về các bản báo cáo + Làm rõ, bổ sung ý kiến về tình hình thực tế ở các công trình công cộngvà nguyên nhân. + Bàn cách bảo vệ , giữ gìn chúng sao cho thích hợp. GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn công trình công cộng ở địa phương. c/ Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến GV cho hS làm bài tập 3 bằng cách giơ thẻ . GV giới thiệu cho HS một số công trình công cộng ở địa phương như nhà văn hóa, trạm y tế, nhà tưởng niệm .đình, chùa. GV cho học sinh thảo luận về lợi ích của các công trình trên. + Cần phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng trên? GV gọi hS đọc phần ghi nhớ. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. -Cá nhân nêu, lớp nhận xét -Cả lớp theo dõi nhận xét đúng sai Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. -Cả lớp theo dõi -Cả lớp cùng thảo luận. - HS thảo luận nhóm đôi chon ý đúng, sai và chộn thẻ để giơ. Cả lớp theo dõi -Cả lớp cùng thảo luận. - HS trả lời. - HS đọc. Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2008 Toán LUYệN TậP I.MụC TIÊU Giúp HS rèn kĩ năng: -Cộng phân số. -Trình bày lời giải bài toán. III.CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ -Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ? -Cho 2 HS lên bảng lần lượt thực hiện hai phép tính sau : và 3.Bài mới a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài b/ Củng cố kĩ năng cộng phân số GV ghi lên bảng: Tính và ; và -Gọi hai HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số, rồi tính kết quả c/ Thực hành *Bài tập 1 -Cho HS tự làm, nêu kết quả. GV nhận xét và sửa sai lên bảng. *Bài tập 2 -Cho HS tự làm vào vở lớp, gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép cộng: + và -Cho 2 HS nói cách làm và kết quả. GV kết luận và cho HS ghi vào vở học *Bài tập 3 -GV ghi phép cộng lên bảng lớp -GV cho cả lớp thực hiện phép cộng, rồi nhận xét cách làm và kết quả -Cho HS suy nghĩ tìm cách làm khác. Cho HS nhận xét phân số rồi rút gọn theo cách = Cộng -Tương tự đối với bài tập b và c. *Bài tập 4 -Cho HS tự làm vào vở học. GV kiểm tra kết quả. 4.Củng cố - dặn dò -GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt. -Xem trước bài “ Luyện tập (tiết 117). -Cá nhân nêu, lớp nhận xét -Cả lớp theo dõi trên bảng lớp, nhận xét đúng sai -HS đọc lại đề bài -Cả lớp theo dõi lên bảng -Cả lớp cùng làm vào vở nháp. Nhận xét bạn trên bảng -Cả lớp thực hiện vào vở nháp -Cả lớp thực hành vào vở nháp, nêu kết quả lớp nhận xét -Cả lớp lắng nghe và nhận xét. -Cả lớp nhìn lên bảng lớp suy nghĩ -Cả lớp thực hiện vào vở học và 1 HS lên bảng ghi kết quả. -Cả lớp thực hành vào vở -Cả lớp thực hành vào vở -Cả lớp lắng nghe Toán LUYệN TậP I.MụC TIÊU Giúp HS : -Rèn kĩ năng cộng phân số. -Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng. II.Đồ DùNG DạY HọC III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ -Cho 2 HS lên bảng thực hiện 2 bài tập sau và -GV nhận xét và sửa bài 3.Bài mới a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài *Bài tập 1 -GV viết lên bảng phép tính 3 + -GV hỏi: Ta thực hiện phép cộng này như thế nào ? (phải viết số 3 dưới dạng phân số 3 =) -Cho HS giải vào vở học, nêu kết quả. Gv nhận xét sửa bài Vậy: Viết gọn : *Bài tập 2 GV cho HS tính: và -Gọi HS nói kết quả, GV nhận xét và sửa bài lên bảng lớp -Cho HS phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng phân số. *Bài tập 3 -Cho HS nhắc lại cách tình chu vi hình chữ nhật, tính nửa chu vi của hình chữ nhật. -Cho HS đọc bài toán tóm tắt bài toán và giải vào vở học. -Vài HS nêu kết quả. Gv nhận xét sửa bài. 4.Củng cố - dặn dò -GV nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt. -Xem trước bài “Phép trừ phân số”. -Cả lớp theo dõi, nhận xét -Cả lớp lắng nghe -HS đọc lại đề bài -HS đọc phân số -HS trả lời câu hỏi -Cả lớp giải vào vở, 1 HS lên bảng thực hiện phép cộng -Cả lớp tính vào vở nháp, nêu kết quả -HS nêu tính chất của phép cộng, cả lớp lắng nghe -3-4 HS nêu kết quả, lớp nhận xét -Cả lớp tóm tắt vào vở rồi giải, sau đó nêu kết quả. -Cả lớp lắng nghe. Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2008 Toán phép trừ phân số I.MụC TIÊU Giúp HS : -Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số. -Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số. II.Đồ DùNG DạY HọC HS chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, chiều rộng 4 cm, thước chia vạch, kéo. III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ -GV viết lên bảng 2 phép tính và cho hai HS lên bảng thực hành , gọi HS nói cách làm, tính và nêu kết quả. GV nhận xét và sửa bài co HS. 3.Bài mới a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài b/ Thực hành trên băng giấy -GV cho HS lấy hai băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng, cắt lấy 5 phần. GV hỏi : Có bao nhiêu phần của băng giấy? -GV cho HS cắt lấy của từ băng giấy đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy ? -HS thực hiện , so sánh trả lời 4 -GV nêu: có băng giấy cắt đi băng giấy còn d/ Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số -GV ghi lên bảng: Tính : - -GV gợi ý từ cách làm với băng giấy, hãy thực hiện phép trừ để được kết ... trong phép trừ. - Số trừ trong phép trừ. GV gọi HS nhận xét các kết quả. GV kết luận. Bài 4 : GV cho HS làm vào vở. Sau đó chữa bài. Chũa bài : Bài 5 : GV cho HS tự làm bài.. GV hướng dẫn ,cho HS ghi bài giải vào vở. 4.Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét ưu, khuyết điểm. - Chuẩn bị tiết sau “ Luyện tập”. HS thực hiện vào vở. 2HS lên bảng làm. HS làm vào vở , gọi hai HS lên bảng tính. 3HS phát biểu cách tìm HS làm và vở, 3HS lên bảng tìm các phần a) b) c). 3HS lên bảng làm. HS làm vào vở. Một HS lên bảng thực hiện. Luyện từ và câu vị ngữ trong câu kể Ai là gì? I- Mục tiêu: 1. Nắm được vị ngữ trong câu kiểu Ai – là gì, nắm được các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này. 2. Xác định được VN của câu kể Ai – là gì trong đoạn văn, đoạn thơ, tạo được câu kể kiểu Ai – là gì từ những từ ngữ cho sẵn. II- Đồ dùng dạy học 1. Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ. Bìa ghi sẵn từ ngữ trong bài tập 2- LT. 2. Phấn màu. III- Các hoạt động dạy học Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng A. Kiểm tra bài cũ Câu kể kiểu Ai- là gì. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : Trong tiết học trước, các em đã biết: Câu kể Ai - là gì? gồm 2 bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Trong bài học hôm nay, chúng ta đi sâu tìm hiểu vị ngữ của kiểu câu này. 2. Nhận xét Bài 1;2: - Em là cháu bác Tự. VN * Câu Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? => Đây không phải là kiểu câu Ai - là gì. Đây là câu hỏi. - V N của câu kể Ai- là gì do những từ ngữ nào tạo thành? - VN do các DT hoặc cụm DT tạo thành. 3. Ghi nhớ: SGk- tr 78. VD: Cô Hà là giáo viên dạy tiếng Anh V N lớp tôi. 4. Luyện tập Bài tập1: - Người là Cha, là Bác, là Anh.. VN - Quê hương là chùm khế ngọt. V N -Quê hương là đường đi học. V N - Vị ngữ trên do các từ ngữ nào tạo thành? ( Phần lớn do cụm danh từ tạo thành.) Bài tập 2 Sư tử là chúa sơn lâm. Gà trống là sứ giả của bình minh. Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh. Chim công là nghệ sĩ múa tài ba. Bài tập 3: VD: Hải Phòng là thành phố lớn. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. Trần Đăng Khoa là nhà thơ. Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam. C. Củng cố, dặn dò *Phương pháp kiểm tra, đánh giá - 2 học sinh đặt câu theo yêu cầu trên bảng: 1 ý tìm câu kể kiểu Ai- là gì dùng để giới thiệu 1 người; 1 ý tìm câu kể kiểu Ai- là gì dùng để nhận định về 1 người. Trong khi đó, GV kiểm tra học sinh dưới lớp nội dung ghi nhớ bài trước. - HS chữa bảng. *Phương pháp nêu vấn đề: Em nào nhắc lại trong câu kể Ai là gì ? Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?) *Phương pháp luyện tập , trao đổi: ( Theo nhóm đôi ) - 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của tất cả các bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. - HS trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi bằng cách làm chì vào sgk. - Hs nhìn SGK hoặc bảng phụ đã viết sẵn từng câu của đoạn văn để phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét. GVsử dụng phấn trắng và phần màu gạch dưới các bộ phận câu để ghi lại kết quả đúng lên bảng. HS rút ra nội dung bài học. Đó chính là phần ghi nhớ. - 2, 3 HS đọc to, rõ nội dung cần ghi nhớ. - GV giải thích thêm nội dung ghi nhớ, minh họa bằng 1 ví dụ khác. * Phương pháp thực hành, luyện tập: - 1 HS đọc to, rõ đoạn văn và các yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại xác định rõ yêu cầu: gạch dưới các kiểu câu Ai thế nào = chì mờ; sau đó tìm VN. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài tập. - HS trình bày bài làm của mình - Các HS khác nhận xét. GV ghi lại kết quả đúng lên bảng. - GV đánh giá , cho điểm - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm việc cá nhân. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc những câu văn các em đã nối. 1 học sinh đọc lại bài sau khi đã chốt đúng. - GV nhận xét và cho điểm - 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của các bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. - Giáo viên lưu ý: các từ cho sẵn là VN của câu kể Ai- là gì. Dựa vào nội dung các từ ngữ này, hãy tìm các từ ngữ thích hợp làm CN trong câu. Lúc đó nên đặt câu hỏi gì để tìm CN? - HS viết bài vào vở Tiếng Việt. - Giáo viên chấm 5-7 bài và nhận xét. Mời học sinh làm tốt đọc bài. - GV nhận xét tiết học. Biểu dương những học sinh làm việc tốt. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài học; viết lại vào vở bài 3 đã làm ở lớp. Tập làm văn Tóm tắt tin tức I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức . Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1 phần nhận xét . Bút dạ và bảng nhóm để HS viết BT 1,2 Phần luyện tập . III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các họat động dạy học Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc lại 4 đoạn văn đã giúp bạn Hòng Nhung viết hoàn chỉnh ( BT 2 , tiết TLV trước ) B. Bài mới 1- Giới thiệu bài: Trong đời sống rất bận rộn, con người thường không có đủ thời gian để nghe chi tiết một tin tức , sự kiện . do vậy cần phải biết tóm tắt tin để trong thời gian ngắn , truyền đạt lại nội dung thông tin cơ bản nhất cho người nghe . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tóm tắt tin tức. 2Nhận xét : Mỗi lần xuống đòng trong văn bản được coi là một đoạn của bản tin . Như vậy bản tin có 4 đoạn . Nội dung các đoạn như sau : Sự việc chính Tóm tắt mỗi đoạn 1 Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết UNICEF báo thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn 2 Nội dung , kết quả cuộc thi Trong 4 tháng có 50 000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến 3. Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú 4. Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi . Tranhdự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ . c.Tóm tắt bằng 3 câu : UNICEFvà báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn . Trong 4 tháng (từ tháng 4- 2001) đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến . Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú , tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ . 3. Ghi nhớ : 4.Luyện tập: Bài 1: * Tóm tắt bằng 3 câu : Ngày 17-1-1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . Ngày 29-1-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11-12-2000. Bài 2: * Phương án tóm tắt ngán gọn và hay : + 17-1-1994, Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . + 29-12-2000, được táI công nhận là di sản thiên nhiên thế giới , trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa mạo, địa chất . + Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên đất nước mình. C- Củng cố, dặn dò: *Phương pháp kiểm tra- đánh giá. - 2 HS đọc đoạn văn. - HS nhận xét, GV cho điểm. *Phương pháp thuyết trình: - GV nêu yêu cầu cơ bản của tiết học . *Phương pháp Luyện tập, thực hành. - 1 học sinh đọc yêu cầu a của phần nhận xét. - HS xác định đoạn của bản tin . - HS phát biểu , các HS khác nhận xét và bổ sung - GVchốt ý * Học sinh đọc yêu cầu phần b , thảo luận để trả lời theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh bảng . * Yêu cầu c , HS thực hiện vào vở nháp - HS trìmh bày bài làm của mình . - GV ghi phương án tóm tắt 3 câu lên bảng . - 3-4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - 1 HS đọc 6 dòng in đậm ở đầu bản tin Vẽ cuộc sống an toàn , để nhớ cách tóm tắt thứ hai ( tóm tắt bằng số liệu , những từ ngữ nổi bật nhằm gây ấn tượng , giúp người đọc nắm nhanh thông tin.) * Phương pháp thảo luận nhóm đôi : - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Thảo luận nhóm đôi để tóm tắt bản tin . - Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV cho HS bình chọn bài tóm tắt ngắn gọn và đủ ý nhất * Phương pháp thảo luận nhóm 4 : - HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn để đưa ra phương án tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới . - Đại diện các nhóm trình bày phương án của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . - GV cho bình chọn bài tóm tắt ngắn gọn nhất , hay nhất . - HS nhắc lại phần ghi nhớ về tóm tắt bản tin ( 2-3 HS) - Cho HS thực hành tóm tắt các tin tức mà hàng ngày mình đọc được qua báo chí địa lí THàNH PHố Hồ CHí MINH I.MụC TIÊU Học xong bài này HS biết : -Chỉ vị trí Thành Phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam. -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh. -Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bản đồ số liệu tìm kiến thức. II.Đồ DùNG DạY HọC -Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam.Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh -Tranh ảnh, về Thành phố Hồ Chí Minh. III.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ -Kể các hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ? 3.Bài mới a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài a.1/ Thành phố lớn nhất cả nước *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp -Cho HS dựa vào bản đồ hãy nói về thành phố Hồ Chí Minh: +Thành phố nằm ở bên sông nào ? +Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ? +Thành phố được mang tên bác từ năm nào ? -Cho HS trả lời câu hỏi ở mục I SGK. -Cho HS chỉ vị trí và mô tả về vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh. -Cho HS quan sát bản đồ và số liệu SGK nhận xét về diện tích và dân số của thành phố Hồ Chí Minh, so sánh với Hà Nội xem diên tích và dân số của thành phố HCM gấp mấy lần Hà Nội. a.2/ Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm -Cho HS dựa vào tranh ảnh, bản đồ, vốn hiểu biết để : +Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố HCM. +Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. +Nêu dẫn chứng TP là trung tâm văn hoá, khoa học lớn. +Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TP HCM. -Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét rút kinh nghiệm. -Cho HS đọc ghi nhơ bài trong SGK. 4.Củng cố - dặn dò - nx tiết học. Xem trước bài “ Thành phố Cần Thơ”. -HS kể, lớp nhận xét bổ sung -HS đọc lại đề bài -HS quan sát bản đồ và đọc SGK trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung. -HS thực hành trên bản đồ -Cả lớp quan sát và so sánh số liệu, nêu lên trước lớp. -HS tập trung theo nhóm 4 để thảo luận, sau đó nêu kết quả, lớp nhận xét -Các nhóm báo cáo, lớp nhận xét bổ sung. -Cả lớp lắng nghe. -Cả lớp lắng nghe. -Cả lớp lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: