Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 16

Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 16

Tiết 1 :Đạo đức YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)

I.Mục tiêu:

 - Nêu được ích lợi của lao động.

 - Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

 - Biết được ý nghĩa của lao động.

II.Chuẩn bị:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

III.Lên lớp:

 

doc 25 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiết 1	:Đạo đức	 YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ích lợi của lao động.
 - Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
 - Biết được ý nghĩa của lao động.
II.Chuẩn bị:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
A.Ổn định:
- Yêu cầu HS trật tự để chuẩn bị học tập.
B.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Biết ơn thầy giáo cô giáo”
+ Hãy nêu những việc làm của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
- Yêu lao động.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2.Giảng bài 
* Hoạt động 1: Đọc truyện “Một ngày của Pê- chi- a”
- GV đọc truyện lần thứ nhất.
- GV gọi HS đọc lại truyện lần thứ hai.
- GV cho lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi (SGK/25)
+ Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
+ Theo em, Pê-chi-a, sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
+ Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?
- GV kết luận về giá trị của lao động:
 Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Rút ra ghi nhớ : 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1-SGK/25)
- GV chia 2 nhóm và giải thích yêu cầu làm việc.
+ Nhóm 1 :Tìm những biểu hiện của yêu lao động.
+ Nhóm 2 : Tìm những biểu hiện của lười lao động.
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
* Hoạt động 3: Đóng vai (Bài tập 2- SGK/26)
- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, đóng vai một tình huống:
+ Nhóm 1 :
a/. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lí do là bị ốm. Theo em, Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
+ Nhóm 2 : 
b/. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn cùng với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được chứ sao ”
 Theo em, Lương sẽ ứng xử thế nào?
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
D.Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
- Cả lớp lắng nghe thực hiện.
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc lại.
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS cả lớp thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS cả lớp trao đổi, tranh luận.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Mỗi nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày các cách ứng xử.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
**********************************************
Tiết 2:Tập đọc KÉO CO
I . Mục tiêu :
 1.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài
 2.Hiểu nội dung : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II .Đồ dùng dạy học :
	- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
III . Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A .Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa, và trả lời câu hỏi 4 (hoặc 5), trong SGK.
B .Bài mới:
1. Hướng dẫn luyện đọc 
-Chia đoạn, hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp đoạn.
-Đọc từ khó, câu khó, giải nghĩa từ khó.
-Luyện đọc theo cặp.
-Học sinh đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
2. Tìm hiểu bài
- Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
-Giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
-Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? 
3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài.
- H/dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1. 
C.Củng cố, dặn dò:
-GV tóm tắt nội dung toàn bài.
- GV nhận xét tiết học. 
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn – đọc 2,3 lượt.
Đoạn 1: Năm dòng đầu.
Đoạn 2:bốn dòng tiếp
Đoạn 3: Sáu dòng còn lại
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
+ Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 độ phải bằng nhau, keo hơn là thắng.
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia,  người xem.
+ Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn.
-HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
 ************************************
Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP
I .Mục tiêu :
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn.
 - HS khá, giỏi bài 3.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Vở bài tập.
III.Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 75, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
2. Bài mới:
 a.Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1 ( dòng 1, 2)
-GV yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS
*Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
*Bài 3 ( dành cho học sinh khá , giỏi )
-GV yêu cầu HS làm bài.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- Đặt tính rồi tính
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
 Số mét vuông nền nhà lát được là : 
1050 : 25 = 42 (m2)
Đáp số : 42 m2
Bài giải
Số sản phẩm cả đội làm trong 3 tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là :
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số : 125 sản phẩm
********************************
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:Chính tả(Nghe viết) KÉO CO
I – Mục tiêu :
	1.Nghe- viết đúng bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn.
 2.Làm đúng bài tập 2b
II – Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ, vở bài tập, vở chính tả.
III –Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ:
-HS tìm và đọc 5, 6 từ ngữ chứa tiếng có thanh hỏi / thanh ngã
-Cả lớp viết vào vở nháp VD: trốn tìm, cắm trại, chọi dế, (MB); hoặc: tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây,(MN)
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS nghe – viết: 
- Đọc mẫu bài viết.
-Luyện viết từ khó
-Đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
-GV đọc cho HS soát lỗi và chấm bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV nêu yêu cầu của BT 2b. 
 C.Củng cố, dặn dò: 
- GV tóm tắt nội dung toàn bài.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà sửa lỗi, chuẩn bị tiết sau.
-1 em lên bảng, cả lớp viết vở nháp.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết.
Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng
-HS viết bài vào vở
-Chấm bài chữa lỗi.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- đấu vật
- nhấc
- lật đật
*******************************************
Tiết 2:Toán	 THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ O
I-Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số o ở thương.
 - HS làm bài 1(dòng 1,2).
 - HS khá, giỏi bài 2.
II/ Đô dùng dạy học :
 -Vở bài tập, , bảng phụ.
III/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 76, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới:
* Hướng dẫn thực hiện phép chia
a) Phép chia 9450 : 35
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện cách đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
b)Phép chia 2448 : 24 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương).
Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
- GV chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7.
* Luyện tập:
Bài 1( dòng 1,2 ):
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính
Bài 2( dành cho học sinh khá, giỏi )
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày bài giải toán.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Hoạt động nhóm 2 làm vào bảng phụ. 
Trung bình mỗi phút máy bơm bơm được số lít nước là : 
 97200 : 72 = 1350 (l)
 Đáp số : 1350 l
*******************************************
Tiết 3:Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI-TRÒ CHƠI
I – Mục tiêu :
	- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc( BT1), tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm BT2; bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2 trong tình huống cụ thể BT3.
II – Đồ dùng dạy học :
	 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1. 
 - Một số tờ để HS làm BT2.
	 - Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
III –Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra:
- Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước (giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi). Sau đó làm lại BT2a.
- Một HS làm lại BT.III.1a và BT.III.2.
B –Bài mới:
1.Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1
- GV cùng HS cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết: SGK / 321.
Bài tập 2
- GV dán 3- 4 tờ phiếu. Mời 3- 4 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3
- GV nhắc các em:
+ Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
+ Có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- GV nhận xét.
C ... ưởng tập hợp lớp báo cáo. 
- HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
= = = =
= = = =
= = = =
= = = =
5 5 5 5
 T1
2
T3
T4
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
==========
==========
==========
==========
5Gv
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiết 1:Tập làm văn : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I.Mục tiêu : 
 - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15 ) , viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học :	
 - Dàn ý bài văn tả đồ chơi mỗi HS đều có.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài
a) Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
- GV giải nghĩa thêm : áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối)
- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc lại dàn ý của mình.
b) Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài
- GV nhắc các em : trong M : câu mở đoạn là Bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách.
2. HS viết bài
- GV tạo không khí yên tĩnh cho HS viết.
C.Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài. Nhắc những HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới
- Một HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (về nhà em đã viết hoàn chỉnh vào vở)
- Một HS đọc đề bài
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 SGK. Cả lớp theo dõi.
- HS mở vở, đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay dán tiếp 
+ HS đọc thầm lại M : a (mở bài trực tiếp) và b (mở bài gián tiếp) tròn SGK
+ Một HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết - kiểu trực tiếp – của mình.
+ Một HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết - kiểu gián tiếp - của mình.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) :
+ Một HS đọc thầm M : trong SGK.
+ Một HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình
- Chọn cách kết bài
+ Một HS trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng
+ Một HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng
 *************************************
Tiết 2:Toán : CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I/Mục tiêu : 
 -Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết, chia có dư).
 -HS khá, giỏi bài 3.
II/ Đồ dùng dạy học :
 -Vở bài tập, bảng phụ.
 III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 79, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
2.Bài mới:
a.Hướng dẫn thực hiện phép chia
a) Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết)
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện cách đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
b) Phép chia 80120 ; 245 (trường hợp chia có dư)
- GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
b. Luyện tập:
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
Bài 2b
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3( dành cho học sinh khá, giỏi )
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 -HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
b) 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số : 162 sản phẩm 
 ********************************
Tiết 3:Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu :
	1.Chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia ) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
 2.Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng lớp viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện
	- Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III . Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS phân tích đề:
*Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quan
-Nhắc HS : Câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực (liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn bè), nhân vật trong câu chuyện là em hoặc bạn bè. Lời kể giản dị, tự nhiên
2. Gợi ý kể chuyện:
- GV nhắc HS chú ý :
+ SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện,có thể kể theo 1 trong 3 hướng đó.
+ Khi kể, nên dùng từ xưng hô – tôi (kể chuyện cho bạn ngồi bên, kể cho cả lớp)
3. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện:
a) KC theo cặp : nghe HS kể, hướng dẫn.
b) Thi KC trước lớp
 -HD cả lớp nhận xét nhanh về : nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu ngữ điệu.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân, hoặc viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp. 
- 1 HS kể câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Một HS đọc đề bài trong SGK.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý, đọc cả M : (Kể vì sao em có thứ đồ chơi mà thích - Kể về việc giữ gìn đồ chơi - Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo).
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. 
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
-Nói ý nghĩa câu chuyện
-Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn KC hay nhất.
***************************************
TUẦN 16
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tiết 1,2:Toán CỦNG CỐ
I/ Mục tiêu :
- Củng cố về chia cho số có 3 chứ số, thương có chữ số 0
- Ôn tập giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Ôn tập về tìm số chia, tìm thừa số chưa biết.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập toán, bảng con, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
1638 : 241 ; 43326 : 148 ; 6734 : 535 ; 6006 : 600
Bài 2 : Tìm x :
75 x X = 1800 ; 1855 : X = 35
Bài 3 : Một nhà máy sản xuất trong một năm được 49410 sản phẩm . Hỏi trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêưu sản phẩm , biết một năm làm việc 305 ngày.
Bài 4 : Một khu vườn hình chữ nhật có diện tích 7140 m2 , chièu dài 105 m, tính chiều rộng , chu vi của sân bóng.
Dặn dò : Về nhà xem lại bài tập, chuẩn bị tiết sau.
-Học sinh làm vào bảng con. 1 em lên bảng.
-Nêu cách tìm rồi tìm. 1 em lên bảng cả lớp làm vào vở
-Tóm tắt đề và giải, 1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở.
-Hoạt động nhóm 2 xác định dạng toán rồi giải, 1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở.
 **********************************************
Tiết 3:Tiếng việt : ( LTVC) CỦNG CỐ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Củng cố hệ thống , mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi.
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Vở luyện tiếngViệt, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kể tên một số trò chơi em thường chơi.
Kể một số trò chơi bạn nữ ưa thích, kể một số trò chơi các bạn nam ưa thích.
Kể tên một số trò chơi có hại. nó có hại như thế nào ?
Kể tên một só trò chơi thể hiện tinh thần doàn kết.
 Dặn dò : về xem lại bài , chuẩn bị bài sau.
VD : bắn bi, nhảy dây, chơi nẻ
Nhảy dây, chơi nẻ
Bắn bi, đá bóng
 đánh nhau, dí chạy( có hại vì dễ té ngã, nguy hiểm)
Kéo co, 
*********************************
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Tiết 1,2:Tiếng việt : ( TLV) CỦNG CỐ
I/ Mục tiêu : 
- Biết lập dàn ý tả đồ vật.
 - Trình bày dàn ý đã lập.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập , bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Lập dàn ý :
Lập dàn ý bài văn: Tả chiếc cặp sách của em.
Hoạt động 2: Làm bài miệng 
Dặn dò : Về nhà làm thành bài viết , chuẩn bị tiết sau .
- Hoạt động nhóm 2 trình bày 
Mở bài : Giới thiệu chiếc cặp sách của em.
Thân bài : 
Tả bao quát : Hình dạng, màu sắc, của cặp.
Tả chi tiết : ( các bộ phận của cặp )
Kết bài : nêu tình cảm của em, em giữ gìn cặp như thế nào ?
- Học sinh trình bày miệng, lớp nhận xét.
******************************
Tiết 3:Toán CỦNG CỐ
I- Mục tiêu:
 - Củng cố phép chia số có bốn chữ cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư ).
II/ Đồ dùng dạy học : 
 -Vở bài tập, bảng phụ.
 III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 77, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm. 
2.Bài mới:
a. Hướng dẫn thực hiện phép chia
a) Phép chia 1944 : 162 (trường hợp chia hết)
- GV hướng dẫn lại HS t.hiện cách đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
b) Phép chia 8469 ; 241 (trường hợp chia có dư)
- GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
b. Luyện tập:
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
Bài 3( HS khá, giỏi )
- GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
 3.Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết giờ học, dặn dò về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
-Tính giá trị của biểu thức.
- Ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức, HS cả lớp làm bài vào VBT.
b) 8700 : 25 : 4 = 348 : 4
= 87
 **************************************
	*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 16 2009 2010.doc