Giáo án dạy học Tuần 21 - Lớp 4

Giáo án dạy học Tuần 21 - Lớp 4

Tập đọc

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I.Mục tiêu:

A.Mục tiêu chung:

1. Đọc

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các số chỉ thời gian, nhấn giọng ở các từ chỉ nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.

+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể rõ ràng, chậm rãi.

2. Hiểu

+ Hiểu các từ ngữ trong bài: Anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, quân giới, cống hiến, sự nghiệp, quốc phòng, huân chương, giải thưởng Hồ Chí Minh.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

B. Mục tiêu riêng:

- Đọc, viết được từ quốc phòng

II. Đồ dùng dạy học:

 + Anh chân dung Trần Đại Nghĩa.

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc

 

doc 49 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 21 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 Thứ hai ngày 02 tháng 02 năm 2009
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I.Mục tiêu:
A.Mục tiêu chung:
1. Đọc
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các số chỉ thời gian, nhấn giọng ở các từ chỉ nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.
+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể rõ ràng, chậm rãi.
2. Hiểu
+ Hiểu các từ ngữ trong bài: Anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, quân giới, cống hiến, sự nghiệp, quốc phòng, huân chương, giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
B. Mục tiêu riêng:
- Đọc, viết được từ quốc phòng 
II. Đồ dùng dạy học:
 + Aûnh chân dung Trần Đại Nghĩa.
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
+ Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài Trống đồng Đông Sơn và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
+ Cho HS xem ảnh chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.
H: Em biết gì về Trần Đại Nghĩa?
+ GV giới thiệu bài :
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
+ Gọi HS 1 HS đọc toàn bài.	
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài dọc vói giọng kể chậm rãi, vừa đủ nghe.
b) Tìm hiểu bài: 
+ GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 và nêu tiểu sử Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1.
+ GV gọi HS đọc đoạn 2 và 3.
H: Trần Đại nghĩa theo Bác Hồ về nước khi nào?
H: Theo em, vì sao ông lại có thể rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài để về nước?
H: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
H: Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
H: Đoạn 2 và 3 cho em biết điều gì?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi.
H: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào?
H: Theo em, nhờ đâu ông có được những cống hiến lớn như vậy?
H: Đoạn cuối nói lên điều gì?
* Đại ý: Bài văn ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại nghĩa đã có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của đất nước.
c) Luyện đọc diễn cảm:
+ GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài.
+ Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
H: Để làm nổi bật chân dung anh hùng lao động Trần Đại nghĩa, em đọc bài như thế nào?
+ GV treo bảng phụ giới thiệu đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi 1 HS đọc trước lớp, GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
+ Nhận xét và tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ H: Theo em, nhờ đâu giáo sư Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy cho nhà nước?
+ Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Bè xuôi sông La.
- 2 HS lên bảng. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
* Ý1: Tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa.
+ 1 HS đọc.
- Năm 1946.
- theo tiếng gọi thiêng của Tổ quốc.
- Trên cương vị cục trưởng cục quân giới, ông đã cùng anh emnghiên cứu, chế ra những loại vũ khícó sức công phá lớn như súng Ba dô ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị chủ nhiệm uỷ ban khoa học và kĩ thuật nhà nước.
Ý 2: Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi.
- Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1953, ông được tuyên dương anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.
- nhờ ông có lòng yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi.
Ý 3: Nhà nước đã đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa.
+ 3 HS nêu lại.
+ HS đọc nối tiếp.
+ HS theo dõi, tìm giọng đọc hay
+ Giọng kể rõ ràng, chậm rãi.
+ HS theo dõi và luyện đọc diễn cảm.
+1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Mỗi nhóm 1 em thi đọc.
+ HS lắng nghe.
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. Mục đích yêu cầu:Giúp HS: 
 + Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tói giản.
 + Biết cách thực hiện rút gọn phân số ( Trường hợp các phân số đơn giản)
II. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu nêu kết luận về tính chất cơ bản của phân số 
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
B. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thế nào là rút gọn phân số ( 6 phút)
+ GV nêu vấn đề: Cho phân số: Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
+ GV yêu cầu HS nêu cách tìm và phân số bằng vừa tìm được.
+ GV yêu cầu HS hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
* Kết luận: Có thể rút gọn phân số để đựơc một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Cách rút gọn phân số, phân số tối giản. ( 10 phút)
 Ví dụ 1: 
+ GV viết lên bảng phân số: và yêu cầu HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn.
+ GV: Khi tìm phân số bằng phân số có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là chúng ta đã rút gọn phân số . 
H: Rút gọn phân số ta được phân số nào?
+ Yêu cầu HS nêu cách rút gọn từ phân số. được phân số ?
H: Phân số có thể rút gọn được nữa không? Vì sao?
* Kết luận: Phân số không thể rút gọn được nữa. Ta nói rằng phân số là phân số tối giản.
Ví dụ 2: 
+ GV yêu cầu HS rút gọn phân số: 
+ GV gợi ý: Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó. Thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho số tự nhiên vừa tìm được.
+ GV kiểm tra xem phân số vừa rút gọn được là phân số tối giản thì dừng lại, chưa tối giản thì rút gọn tiếp.
H: Khi rút gọn phân số ta được phân số nào? Phân số đã là phân số tối giản chưa? Vì sao?
* Kết luận: Các bước rút gọn phân số.
+ Bước 1: Tìm một số tự nhiên lớn hơn 1 so cho cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết cho số đó.
 + Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số cho số đó.
* Hoạt động 3: Luyện tập ( 15 phút)
Bài 1: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Cho HS tự làm bài, nhắc HS rút gọn đến khi được phân số tối giản mới dừng lại.
Bài 2: 
+ GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi.
Bài 3: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS ghi nhớ cách rút gọn phân số và làm bài làm thêm ở nhà.
1. Rút gọn phân số: 	; ; ; 
 - 2HS . Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS thảo luận và tìm cách giải quyết.
= = 
+ Ta có: = 
+ Tử số của phân số nhỏ hơn tử số và mẫu số .
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS thực hiện:
 = = 
+ Ta được phân số .
+ HS nêu: Ta thấy cả 6 và 8 đều chia hét cho 2 nên ta thực hiện chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2.
+ Không thể rút gọn phân số được nữa vì 3 và4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1.
+ HS nhắc lại.
+ HS có thể tìm được các số 2, 9 18.
+ HS có thể thực hiện như sau:
 = 	 = 
 = = 
 = = 	
+ HS suy nghĩ và trả lời.
+ 2 HS nhắc lại.
+ 1 HS nêu.
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) Phân số là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1.
+ HS trả lời tương tự với các phân số:; 	
b) = = 
+ HS làm bài.
 = ==
+ HS lắng nghe và ghi bài.
Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
 * Kiến thức: Giúp HS:
 - Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi. Người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý kính trọng.
 * Thái độ: 
 - Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.
 - Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độn lịch sự.
 * Hành vi:
 - Cư sử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
 - Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. Đồ dùng dạy – học:
 + Nội dung những câu ca dao, tục ngữ nói về phép lịch sự.
 + Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Ho ... các qui trình 
- Nêu thời gian và nhiệm vụ theo quy trình.
+ GV phân chia nhóm, nơi làm việc.
* Lưu ý: 
- Thực hiện đúng thao tác trong quy trình.
- Chú ý đảm bảo an toàn trong khi làm.
+ Yêu cầu HS thực hành.
+ Nhắc HS dán tên ngoài bầu đất để nơi quy định.
+ Vệ sinh dụng cụ, tay chân sau khi thực hành.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn các thao tác.
+ GV hướng dẫn chậm theo SGK:
- HS nhắc lại qui trình
- GV tổ chức cho hs trồng cây trong chậu 
-Tổ chức nhận xét kết quả trồng cây 
Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ .Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ HS kiểm tra theo nhóm rồi báo cáo.
+ 2 HS nêu.
+ HS thực hiện theo nhóm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
+ HS lắng nghe
+ Lớp lắng nghe.
HS nhớ và chuẩn bị tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 + Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số 2 phân số 
 + Bước đầu làm quen với qui đồng mẫu số có 3 phân số 
 II. Đồ dùng dạy –học
 + Cac ù mẫu vật trong thiết bị.
III. Hoạt động dạy –học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài làm thêm về nhà và kiểm tra vở ở nhà của 1 số em khác.
+ Nhận xét và ghi điểm.
2.Dạy bài mới : GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: (6 phút)
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng
Bài 2: (6 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Phần a
+ Yêu cầu HS viết 2 phân số có mẫu số là 1
+ GV yêu cầu HS qui đồng 2 phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5
- Khi qui đồng mẫu số và 2 ta được 2 phân số nào?
+ GV yêu cầu HS tự làm phần b
Bài 3: ( 8 phút)
+ Qui đồng mẫu số 3 phân số sau :
+ GV yêu cầu HS tìm MSC là số chia hết cho 2,3,5. Dựa vào cách tìm MSC khi quy đồng 2 phân số để tìm MSC của 3 phân số trên 
+ HS tự tìm hiểu và thực hiện 
+ GV chốt ý 
Bài 4: (8 phút)
+ Gọi HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu và nêu cách làmi.
+ Gọi HS lên bảng, lớp làm vào vở.
+ GV thu 1 số vở chấm và nhận xét, sưả bài trên bảng.
- Qui đồng mẫu số 2 phân số 
 với MSC là 30
3 Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học, hướng dẫn HS làm bài thêm ở nhà bài 5, dặn HS chuẩn bị tiết sau.
 - . Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ 1 HS đọc.
+ 3 em lên bảng làm bài
+ HS cả lớp làm bài vào vở
Quy đồng mẫu số ta được 
+ HS viết 
+ HS thực hiện
.
+ MSC là 2 x 3 x5 =30
+ 2 HS nêu.
+ 1 HS đọc.
+ 2 HS tìm hiểu và nêu cách làm
+ 1 HS lên bảng , lớp làm vào vở rồi nhận xét.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
Chính tả
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu:
 + HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn chuyện cổ tích về loài người.
 + Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi và dấu hỏi dấu ngã 
II. Đồ dùng dạy học
 + Ba tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2 avà 2b.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Mở đầu: (5 phút)
+ GV nêu gương 1 số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.(15 phút)
+ GV đọc bài chính tả chuyện cổ tích về loài người.
+ Gọi HS đọc lại, lớp đọc thầm theo.
H: Đoạn văn nói điều gì?
+ Yêu cầu HS nêu các tiếng khó viết trong bài.
+ Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp rồi nhận xét bạn viết trên bảng.
+ GV nhắc nhở HS cách trình bày bài viết khi viết.
+ GV đọc từng câu cho HS viết bài.
+ GV đọc lại từng câu cho HS soát lỗi, báo lỗi.
+ GV thu 5 bài chấm và nhận xét, lớp đổi vở soát lỗi cho nhau.
* Nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)
Bài 2a: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, sau đó làm bài vào vở bài tập.
+ GV dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài. Cho HS làm tiếp sức trên bảng, gạch chân những chữ viết sai., viết lại những chữ đúng.
+ Yêu cầu 1 em đọc lại. GV chốt lời giải đúng.
Bài 2b:
+ GV nêu yêu cầu bài tập.
+ GV dán sẵn 2 băng giấy lên bảng mời 2 HS lên bảng làm bài, sau đó từng em đọc kết quả, lớp và GV nhận xét. GV kết luận lời giải đúng.
- Dáng , dần , điểm , rắn thẳm , dài , rỡ , mẫn 
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ HS lắng nghe.
+ HS chú ý theo dõi.
+ 1 HS đọc.
- Khi con sinh ra phải có mẹ có cha ..
- HS lắng nghe.
+ HS chú ý nghe và viết bài.
+ HS dò lỗi và soát lỗi.
+ HS đổi vở, soát lỗi.
- HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc.
+ Lớp đọc thầm, làm bài vào vở.
+ HS thi làm tiếp sức trên bảng.
+ 1 HS đọc những từ đúng.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
+ 2 HS lên bảng làm.
+ HS đọc lại đoạn văn 
- Tiếp nối nhau đặt câu
+ HS lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 21 vừa qua và lập kế hoạch tuần 22.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác và tinh thần tập thể.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 21
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt. Trong tuần không có em nào nghỉ học.
* Về học tập: + Nhiều em đã có sự tiến bộ như : Phong, Thảo, Thành,  .
 + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập.
* Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 22.
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua học tập và tham gia các phong trào do trường ,lớp đề ra..
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp. 
Kĩ thuật
 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I. Mục tiêu
+ HS biết đựơc các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
+ HS có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học
+ Sưu tầm một số tranh ảnh minh hoạ.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: ( 3 phút)
+ GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: ( 10 phút) Tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa.
+ GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh hình 2 và trả lời câu hỏi.
H: Cây rau và hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
+ GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.
* Hoạt động 2: ( 20 phút) Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa.
+ GV gọi HS đọc SGK.
+ Gợi ý để HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau và hoa.
1. Nhiệt độ:
H: Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
H: Nhiệt độ cacù mùa trong năm có giống nhau không?
H: Nêu tên 1 số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau
* GV kết luận: Mỗi loại rau, hoa đều phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ thích hợp. Vì vậy ta phải chon thời điểm thích hợp trong năm để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao.
2. Nứơc:
H: Cây trồng lấy nước ở đâu?
H: Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
H: Cây có hiện tượng gì khi thiếu nước hoặc thừa nước?
* GV kết kuận: Thiếu nước cây chậm lớn và héo, thừa nước cây bị úng, bộ rễ không hoạt động được.
3. Aùnh sáng:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh.
H: Cây nhận ánh sáng từ đâu?
H: Aùnh sáng có tác dụng thế nào đối với cây rau, hoa?
H: Quan sát những cây trồng trong bóng râm em thấy như thế nào?
H: Muốn cây đủ ánh sáng làm như thế nào?
* GV nhận xét câu trả lời của HS và tóm tắt theo SGK.
4. Chất ding dưỡng:
H: Nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây?
* GV liên hệ thực tế: Khi trồng cây rau, hoa phải thường xuyên cung cấp chất ding dưỡng bằng cách bón phân, tuỳ từng loại cây mà sử dụng phân bón phù hợp.
5. Không khí:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh.
H: Nêu tác dụng của không khí đối với cây?
H: Phải làm gì để đảm bảo đủ không khí cho cây?
* GV kết luận: Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, nước, phân bón, làm đất để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây.
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Nhận xét tiết học
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí.
+ 1 HS đọc.Lớp suy nghĩ trả lời.
+ Từ mặt trời.
+ Không.
+ Mùa đông trồng bắp cải, su hào, mùa hè trồng rau muống, mướp, rau dền.
+ HS lắng nghe.
+ Tư đất, nước mưa, không khí.
+ Nước hoà tan chất dinh dưỡng
+ HS suy nghĩ trả lời, em khác nhận xét và bổ sung.
+ HS lắng nghe.
+ HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
+ Từ mặt trời.
+ Giúp cho cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây.
+ Thân cây yếu ớt, vươn dài, lá xanh nhạt.
+ Trồng nơi có nhiều ánh sáng và đúng khoảng cách.
+ HS lắng nghe.
+ Đạm, lân, lali, can xi.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
 + Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp.
+ Trồng cây ở nơi thoáng, thường xuyên vun xới để cho đất tơi xốp.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 21(3).doc