Giáo án dạy Khối 4 - Tuần thứ 15

Giáo án dạy Khối 4 - Tuần thứ 15

Môn: Tập đọc

TUỔI NGỰA

 Xuân Quỳnh

I - Mục tiêu:

1 - Kiến thức :

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

2 - Kĩ năng :

- Đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , hào hứng ,trải dài ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3 - Giáo dục :

- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy, phải biết yêu thương gia đình của mình.

II - Chuẩn bị:

- GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 + Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Khối 4 - Tuần thứ 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm :
TIẾNG SÁO DIỀU
&
 Từ 23 -11 -2009 đến 27 - 11 -2009
Nhật tụng :
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Môn: Tập đọc
TUỔI NGỰA
 Xuân Quỳnh 
I - Mục tiêu:
1 - Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. 
- Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
2 - Kĩ năng :
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , hào hứng ,trải dài ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
3 - Giáo dục :
- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy, phải biết yêu thương gia đình của mình.
II - Chuẩn bị:
- GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy – học
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
10p
10p
10p
5p
 A - Kiểm tra bài cũ : Cánh diều tuổi thơ
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
B - Dạy bài mới:
Hoạt động1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động3:Tìm hiểu bài 
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
* Khổ 1 :
- Bạn nhỏ tuồi gì ? 
- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào ?
* Khổ 2 :
- “ Ngựa con “ theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
* Khổ 3 : 
- Điều gì hấp dẫn “ Ngựa con “ trên những cánh đồng hoa ?
* Khổ 4 :
- Trong khổ thơ cuối , “ Ngựa con “ nhắn nhủ mẹ điều gì ? 
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 trả lời câu hỏi : Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào 
Hoạt động4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. 
- Giọng đọc hào hứng , dịu dàng ; nhanh hơn và trải dài hơn ở những khổ thơ ( 2, 3 ) miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con ; lắng lại đầy trìu mến ở hai dòng kết bài thơ.
C - Củng cố – Dặn dò 
- Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ ?
- Nêu nội dung bài thơ của bài ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Kéo co.
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS đọc từng khổ thơ và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Tuổi Ngựa
- Tuổi ấy không chịu ở yên một một chỗ, là tuổi thích đi.
- Ngựa rong chơi qua miền trung du xanh ngắt , qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đen triền núi đá. “Ngựa con“ mang về cho mẹ gió của trăm miền.
- Màu sắc trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
- Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
+ HS tự nêu.
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Cậu bé không chịu ở yên một chỗ, rất ham đi . 
+ Cậu bé là người giàu ước mơ, giàu trí tưởng tượng. 
+ Cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ. 
- Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạng của cậu bé tuổi Ngựa . Cậu thích bay nhảy nhưng yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
3ĐT
CL
CL
CL
CL
CL
K
CL
K
CL
K
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I - Mục tiêu:
1 - Kiến thức :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. 
- Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . 
2 - Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết ,thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
3 - Giáo dục :
- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
II - Chuẩn bị:
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - Các hoạt động dạy – học
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
10p
10p
10p
2p
A.Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
B.Dạy bài mới:
Hoạt động1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó
- Đặt câu với từ huyền ảo ?
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động3 : Tìm hiểu bài 
- Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
Hoạt động4 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi ! “
C.Củng cố – Dặn dò 
- Nêu nội dung của bài ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Tuổi Ngựa.
- HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo diều vi vu , trầm bổng. 
+ Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng ) .
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. 
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo , đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ , bạn nhỏ thấy lòng cháy lên , cháy mãi khát vọng .
+ Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời , bao giờ cũng hi vọng , tha thi cầu xin : Bay đi diều ơi Bay đi !
- Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng
3ĐT
CL
CL
K
CL
CL
K
CL
K
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC (TT)
I .Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói:
	- HS kể lại tự nhiên,rõ ràng một câu chuyện (đọan truyện) đã đọc, đã nghe về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi.
	- Hiểu câu chuyện (đọan truyện),trao đổi được với các bạn về tính cách các nhân vật và ý nghĩa câu chuyện mình chọn kể. 
 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II.Chuẩn bị: 
- Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em, hoặc những con vật HS gần gũi với trẻ em (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thiếu nhi, truyện đăng báo, sách truyện đọc L.4 (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
10p
18p
2p
A.Bài cũ:
GV nhận xét 
B.Bài mới:
Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp
Hoạt động1: Hướng dẫn HS hiểu các yêu cầu của bài tập
a) Xác định yêu cầu của đề bài.
GV lưu ý HS: Chọn kể một câu chuyện em đã đọc, đã nghe có nhân vật là những đồ chơi trẻ em, những con vật gần gũi (như vậy, bài đọc Cánh diều tuổi thơ không có nhân vật là đồ chơi, con vật gần gủi với trẻ à không thể chọn kể).
b) Hướng dẫn HS tìm câu chuyện cho mình.
GV gợi ý cho HS kể 3 truyện đúng với chủ điểm)
Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi trẻ em?
Truyện nào có nhân vật là những con vật gần gũi với trẻ em?
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
GV nhắc HS :
KC phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng – nói thêm về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi.
Với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đọan, dành thời gian cho các bạn khác cũng được kể.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học – Biểu dương những em học tốt.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân. Chuẩn bị bài tập KC tuần 16
2 HS, mỗi em nhìn 3 tranh, đọc gợi ý dưới tranh – tiếp nối nhau kể lại truyện “Búp Bê của ai?” bằng lời kể của búp bê.
Cả lớp lắng nghe- nhận xét
HS giới thiệu
2 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm
HS quan sát tranh minh họa trong SGK
Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên.
Chú lính chì dũng cảm – An-đéc-xen
Búp Bê của ai? – Hồ Phương.
Võ sĩ Bọ Ngựa – Tô Hoài...
- Cả lớp suy nghĩ để chọn câu chuyện của mình. 
6, 7 HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện em định kể. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật.
HS kể chuyện trong nhóm.
cả nhóm bổ sung , góp ý cho bạn
- Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể lại câu chuyện.
Mỗi HS kể xong, phải nói suy nghĩ của em về tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện để cả lớp trao đổi.
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
K
CL
K
CL
CL
CL
K
CL
K
CL
RÚT KINH NGHIỆM
Môn : Chính tả ( Nghe - viết)
PHÂN BIỆT ch/tr ; hỏi/ngã
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ	
I. Mục tiêu:
Nghe viết đúng chính tả ... - GV bày trên bàn 1 số đồ chơi, yêu cầu HS chọn tả một đồ chơi em thích.
GV hỏi: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
- GV hướng dẫn HS ghi theo cách gạch đầu dòng những kết quả quan sát được.
- GV nhấn mạnh lại những điểm trên bằng cách nêu ví dụ với một đồ chơi cụ thể.
Hoạt động2: Ghi nhớ
Hoạt động3: Luyện tập
- GV cần khuyến khích để HS nói tự nhiên.
C.Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm tiếp bài luyện tập, hỏi cha mẹï (người thân về những trò chơi, lễ hội ở địa phương để chuẩn bị học tốt tiết TLV (Luyện tập giới thiệu địa phương) tuần tới.
- 1 HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ trong tiết tả đồ vật tuần trước.
- 1 HS kể lại câu chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư”.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS trả lời:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lý – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan (mắt, tai, tay)
+ Cố tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác.
HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày kết quả quan sát được.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2, 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả nhóm làm việc nhóm đôi.
- HS tả đồ chơi của mình dựa theo dàn ý đã lập.
K
K
K
CL
CL
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Lịch sử 
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê .
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .
2.Kĩ năng:
- Nêu được những lợi ích từ việc đắp đê của nhà Trần.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II Chuẩn bị:
- Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
III.Các hoạt động dạy học: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
10p
7p
5p
5p
3p
Khởi động: 
Bài cũ: Nhà Trần thành lập
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
+ Đặt câu hỏi cho HS thảo luận .
- Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
GV kết luận
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần .
GV nhận xét
GV giới thiệu đê Quai Vạc
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp
Ở địa phương em , nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
Củng cố Dặn dò: 
Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
- Chuẩn bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
HS trả lời
HS nhận xét
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh 
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều 
3ĐT
CL
CL
K
CL
CL
CL
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Địa lí
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (t.t)
I.Mục tiêu: 
	Như tiết 1
II.Chuẩn bị:
Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (do GV và HS sưu tầm)
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
10p
10p
8p
2p
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Kể tên những cây trồng, vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo?
Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
GV có thể yêu cầu HS sắp xếp lại các hình theo đúng trình tự công việc trong quá trình tạo ra sản phẩm rồi mới nêu quá trình tạo ra sản phẩm.
GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp là nhờ việc tráng men.
GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? 
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân .
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố Dặn dò: 
GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
Chuẩn bị bài: Thủ đô Hà Nội
HS trả lời
HS nhận xét
HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng & trả lời câu hỏi
HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận
HS trao đổi kết quả
3ĐT
CL
K
CL
CL
RÚT KINH NGHIỆM
Môn: Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (4 tiết)
I.Mục tiêu:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
HS chọn sản phẩm hợp với khả năng của mình.
Tiết 1: ôn tập các bài đã học trong chương I.
Tiết 2, 3: HS cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn và đánh giá sản phẩm.
II.Chuẩn bị:
Tranh quy trình của các bài đã học.
Mẫu khâu, thêu đã học.
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐT
4p
1p
5p
18p
5p
2p
A. Bài cũ: Thêu móc xích 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm ở bài trước.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Hoạt động1: Ôn tập các bài đã học trong chương I.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các mũi khâu, thêu đã học
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét, sử dụng tranh quy trình để củng cố.
Hoạt động 2: Chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV nêu: Các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học.
Sau đây, mỗi em chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu 1 sản phẩm mình tự chọn.
- Nêu yêu cầu tiến hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. Tùy khả năng và ý thích của HS.
- GV đưa 1 số sản phẩm cho HS xem và lựa chọn.
Cắt, khâu, thêu khăn tay: cắt vải hình vuông có cách là 20cm. Kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Vẽ thêm 1 hình đơn giản và thêu ở góc khăn.
Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút có kích thước 20 x 10cm (đã học) chú ý thêm trang trí trước khi khâu phần thân túi.
Cắt, khâu, thêu váy liền áo búp bê, gối ôm.
-> Yêu cầu HS thực hành sản phẩm tự chọn ở tiết 2 và 3.
Hoạt động3: Đánh giá
- Đánh giá theo 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm.
Những sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt.
C.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét chương I.
HS để sản phẩm trên bàn.
- Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, móc xích.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát và chọn lựa sản phẩm cho mình.
-HS thực hành
- HS tự đánh giá sản phẩm và trưng bày
CL
CL
CL
CL
CL
CL
RÚT KINH NGHIỆM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Bồng Sơn, ngày 29 tháng 11 năm 2007
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi:	-Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bình Định
	-Công ty Du lịch Vietravel - Quy Nhơn - Bình Định
	Vừa qua, LĐLĐ tỉnh Bình Định đã chọn đội tuyển của LĐLĐ huyện Hoài Nhơn đại diện LĐLĐ tỉnh Bình Định tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi về An toàn giao thông toàn quốc năm 2007 tổ chức tại TP. Nha Trang . Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của LĐLĐ tỉnh để tôi- Nguyễn Thị Bích Sương - có dịp tham gia hội thi. 
Tôi rất vinh dự được Công ty Du lịch Vietravel tài trợ một chuyến du lịch Thái Lan, thời gian là 6 ngày 5 đêm. Nhưng vì đặc thù công việc tôi không thể tham gia theo thời gian quy định của vé đã phát hành. Vì vậy tôi xin đề nghị Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bình Định và Công ty Du lịch Vietravel - Quy Nhơn - Bình Định tạo điều kiện chuyển thời gian đi du lịch sang hè 2008 để tôi có thể tham gia mà không ảnh hưởng đến công tác ở cơ quan. 
 Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của quý cấp.
	Tôi xin chân thành cám ơn.
Người viết
	Nguyễn Thị Bích Sương

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 15(13).doc