Giáo án dạy học Tuần 4 - Lớp 4

Giáo án dạy học Tuần 4 - Lớp 4

 TẬP ĐỌC Tiết bài: 07

 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

SGK/ 36 - Thời gian dự kiến: 40 phút.

A. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Giáo dục học sinh tính trung thực trong công việc.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Người ăn xin)

* Học sinh đọc bài, TLCH:

+ Nêu ý nghĩa của bài hoc.

* Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.

II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Một người chính trực).

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.

b. Cách tiến hành:

* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đó là vua Lý Cao Tông.

+ Đoạn 2: Tiếp theo Tới thăm Tô Hiến Thành được.

+ Đoạn 3: Còn lại

* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.

* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: tiến cử, gián nghị đại phu, tham tri chính sự

* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.

* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 4 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ	 ngày tháng năm 20
	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 07
 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
SGK/ 36 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa..
- Giáo dục học sinh tính trung thực trong công việc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Người ăn xin)
* Học sinh đọc bài, TLCH:
+ Nêu ý nghĩa của bài hoc.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Một người chính trực).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầuđó là vua Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp theoTới thăm Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Còn lại
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: tiến cử, gián nghị đại phu, tham tri chính sự
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: (Tô Hiến Thành không nhận vàng bạcLong Cán lên làm vua)
+ Câu 2: (Quan tham tri chính sựhầu hạ)
+ Câu 3: (Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá) 
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại. * Ý nghĩa: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
.* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Một hômTrần Trung Tá”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.-Hs thi đọc
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
.
 Thứ 	 ngày tháng năm 20
	 TOÁN 	Tiết bài: 16
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 SGK/21- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Viết số tự nhiên trong hệ thập phân)
* Học sinh làm bài tập:
+ Viết thành tổng: 10837; 2563
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên)
1. Hoạt động 1: So sánh số tự nhiên
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu cách so sánh số tự nhiên.
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn Hs cách so sánh số tự nhiên
+ Trong hai số tự nhiên, số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn:
 100 > 99 ; 10020 > 4539
+ Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh theo từng hàng tương ứng.
+ Muốn sắp xếp các số theo thứ tự ta phải so sánh
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu lý thuyết và làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Điền dấu
 989 85192 ; 2002 > 999 ; 85192 > 85187
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Xếp theo thứ tự:
* Từ bé đến lớn: 7638; 7683; 7836; 7863
* Từ lớn đến bé: 7863; 7836; 7683; 7638
* Gọi 1 em học sinh lên bảng làm bài tập.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3:khoanh vào số bé nhất, lớn nhất.
Học sinh thi đua làm theo nhóm 4. Đại diện báo cáo, trình bày. GV chốt lại.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 3/sgk – 21 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: .
 Thứ	 ngày tháng năm 20
 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 04
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
 Sgk / 7-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Như tiết 3
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Vượt khó trong học tập-Tiết 1).
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số tấm gương vượt khó trong học tập.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Vượt khó trong học tập-Tiết 2) 
1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu, giải quyết tình huống hợp lý. 
b. Cách tiến hành:
* Gv đọc tình huống, học sinh thảo luận.
* Đại diện nhóm trình bày
c. Kết luận: Nam phải chép bài, học bài đầy đủ. Nếu là bạn cùng lớp phải tập trung giảng bài cho Nam hiểu
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
a. Mục tiêu: Hs thảo luận nhóm, trao đổi về vượt khó trong học tập.
b. Cách tiến hành: 
* Học sinh thảo luận nhóm, trình bày.
* Cả lớp nhận xét.
* Giáo viên nhận xét, tuyên dương Hs.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung.
III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học. 
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung:
 Thứ ngày tháng năm 20
	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 04
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
 Sgk/ 76 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS.
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi 
- Giáo dục học sinh có ý học tập, yêu lao động, chịu khó tìm hiểu.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Tranh,bảng phụ,ban đồ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Một số dân tộc ở Hoàng Liên sơn)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn?
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn)
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, dựa vào các thông tin trong bài trả lời:
+ Ruộng bậc thang thường làm ở đâu?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
+ Kể tên một số sản phẩm, màu sắc của hàng thổ cẩm?
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt ý.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh kể tên một số khoáng sản, quy trình làm phân lân.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin trong Sgk, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. 
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Các nhóm nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý Sgk/ 77.
.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
 Thứ	 ngày tháng năm 20
	 CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)	 Tiết bài: 04
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
SGK/ 37 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nhớ- viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT2a
- Rèn luyện Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Cháu nghe câu chuyện của bà)
* Học sinh viết từ khó: lạc đường, nhoà, rưng rưng.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Truyện cổ nước mình).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ- viết.
a. Mục tiêu: Học sinh nhớ và viết đúng chính tả một số khổ thơ trong bài: “Truyện cồ nước mình”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên gọi 1 em Hs đọc thuộc lòng bài viết.
* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra những từ khó: thầm thì, nghiêng soi
* Giáo viên phân tích từ khó, yêu cầu học sinh đọc các từ khó
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
* Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
* Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi.
* Giáo viên cùng học sinh sửa lỗi và nhận xét.
* Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập.
* Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu: r, d, gi
+ Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi.
* Học sinh làm bài tập, gọi Hs nêu kết quả.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
* Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
* Về nhà xem bài mới.
D. Phần bổ sung:..
 Thứ ngày tháng năm 20
 TOÁN Tiết bài: 17
 LUYỆN TẬP
SGK /22-Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh số tự nhiên.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh số tự nhiên.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên).
* Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm bài tập: 
+ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 8136; 8316; 8613; 6831
* Giáo viên nhận xét và cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập). 
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Hs hiểu bài và làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1 SGK / 22: viết số bé nhất; lớn nhất có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số.
* Gv hướng dẫn Hs làm và nhận xét kết quả
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Viết số thích hợp
4710 68524 ; 25367 > 15367 ; 282828 < 282829
* Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
Bài 4: Tìm x, biết x bé hơn 3:
+ Các số tự nhiên bé hơn 3 là: 0; 1; 2
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Học sinh nêu cách so sánh hai số tự nhiên.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
D. Phần bổ sung:
 Thứ	 ngày tháng năm 20
	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	Tiết bài: 07
 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
 SGK /38 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng  ...  của bài tập.
* Cả lớp làm bài tập:
+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát, chậm chạp
+ Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần: lao xao, lăn tăn
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm và hướng dẫn Hs sửa sai.
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị tiết học sau.
 D. Phần bổ sung:
 Thứ 	ngày tháng năm 20
 KHOA HỌC	Tiết: 8	 	
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
 Sgk/ 18- Thời gian dự kiến: 40 phút
Mục tiêu: 
Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
Nêu ích lợi của việc ăn cá: dễ tiêu hơn
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sức khoẻ.
Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ
Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?)
* Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Tại sao cần ăn phối hợp nhiề loại thức ăn?
+ Nhắc lại bài học.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tại sao cần ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật?)
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh thi kể tên các món ăn.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm kể tên các thưc ăn chứa nhiều đạm.
* Đại diện các nhóm nêu kết quả.
* Cả lớp nhận xét và sửa sai.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý. 
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs nêu được lý do ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật
b. Cách tiến hành: 
* Học sinh làm việc theo nhóm 4, TLCH:
+ Kể tên các thức ăn chứa đạm động vật và thực vật, giải thích
* Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Cả lớp nhận xét
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý: Mục bạn cần biết Sgk/ 19.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố-dặn dò
* Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
* Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
D. Phần bổ sung: 
 Thứ ngày tháng năm 20.
	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 08
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
SGK / 45 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	 A.Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề( SGK) xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, trình bày sạch sẽ trong quá trình làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Cốt truyện).
* Giáo viên gọi Hs đọc ghi nhớ
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập xây dựng cốt truyện). 
1. Hoạt động 1: Nhận xét
a. Mục tiêu: Học sinh biết cách xây dựng cốt truyện.
b. Cách tiến hành: 
* Hs đọc yêu cầu đề bài. Gv gạch chân những từ ngữ (tưởng tượng, kể vắn tắt, ba nhân vật bà mẹ ốm, người con và bà tiên)
* Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
* Hs đọc nối tiếp ý 1, ý 2
* Từ đề bài các em tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau (Sự hiếu thảo, tính trung thực)
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập xây dựng cốt truyện.
b. Cách tiến hành: 
* Hs tự chọn đề tài theo gợi ý
* Hs thảo luận nhóm 2
* Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp
* Cả lớp nhận xét, bình chọn giọng kể hay
* Hs ghi vắn tắt cốt truyện
c. Kết luận: Gv chấm điểm, nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai.
III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
 Thứ 	 ngày tháng năm 20
 TOÁN	 Tiết: 20	 
GIÂY, THẾ KỶ
 Sgk/ 25 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Biết đơn vị giây, thế kỉ.
	- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
	- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Bảng đơn vị đo khối lượng)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
+ Nêu bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Giây, thế kỷ).
1. Hoạt động1: Giới thiệu giây, thế kỷ
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết giây, thế kỷ.
b. Cách tiến hành: 
* Gv giới thiệu: 
+ 1 phút = 60 giây ; 1 giờ = 60 phút
+ 1 thế kỷ = 100 năm ; 100 năm = 1 thế kỷ
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh làm các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
+ 1 phút = 60 giây ; 3 phút = 180 giây ; 60 giây = 1 phút ; 8 phút = 480 giây
* Cả lớp làm bài tập
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm
* cả lớp làm bài tập, Gv nhận xét kết quả
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Học sinh nêu cách so sánh các phân số.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
 Thứ	 ngày tháng năm 20
 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 04
 NƯỚC ÂU LẠC 
 Sgk/ 15 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của ND Âu Lạc.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Nước Văn Lang).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Người Lạc Việt sống bằng nghề gì là chính?
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Nước Âu Lạc)
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu sự ra đời của nước Âu Lạc 
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc cá nhân, TLCH:
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Người dân làm nghề gì để sinh sống?
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý. 
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được diễn biến quá trình xâm lược của quân Triệu Đà
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi, cả lớp TLCH:
+ Quân Triệu Đà sang xâm lược nước ta như thế nào?
+ Triệu Đà có âm mưu gì khi quân mình bị thua?
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Triệu Đà hoãn binh, cho Trọng Thuỷ sanglàm con rể An Dương Vương
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
...........................................................................................................................................
 Thứ 	 ngày tháng năm 20
 ÂM NHẠC	 	Tiết 4	
HỌC HÁT BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE (DÂN CA BA-NA, DỊCH LỜI:TÔ NGỌC THANH - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: TIẾNG HÁT ĐÀO THỊ HUỆ Sgk / 7 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết ND câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn bài hát Em yêu hoà bình)
* Giáo viên gọi 3 học sinh lên hát bài hát “Em yêu hoà bình”.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Học hát bài: “Bạn ơi lắng nghe).
1. Hoạt động 1: Học hát bài: Bạn ơi lắng nghe 
a. Mục tiêu: Hs học hát: Bạn ơi lắng nghe
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên hát mẫu bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
* Hs đọc lời bài hát.
* Gv hướng dẫn Hs hát từng câu trong bài
* Hs hát toàn bộ bài hát
* Gv sửa sai cho Hs.
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). 
+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. 
* Gv kiểm tra, đánh giá.
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc
a. Mục tiêu: Hs hiểu được câu chuyện âm nhạc
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc bài kể chuyện, dặt câu hỏi:
+ Vì sao nhân dân biết ơn chị Đào Thị Huệ?
+ Câu chuyện xảy ra trong giai đoạn lịch sử nào?
c. K ết luận: Gv và học sinh nhận xét, tuyên dương.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe”.
* Giáo viên nhận xét chung tinh thần học tập của học sinh.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 04 Tiết: 04
A. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua để học sinh rút ra những ưu điểm và khuyết điểm trong học tập.
 	- Đồng thời, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục học sinh tham gia học tập tốt và thực hiện đầy đủ các hoạt động của trường lớp.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong hoạt động tuần vừa qua, đa số các em Hs đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, chịu khó uốn nắn chữ viết. về nhà có học bài và làm bài đầy đủ; có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp.
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên vở ở nhà, một số khác học sinh chưa chịu khó uốn nắn chữ viết, chữ viết còn xấu, ý thức giữ gìn vở sạch đẹp chưa cao. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo, biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. 
2. Học tập: 
 Giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ cây xanh trên sân trường. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bản thân, trong và ngoài lớp học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4(5).doc