Giáo án dạy học Tuần 10 - Lớp 4

Giáo án dạy học Tuần 10 - Lớp 4

TIẾT 2 : TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I ( TIẾT 1)

I. Mục đích - yêu cầu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu.

- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng, H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.

II. Các hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 10 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	
Thứ hai 6 ngày tháng 11 năm 2006
Tiết 1 : Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc
ôn tập giữa học kỳ I ( Tiết 1)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu.
- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng, H đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc.
II. Các hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Cho H lần lượt lên bốc thăm, chọn bài.
- T gọi H lần lượt
- H bốc thăm và chuẩn bị 1đ2'
- H thực hiện theo nội dung bốc thăm. 
3/ Bài số 2:
- Những bài tập đọc ntn là truyện kể?
- Đó là những bài kể 1 chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa. 
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện đọc thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân"
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Người ăn xin.
- T đánh giá chung
- H trình bày miệng - lớp bổ sung.
4/ Bài số 3:
Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm nhanh trong 2 bài tập đọc trên các đoạn văn tương ứng với giọng đọc, phát biểu.
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến.
- Là đoạn cuối truyện "Người ăn xin"
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết...
- Là phần 1 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình,
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe.
- Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện, bênh vực Nhà Trò (Phần 2 truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
- Cho H luyện đọc 3 đoạn văn trên.
- 3 H thực hiện
5/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học.VN tiếp tục luyện đọc + Xem lại quy tắc viết hoa tên riêng.
Tiết 3 :Toán
Bài 46 : Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết đường cao của hình tam giác.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Thước thẳng và ê-ke.
	III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Gọi 2 H lên bảng vẽ hình vuông ABCD có cạnh 7 dm.
- Tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD.
P = 7 x 4 = 28 (dm)	S = 7 x 7 = 49 (dm2)
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện tập:
a. Bài số 1:
- T vẽ hình a, b lên bảng cho H điền tên.
a) Góc vuông BAC: Góc nhọn ABC; ABM; MBC; ACB; AMB.
Góc tù BMC; Góc bẹt AMC.
- So với góc vuông thì góc nhọn bé hay lớn hơn? Góc tù lớn hơn hay bé hơn. 
b) Góc vuông DAB; DBC; ADC
Góc nhọn ABD; BDC; BCD
Góc tù : ABC
- 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông?
- 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.
b. Bài số 2:
- Nêu tên đường cao của ABC.
- Đường cao của ABC là: AB và BC.
- Vì sao AB được gọi là đường cao của ABC?
- Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của và vuông góc với cạnh BC của .
- Vì sao AH không phải là đường cao của ABC?
- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình ABC.
c. Bài số 3:
- Cho H nêu các bước vẽ.
- T đánh giá nhận xét.
- H tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3cm.
- H lên bảng thực hiện. A 3cm B
 D C
d. Bài số 4:
Bài tập yêu cầu gì?
- Vẽ hình chữ nhật: ABCD có chiều dài AB = 6cm; chiều rộng AD = 4cm.
- T cho H lên bảng vừa vẽ, vừa nêu các bước. 
- 1 H lên bảng.
- Nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
A B
M N
 D C
- Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với đỉnh AD vì AD = 4cm nên AM = 2cm. Tìm trên và chấm 1 điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.
- NX giờ học.
Tiết 4 : Chính tả
ôn tập giữa kì I (Tiết 2)
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài: Lời hứa
2. Hệ thống hoá quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn lời giải bài 2 + 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn H nghe - viết:
- T đọc mẫu bài viết
- T giải nghĩa từ "Trung sĩ"
- Lớp đọc thầm.
- T đọc từ khó cho H viết.
+ Bỗng, bước, sao trận giả.
- H viết lên bảng con
b + ông + T ngã
b + ươc + T sắc
- Khi viết lời thoại ta trình bày ntn?
Với các dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, dấu hai chấm mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- T đọc cho H viết bài
- H viết chính tả.
- Soát bài.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 2:
- H đọc yêu cầu bài tập.
- Em bé được giao nhiệm vụ gì?
- Vì sao trời đã tối em không về?
- Gác kho đạn.
- Em không về vì đã hứa sẽ không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
- Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng không? Vì sao?
- Không được vì trong truyện có 2 mẩu đối thoại giữa em bé và người khách và giữa em bé với các bạn cùng chơi. Do đó phải đặt trong ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách uốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
4/ Hướng dẫn lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng.
Các loại tên riêng
Quy tắc viết tên
Ví dụ
+ Tên người
tên địa lí VN
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Lê Văn Tám
- Điện Biên Phủ
+ Tên nước ngoài
tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối.
- Lu-I Pa-Xtơ
- Xanh Pê-tec-bua
- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt, viết như cách viết tên riêng Việt Nam
- Bạch Cư Dị
- Luân Đôn
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
Tiết 5 : Đạo đức
Tiết 10 : tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	Sau bài này học sinh có khả năng: Hiểu được:
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
- Cách tiết kiệm thời giờ.
 Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Vì sao ta phải tiết kiệm thời giờ? Cần sử dụng thời giờ ntn?
B- Bài mới:
a. Bài số 1:
- H làm bài tập 1 SGK
- T cho H đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài tập đ trình bày miệng
- Các việc làm tiết kiệm thời giờ là:
- ý a, c, d.
- Các việc làm không tiết kiệm thời giờ là:
- ý b, đ, e
ị Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
b. Bài số 2: 
- H thảo luận nhóm 2.
- Bản thân em đã sử dụng thời giờ ntn?
- Dự kiến thời giờ của mình trong thời gian tới.
- T đánh giá chung.
- H tự nêu
- Lớp nhận xét - bổ sung - trao đổi - chất vấn
c. Bài số 3:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng.
Tiết kiệm thời giờ là:
a) Làm nhiều việc một lúc.
b) Học suốt ngày không làm việc gì.
- T cho H chọn
- T nhận xét
c) Sử dụng thời giờ một cách hợp lí.
d) Chỉ sử dụng thời giờ vào những việc mình thích làm.
d. Bài số 4:
Cho H giơ thẻ
a) Thẻ đỏ đ tán thành
a) Sáng nào cũng vậy, vừa nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức là Nam vùng ngay dậy làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi học, không cần ai nhắc nhở.
b) Thẻ đỏ
b) Lâm có thời gian biểu quy định số giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà... và bạn luôn thực hiện đúng.
c) Thẻ đỏ
c) Khi đi chăn trâu, thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
d) Thẻ xanh
d) Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
ị Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
ị Kết luận: T chốt ý
đ. Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện tốt tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
Tiết 1 :Thể dục
Bài 19: Động tác toàn thân bài thể dục PTC
- trò chơi : “con cóc là cậu ông trời”
I. Mục tiêu:
- Chơi trò "Con cóc là cậu ông Trời". Yêu cầu H biết cách chơi, tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
- Ôn 4 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng. 
- Học động tác phối hợp.
- Yêu cầu thuộc các động tác và thực hiện cơ bản các động tác.
II. Địa điểm - phương tiện:
 	- Địa điểm : Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 1 còi + dụng cụ phục vụ trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho H khởi động
10'
ĐHTT:
x x x x 
x x x x 
x x x x
- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 - 2 H lên thực hiện 4 động tác đã học.
2) Phần cơ bản.
a. Trò chơi vận động:
- Trò chơi "Con cóc là cậu ông Trời"
18đ22'
4'
- T nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi.
- Cho H chơi trò chơi.
b. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân 
14đ16
3 lần
2x8 nhịp
x x x x x x
 x x x x x x
x x x x x x
- Học động tác phối hợp.
4đ5 lần
- T làm mẫu + phân tích động tác
- H quan sát, tập theo T.
- T hô cho cả lớp thực hiện.
- T quan sát, sửa sai.
- Cho H tập kết hợp cả 5 động tác.
- H thực hiện cả lớp.
- Cho từng tổ tập. 
3. Phần kết thúc:
- Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
4'
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng.
- T hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại 5 động tác bài TD phát triển chung.
2đ4 lần
 x x x x x 
 x x x x x 
 x x x x x 
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kỳ I ( tiết 3)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Hệ thống hoá 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm măng mọc thẳng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Viết sẵn lời giải của bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- T tổ chức cho H bốc thăm.
- T kiểm tra 7 đ 8 em
- H thực hiện theo nội dung bốc thăm.
3/ Bài tập 2:
+ Cho H đọc yêu cầu.
- BT yêu cầu gì?
- 1 H đọc - lớp đọc thầm
- Tìm các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm "Măng mọc thẳng"
- T cho H nêu và T ghi bảng.
+ Tuần 4: Một người chính trực
+ Tuần 5: Những hạt thóc giống
+ Tuần 6: -Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
 - Chị em tôi 
- Cho H làm VBT (tr.64)
- T cho H trình bày miệng
- T đánh giá.
- H làm bài
- Lớp nhận xét - bổ sung về: 
+ Nội dung
+ Nhân vật
+ Giọng đọc
- T cho 1 số H thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn minh hoạ giọng đọc của bài vừa tìm.
- 2 đ 4 học sinh thực hiện
- T nhận xét
4/ Củng cố - dặn dò:
- Những truyện kể các em vừa ôn có chung 1 lời nhắn nhủ gì?
-Nhận xét giờ học.
- VN luyện đọc diễn cảm + chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 : Toán
Bài ...  là thế hệ tương lai của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đĩa, đài, nhạc cụ quen dùng.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Phần mở đầu:
- Gọi 1 nhóm hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
- 5 H thực hiện
- T giới thiệu bài : Khăn quàng thắm mãi vai em của tác giả Ngô Ngọc Báu.
- H nghe T
2/ Phần hoạt động:
- T cho H nghe hát
- H nghe đĩa
- Cách thể hiện bài hát.
- Vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên và dễ thương.
- T cho H đọc lời bài hát 1 lần
- T dạy từng câu.
- Lớp thực hiện
- H từng dãy, tổ, nhóm đCN.
- Cho H ôn 2 câu
- Hướng dẫn tương tự đ hết bài.
- Hướng dẫn gõ đệm theo phách, nhịp
- H ôn lại bài hát 3 đ 4 lần
- H thực hiện theo T
- T nghe, sửa cho H
- Cho H ôn lại toàn bài.
- H thực hiện: lớp, dãy bàn, cá nhân.
- T cho H kết hợp vận động phụ hoạ.
3/ Phần kết thúc:
- T cho lớp ôn lại 2 lần.
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài hát.
tập làm văn
Kiểm tra giữa kì
(Nhà trường ra đề)
Tiết 3 : Toán
Bài 50 : Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Kẻ sẵn bảng số.
III. Hoạt động dạy và học:
A- Bài cũ:
	- Nêu cách tìm tích của phép nhân.
- Nêu miệng bài 4.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
a. So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau.
- T cho H so sánh
5 x 7 và 7 x 5
 5 x 7 = 35 ; 7 x 5 = 35
Vậy 5 x 7 = 7 x 5
- Hướng dẫn T2 với 4 x 3 và 3 x 4
 4 x 3 = 12 ; 3 x 4 = 12
Vậy 4 x 3 = 3 x 4
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau?
- Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ T treo bảng số
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
4 x 8 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b x a khi a = 4 và b = 8
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- So sánh giá trị của biểu thức a x b và 
b x a khi a = 6; b = 7
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42.
- T hướng dẫn H so sánh tương tự đến hết.
ịVậy giá trị của biểu thức a x b luôn ntn so với giá trị của biểu thức b x a.
- Luôn bằng nhau
- Ta có thể nói ntn?
- Em có nhận xét gì về TS trong 2 tích.
- a x b = b x a
- 2 tích đều có TS là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi ta đổi chỗ các TS trong 1 tích thì tích đó ntn?
- Tích đó không thay đổi. 
ị T kết luận: Đây là tính chất giao hoán cuả phép nhân.
- 3 đ 4 H nhắc lại
- Bài tập dạng tổng quát
- a x b = b x a
c. Luyện tập:
Bài 1: Hs tự làm và nêu miệng:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx.
Bài 2: 
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì
- T hướng dẫn mẫu
- Hs đọc yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
1357 853 40263
5 7 7
 6785 5971 281841
Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau
4 x 2 145 = (2100 + 45) x 4
3 964 x 6 = (2 + 4) x (3000 + 964)
102 87 x 6 = (3 + 2) x 10 287
d. Bài số 4:
- Hs đọc yêu cầu , tự làm và chữa bài:
- Cho H làm bài tập
- Cho H nêu t/c nhân với 1; 0
a x 1 = 1 x a = a
a x 0 = 0 x a = a
3/ Củng cố - dặn dò:
	- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 : Địa lí
Bài 10 : thành phố đà lạt
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, H có khả năng:
- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
- Nêu được vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có khí hậu quanh năm mát mẻ.
- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
- Rèn luyện kỹ năng xem bản đồ, lược đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Tây Nguyên có các con sông chính nào? Đặc điểm dòng chảy của chúng ra sao?
- Rừng Tây Nguyên có mấy loại? Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì?
B- Bài mới:
1/ Hoạt động 1: Vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
* Mục tiêu: Nêu được vị trí địa lí và khí hậu Đà Lạt.
* Cách tiến hành:
+ T treo bản đồ và lược đồ.
- H quan sát và tìm vị trí thành phố ĐàLạt trên bản đồ và lược đồ.
- Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
- Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển.
- Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu ntn?
- Khí hậu Đà Lạt mát mẻ quanh năm.
* Kết luận: Nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu của Đà Lạt.
- 1 đ 2 H nhắc lại.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
2/ HĐ 2: Đà Lạt nổi tiếng về rừng thông và thác nước.
* Mục tiêu: Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch, nghỉ mát.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát tranh
+ H quan sát tranh về hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- Cho H tìm vị trí hồ Xuân Hương và thác Cam Li trên lược đồ.
- 1 đ2 H chỉ vị trí
- Cho H mô tả cảnh đẹp của hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- H trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?
- Vì ở đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và toả hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp: Cam Li, thác Pơ-ren...
* Kết luận: T chốt ý
3/ HĐ 3: Đà Lạt thành phố du lịch và nghỉ mát.
* Mục tiêu: H nêu được các công trình phục vụ du lịch.
* Cách tiến hành:
- Đà Lạt có các công trình gì để phục vụ du lịch.
- Có các công trình như: Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn.
- Có các hoạt động du lịch nào để phục vụ khách du lịch?
- Có các hoạt động như: Du thuyền, cưỡi ngựa, ngắm cảnh, chơi thể thao...
* Kết luận: T chốt ý
4/ HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt.
* Mục tiêu:Giải thích được vì sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau sứ lạnh.
* Cách tiến hành: 
- Rau và quả ở Đà Lạt được trồng ntn?
- Được trồng quanh năm với diện tích rộng.
Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh?
- Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loại cây trồng xứ lạnh.
- Kể tên 1 số các loại hoa quả, rau của Đà Lạt.
- Có các loại hoa nổi tiếng: Lan, cẩm tú, hồng, mi mô da.
- Các loại quả ngon: dâu tây, đào,...
- Các loại rau: Bắp cải, súp lơ,...
- Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị ntn?
- Chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu, cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ...
* Kết luận: T chốt ý
* Bài học: SGK
- 3 đ 4 học sinh nhắc lại.
5/ Hoạt động nối tiếp.
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 10
I. yêu cầu:
- H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 10.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ:
- Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ.
KN tính toán có nhiều tiến bộ.
Khen:
Tồn tại:
	- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
	- Lười học bài và làm bài:
Đi học quên đồ dùng.
Chê: 
2/ Phương hướng tuần 11:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10.
- Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Chuẩn bị tốt ngày 20 – 11.
Kỹ Thuật – Tiết 19
Thêu lướt vặn (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- H hứng thú trong học tập, yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: 	- Tranh quy trình thêu lướt vặn.
- Mẫu thêu lướt vặn.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
3/ Hoạt động 3: Thực hành: 
- Cho H nhắc lại TN là thêu lướt vặn - cách thêu.
- H nhắc lại ghi nhớ.
- Nêu các bước thực hiện thêu lướt vặn.
- B1: Vạch dấu đường thêu.
- B2: Thêu theo đường vạch dấu.
- T yêu cầu H bỏ vật liệu lên bàn để kiểm tra.
- H để vật liệu lên mặt bàn.
- T cho H thực hành
- T quan sát - hướng dẫn thêm cho một số nhóm chậm
- H thực hành trên vải 20'
4/ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của H.
- T tổ chức cho H trưng bày sản phẩm.
- H trưng bày theo nhóm
- T nêu tiêu chuẩn đánh giá
+ Thêu đúng kỹ thuật.
- H tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
+ Các mũi thêu thẳng, không dúm.
+ Nút chỉ cuối thêu đúng không tuột.
+ Hoàn thành đúng thời gian.
- T nhận xét kết quả học tập.
5/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: Tinh thần, thái độ, kết quả học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật - Tiết 20
Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng kỹ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản.
- Thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn.
- Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Mẫu thêu hình hàng rào đơn giản được thêu bằng len.
 	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H :	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ HĐ 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
+ Cho H quan sát vật mẫu.
- Nêu đặc điểm hình hàng rào đơn giản.
+ H quan sát và nhận xét mẫu thêu.
- Được thêu bằng mũi thêu lướt vặn. Trong mẫu thêu có 2 đường hàng rào ngang và 3 đường hàng rào dọc.
2/ HĐ 2: Thao tác kỹ thuật
- Nêu tác dụng của khung thêu.
- Làm cho mặt vải căng đều để đường thêu và mũi thêu không bị dúm.
- T hướng dẫn các bước căng vải trên khung thêu.
- H quan sát - thực hiện theo T
- Cho H nhắc lại các thao tác thêu lướt vặn.
 - 1 đ 2 học sinh nêu.
+ Cho H quan sát hình 1 và các thao tác kẻ đường hàng rào lên mảnh vải.
- Học sinh nêu
- Nêu cách thêu hình hàng rào đơn giản.
- Thực hiện như thêu lướt vặn theo đường hàng rào đã vạch sẵn trên vải.
- Khi hết 1 đường thêu có thể thêu chỉ màu khác cho đẹp.
- Khi thêu cần lưu ý những gì?
- Trước khi xuống kim để mũi thêu tiếp phải đưa sợi chỉ về cùng 1 phía với mũi thêu trước mũi kim luôn ở trên sợi chỉ.
- Kết thúc đường thêu cần xuống kim ở mũi thêu cuối để thắt nút và cắt chỉ.
3/ HĐ 3: Thực hành
- T kiểm tra sự chuẩn bị của H
- H kẻ hàng rào lên vải và căng khung thêu.
- T quan sát - hướng dẫn H còn lúng túng
4/ Củng cố - dặn dò:
Dặn dò: Cất dụng cụ, vật liệu giờ sau thực hiện tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4 tuan 10 du.doc