Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 23

Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 23

 Toán

 Luyện tập chung

I. MỤC TIÊU:

- Biết so sánh hai phân số.

- Tính chất cơ bản của phân số.

* Trọng Tâm: Biết so sánh hai phân số

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS lên bảng làm - lớp làm nháp

So sánh các phân số sau: và ; và

- Nhận xét - cho điểm

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 4 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
 chào cờ
	 lớp trực tuần nhận xét 
 ----------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết so sánh hai phân số.
- Tính chất cơ bản của phân số. 
* Trọng Tâm: Biết so sánh hai phân số
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS lên bảng làm - lớp làm nháp 
So sánh các phân số sau: và ; và 
- Nhận xét - cho điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung
Bài 1 (123)
 < ; < ; < 1
- GV nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS tự làm bài - 3 HS lên bảng làm - Nhắc lại cách so sánh 
 = ; > ; 1 < 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 2 (123)
* Với 2 số tự nhiên 3 và 5 hãy viết 
- Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài 
a. Phân số bé hơn 1: 
- Gọi HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1: Thế nào là phân số bé hơn . 
- Nhận xét - chữa bài 
Bài 3 (123) 
* Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS đọc yêu cầu của bài 
a. ; ; 
- Nêu cách làm 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vở BT 
Vì 5 < 7 < 11 nên < < 
- Lớp làm vở bài tập 
; ;
- Nhận xét chữa bài 
Rút gọn phân số ta có 
= ; = ; = 
Vì < < nên < < 
Bài 4 (123)
- GV nêu yêu cầu của bài 
* Tính 
- 2HS lên bảng làm - lớp làm vở
- 2 HS lên bảng làm 
a. = = 
b. = = 1
- Nhận xét - chữa bài 
Hoặc: = = 1
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung 
 ------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Hoa học trò
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
-Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. ( trả lời được các CH trong SGK )
* Trọng Tâm: Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
II. Đồ dùng minh hoạ
Tranh minh hoạ bài đọc hoặc ảnh về cây phượng 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ chợ tết 
- Nêu nội dung của bài
- Nhận xét cho điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- 1 HS khá đọc - Lớp đọc thầm 
- Hướng dẫn cách chia đoạn 
- 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1 + sửa phát âm
- 3 HS đọc tiếp
- Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ 
- 3 HS đọc nối tiếp - giải nghĩa từ - SGK 
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- Gọi HS đọc toần bài, nhận xét
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu - chú ý giọng đọc 
b. Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 trả lời 
- Lớp đọc thầm trao đổi trả lời 
- Em hiểu "đỏ rực" có nghĩa như thế nào ? 
- Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng 
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay ?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nghệ thuật so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. Dùng như vậy để cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều và rất đẹp. 
- Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
- Vì phượng là loại cây rất quen thuộc gẫn gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều trên sân trường. Hoa phượng nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè. Hoa phượng gắn với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
? Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì ? vì sao ?
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè hứa hẹn những ngày hè kì thú.
? Hoa phượng còn có những gì đặc biệt làm ta náo nức ?
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà dán câu đối đỏ.
? ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng
- Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng 
? Màu hoa phượng thay đổi thế nào theo tác giả
- Bình minh màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi, dịu , Dần dần rồi hoa với mặt trời chói lọi màu phượng rực lên.
? Khi đọc bài " Hoa học trò" em cảm nhận được điều gì ?
- Xuân Diệu đã rất tàu tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng
+ Hoa phượng là loại hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài 
- 3 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra giọng đọc 
? Theo em chúng ta nên đọc bài với văn với giọng như thế nào ?
- Đọc giọng nhịp nhàng, suy tư, nhấn giọng ở những từ gợi tả. 
? Tìm từ tả vẻ đẹp của hoa phượng sự thay đổi của hoa phượng ?
- HS tìm - gạch chân các từ này 
? Tìm từ tả vẻ đẹp của hoa phượng sự thay đổi của hoa phượng ?
- HS tìm - gạch chân các từ này 
- Giới thiệu đoạn cần luyện đọc: Đoạn 1
- Tổ chức HS thi đọc đoạn văn
- 3,5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay nhất
3. Củng cố dặn dò.
? Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng ?
- Nhận xét tiết học:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 46
 ------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Giữ gìn các công trình công cộng
I. Mục tiêu:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng .
- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. 
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
* Trọng tâm: Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Mỗi HS 3 tấm bìa: xanh, đỏ, vàng 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
- Như thế nào thể hện lịch sự với mọi người 
- Nhận xét - cho điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- GV nêu tình huống như SGK 
- Chia lớp làm 4 nhóm 
- Yêu cầu thảo luận đóng vai xử lí tình huống. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận 
- GV kết luận. Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn .
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến về các hành vi
- Tiến hành thảo luận 
- Đại diện các cặp đôi trình bày 
- Gọi các nhóm trình bày - yêu cầu giải thích lí do 
- Đáp án: Tranh 1: Sai
 Tranh 2 : Đúng 
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh
 Tranh 3 : Sai 
 Tranh 4: Đúng 
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
- Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu thảo luận theo câu hỏi:
- Tiến hành thảo luận trình bày
- Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà em biết:
- Nhóm 1: Hồ Gươm, công viên, nhà văn hoá xã 
- Hãy đề ra một số hoạt động, vừa làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
- Không vứt rác bừa bãi, không viết vẽ bậy lên tường, không bẻ cây bẻ hoa ở công viên không khắc tên lên vách đá, gốc cây.
- Nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm
- Các nhóm nhận xét
- Siêu thị nhà hàng... có phải là nơi công cộng cần bảo vệ, giữ gìn không ? 
- Không vì đó không phải là công trình công cộng nhưng đó là nơi công cộng, cũng cần phải giữ gìn.
- Nhận xét bổ sung, giáo viên kết luận.
* Giáo viên gọi 2,3 HS đọc phần ghi nhớ. SGK 
* Hoạt động tiếp nối.
- Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm hiểu, ghi chép tình trạng hiện tại của các công trình công cộng của địa phương mình vào bảng sau:
STT
Công trình công cộng
Tình trạng hiện tại
Biện pháp giữ gìn
 -------------------------------------------------------------------------
Khoa học
ánh sáng
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
 + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa,...
 + Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bàn ghế,...
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua
- Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng 
- Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
* Trọng tâm: Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
 - Tiếng ồn có ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào ? Nêu những biện pháp chống tiếng ồn ?
- Nhận xét - chữa bài 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng 
* Mục tiêu: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
* Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm 
- Cho HS thảo luận nhóm 
- HS quan sát H1, 2 - SGK - trả lời 
- Những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng ?
H1: Ban ngày
- Vật tự phát sáng: Mặt trời 
- Vật được chiếu sáng: Gương, bàn ghế, tủ...
H2: Ban đêm.
- Vật tự phát sáng: Ngọn đèn điện 
- Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế... được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng chiếu sáng)
- Gọi các nhóm báo cáo 
- GV nhận xét - kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. 
* Mục tiêu: Nêu VD hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Trò chơi: Dự đoán đường truyền của ánh sáng
- Cho 3, 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau.
- GV nêu yêu cầu: Dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
- HS dự đoán 
- GV bật đèn
- HS so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm 
- Vì sao lại có kết quả như vậy ?
- Bước 2: Làm thí nghiệm trang 90 - theo nhóm. 
- Yêu cầu HS quan sát H3 và dự đoán đường truyền của ánh sáng qua khe. Sau đó bật đèn và quan sát
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trình bày kết quả. 
- Rút ra kết luận gì ?
* Kết luận: ánh sáng truyền qua đường thẳng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật. 
* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và khong cho ánh sáng truyền qua.
* Cách tiến hành 
- Cho HS tiến hành làm thí nghiệm trang 91 theo nhóm. Chú ý che tối phòng học khi tiến hành thí nghiệm 
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm ghi kết quả vào phiếu. 
- Ghi kết quả vào bảng - GV phát cho các nhóm 
Các vật che gần toàn bộ ánh sáng đi qua 
Các vật chỉ có một phần ánh sáng đi qua. 
Các vật không cho ánh sáng đi qua.
- Gọi HS nêu ví dụ ứng dụng li ... Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản khi được chiếu sáng
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản 
- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học 
Đèn bàn, đèn pin, tờ giấy hoặc tấm bìa, kéo, một số thanh tre.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối 
Mục tiêu: Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản...
* Cách tiến hành 
B1: Thực hành TN T93
- HS làm TN T93 và nêu dự đoán 
B2: HS dựa vào bảng hướng dẫn và câu hỏi T 93 SGK làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối 
- HS làm TN nếu dùng đèn pin phải tháo bộ phận phản chiếu ánh sáng phía trước 1 pha đèn
B3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp 
- HS trình bày ý kiến thảo luận 
- Chốt ý đúng
? Bóng tối xuất hiện ở đâu ? và khi nào ?
- Xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng 
- Khi gặp vật cản sáng ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vòng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó là vùng bóng tối. 
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước qua dự đoán.
? Theo em, hình dạng kích thước của bóng tối có thay đổi không ?
- Có thay đổi 
? Khi nào nó sẽ thay đổi 
- Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi 
? Tại sao ban ngày khi trời nắng bóng của ta lại chèn vào buổi trưa ?
+ Bóng của vật xuất hiện sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng, vào buổi trưa khi mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật 
+ Buổi sáng mặt trời mọc ở phía đông nên bóng của vật dài ra, ngả về phía Tây 
+ Buổi chiều mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật dài ra, ngả về hướng Đông 
- Cho HS làm TN chiếu ảnh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng đứng trên mặt bìa 
- HS làm TN trong nhóm với 3 vị trí của đèn pin phía trên, bên phải, bên trái hai chiếc bút bi.
- Quan sát, nhận xét kết quả 
? Bóng của vật thay đổi khi nào ?
- Bóng tối của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
? Làm thế nào bóng của vật to hơn ?
+ Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
KL: Do sánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. 
IV. Củng cố dặn dò 
Đóng kín cửa làm tối phòng học, căng một tấm vải hoặc tờ giấy to làm phông. 
Sử dụng đèn chiếu cắt tờ bìa làm các hình nhân vật để biểu diễn 
- Cho HS chơi như GV hướng dẫn 
- Quan sát nhận xét kết quả
Chuẩn bị bài: ánh sáng cần cho sự sống
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
 Toán 
Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
 - Rút gọn được phân số.
	- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
	- Trình bày lời giải toán.
 * Trọng tâm: Rút gọn được phân số. Thực hiện được phép cộng hai phân số.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Tính: 
- 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- Đổi chéo nháp kiểm tra chấm bài bạn.
- Gv nx chốt bài đúng.
- Yêu cầu hs trao đổi cả lớp:
- Lớp nx chữa bài trên bảng.
- Cách cộng hai phân số cùng mẫu số và cộng hai phân số khác mẫu số.
B, Luyện tập.
1. Giới thiệu bài luyện tập.
2. Luyện tập.
Bài 1. Làm bài vào bảng con.
- Cả lớp làm và 3 Hs lên bảng.
a.
c.
- Gv cùng lớp nx chữa từng bài:
- Hs nx và trao đổi cách cộng 2 ps có cùng mẫu số.
Bài 2. Tính.
- Cả lớp làm bài vào nháp. 3 hs lên bảng làm.
- Lớp đổi chéo chấm bài bạn.
- Gv yêu cầu hs nx chữa bài:
a. 
b.
c.
- Gv nx chung, yêu cầu hs trao đổi cách cộng 2 ps khác mẫu số.
Bài 3. Rút gọn rồi tính
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài, Lớp trao đổi bài theo cặp.
a. 
b. 
c.
- Gv cùng hs nx trao đổi cách làm bài.
Bài 4: 
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đọc đề bài.
- Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là:
 (số đội viên của chi đội)
 Đáp số: số đội viên của chi đội. 
- Gv nx chốt bài đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn làm bài tập luyện tập bài 117 vào nháp.
- Lớp nx chữa bài.
 ---------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp 
I. Mục tiêu:
- Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với từ đó.
* Trọng tâm: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với từ đó. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1
	- Một số giấy khổ to để làm bài tập 3, 4
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa con và bố mẹcó dùng dấu gạch ngang (BT _2) tiết LTVC trước.
	- Nhận xét - cho điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1(52): Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến, dán bảng bài tập 1 kẻ sẵn - 1 học sinh lên đánh dấu + vào cột đúng
- 1 học sinh đọc
- Học sinh trao đổi làm bài vào vở bài tập
Tục ngữ
Phẩm chất quý giá hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thường thống nhất với nội dung
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Người thanh nói tiếng cũng thanh chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt hình dong.
- Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
* Bài2:(52)
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- 1HS đọc - lớp đọc thầm thảo luận 
- Mời 1HS khá giỏi làm mẫu 
- Cho học sinh suy nghĩ, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ 
- !HS giỏi làm mẫu 1 trường hợp 
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, cho điểm những học sinh nói tốt
- 3 học sinh trình bày
VD: Bạn Linh ở lớp em học giỏi, ngoan, nói năng rất dễ thương. Một bạn đến nhà em chơi, khi bạn em về mẹ em bảo "Bạn con nói năng thật dễ thương. Đúng là người thanh nói tiếng cũng thanh, chuông kêu kẽ đánh thành cũng kêu.
Bài 3 (52)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài - đọc cả mẫu
- Giáo viên phát phiếu khổ to cho 1 số nhóm.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Dán phiếu lên bảng - trình bày
- Nhận xét - kết luận các từ đúng
- Các nhóm trình bày - bổ sung
+ Các từ miêu tả mức độ cao của tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê kinh hồn, vô cùng, mê li, không như tiên
Bài 4 (52)
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập 3
- Giáo viên chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho học sinh 
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đăth 
+ Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời
+ Khung cảnh động Hương tích đẹp
+ Phong cảnh nơi đây đẹp vô cùng
+ Chị Lan đẹp tuyệt trần
+ Khu rừng ấy đẹp không tưởng tượng nổi
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- CBB sau bài 47
 ----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
	- Tìm hiểu về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ)
	- Luyện tập xây dựng các đoạn văn tả cây cối. Yêu cầu bài văn viết chân thật, sinh động, giàu hình ảnh.
 - Trọng tâm: Luyện tập xây dựng các đoạn văn tả cây cối. Yêu cầu bài văn viết chân thật, sinh động, giàu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh ảnh về cây gạo và cây trám đen
	- Giấy khỏ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả 1 loài hoa hoặc thứ quả mà em biết?
	- Nhận xét - cho điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
a. Nhận xét
Bài 1, 2, 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trao đổi thảo luận theo trình tự
- Cho học sinh đọc thầm bài cây gạo
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
? Xác định từng đoạn trong bài?
? Tìm nội dung chính từng đoạn
- Gọi học sinh trình bày
- Bài gồm 3 đoạn
- Học sinh tiếp nối nhau trình bày - mỗi em nói 1 đoạn
+ Đoạn 1: Tả thời kỳ ra hoa của cây gạo
+ Đoạn 2: Tả cây gạo lúc hết màu hoa
+ Đoạn 3: Tả cây gạo thời kỳ ra quả
- Giáo viên kết luận: Bài văn cây gạo có 3 đoạn. Mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ cái đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng, mỗi đoạn văn có nội dung nhất định.
b. Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
? Trong bài văn miêu tả cây cối mỗi đoạn có đặc điểm gì?
c. Luyện tập
Bài 1: (53)
- 2 học sinh đọc - Lớp đọc thầm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, theo yêu cầu của bài 
- 2 học sinh đọc 
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
- Gọi2 học sinh trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận lời giải 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Đoạn 1: ở đầu bản tôi một gang.
Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen
+Đoạn 2: Tả 2 loại trám đen, trám đen tẻ và trám đen nếp
+ Đoạn 3: Kh lợi của quả trám đen
+ Đoạn 4: Tình cảm của người dân bản và người tả với cây trám đen
Bài 2 (53)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh viết: Xem cây đó là cây gì? Nó có ích gì cho con người và môi trường xunh quanh
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự viết đoạn văn.
Phát giấy cho học sinh viết đoạn văn
- Gọi học sinh dán phiếu lên bảng, chữa bài
- Viết đoạn văn
- Gọi học sinh đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét cho điểm học sinh làm tốt
- 2 học sinh đọc
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- CBB sau bài 47
--------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 23
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động học tập, lao động, vệ sinh trong tuần 23.
- Nắm được kế hoạch hoạt động tuần 24.
II. Các hoạt động
1/ Nhận xét tuần 23:
	- Các tổ báo cáo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp.
- Lớp trưởng khái quát chung tình hình lớp.
- Giáo viên nhận xét chung.
* Ưu điểm: 
	- Đi học đúng giờ, tỉ lệ chuyên cần cao.
	- Thực hiện tương đối tốt nề nếp của trường, của lớp.
	- Có ý thức xây dựng bài, học bài và làm bài ở nhà.
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	* Tồn tại:
 - 1 số bạn còn nói chuyện riêng.
	- Chữ viết chưa được đẹp.
2/ Kế hoạch tuần 24:
- Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học.
- T/h lao động - vệ sinh theo kế hoạch.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23 lop 4(8).doc