Giáo án dạy Lớp 4 (chuẩn KTKN) - Tuần 26

Giáo án dạy Lớp 4 (chuẩn KTKN) - Tuần 26

Tập đọc (Tiết 51)

GA-VƠ-RỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – vơ - rốt.

+ Đọc trôi chảy toàn bài.

+ Đọc đúng tên các nhân vật, các câu đối thoại. Giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện tính cách hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vơ-rốt trên chiến luỹ.

- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc thể hiện lòng dũng cảm.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

2 – Bài cũ : Thắng biển

- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

3 – Bài mới

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 (chuẩn KTKN) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
08/3/2010
CC
TĐ
T
KH
ĐĐ
51
126
51
26
Thắng biển
Phép chia phân số
Nóng, lạnh, nhiệt độ (TT)
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T1)
09/3/2010
TD
TĐ
CT
T
KT
51
52
26
127
26
Một số bài tập RLTTCB – TC: Trao tín gậy
Ga-rốt ngoài chiến lũy
Nghe-viết: Thắng biển
Luyện tập
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép KT
10/3/2010
KC
T
LTC
LS
MT
26
128
51
26
26
KC đã nghe-đã đọc
Luyện tập
Luyện tập về ca7u kể: Ai-là gì
Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong
Thường thức mĩ thuật
11/3/2010
LTC
TLV
T
ĐL
AN
52
51
129
26
26
MRVT: Dũng cảm
LT xây dựng kết bài trong bài văn MT cây cối
Luyện tập chung
Dãi đồng bằng duyên hải miền Trung
Học hát: Chú voi con ở bản Đôn
12/3/2010
TD
TLV
T
KH
SHL
52
52
130
52
26
Di chuyển tung,bắt bóng,nhảy dây -TC:Trao tín gậy
Luyện tập miêu tả cây cối
Luyện tập chung
Vật dẫn nhiệt- vật cách nhiệt
Sinh hoạt lớp
Ngày dạy:08/03/10	
Tập đọc (Tiết 51)
GA-VƠ-RỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – vơ - rốt.
+ Đọc trôi chảy toàn bài.
+ Đọc đúng tên các nhân vật, các câu đối thoại. Giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện tính cách hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vơ-rốt trên chiến luỹ.
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc thể hiện lòng dũng cảm.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
2 – Bài cũ : Thắng biển
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
3 – Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 – Khởi động 
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Giới thiệu nội dung bức tranh và tác phẩm những người khốn khổ.
- Bài văn hôm nay là một trích đoạn của tác phẩm trên. Bài văn kể về hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, nhặt đạn ngoài chiến luỹ để giúp đỡ nghĩa quân của chú bé Ga-vơ-rốt.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Ga-va-rốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì ?
- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vơ-rốt ?
- Vì sao tác giả lại nói Ga-va-rốt là một thiên thần ?
-Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga –ốt?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Ga-vrốt dốc..ghê rợn . Đọc đúng giọng các nhân vật, đọc với cảm hứng ca ngợi.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Ga-va-rốt nghe nói nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có thể tiếp tục chiến đấu.
- Bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố , dưới làn mưa đạn ; Cuốc-phây-rắc hét lên giục Ga-va-rốt vào, nhưng Ga-va-rốt vẫn nán lại để nhặt đạn – lúc ẩn, lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết. . .
+ Vì thân hình của chú bé ẩn hiện trong làn khói đạn.
+ Vì đạn đuổi theo Ga-vơ-rốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú như chơi trò ú tim với cái chết.
+Vì hình ảnh Ga-vơ-rốt bất chấp hiểm nguy, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp , rất cao cả và cũng thật kì lạ, tựa như chú bé có phép thần, đạn giặc không đụng tới được.
-Là một cậu bé anh hùng..
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Dù sao trái đất vẫn quay !
	___________________###_________________
TOÁN (Tiết 126)
 PHÉP CHIA PHÂN SỐ 
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số(lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược 
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Tìm phân số của một số.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu phép chia phân số
GV nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng m. Tính chiều dài hình đó.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích & chiều rộng của hình đó.
GV ghi bảng: : 
-GV nêu cách chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược lại.
-Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào?
GV hướng dẫn HS chia:
 : = x = 
-Chiều dài của hình chữ nhật là: m
-Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân (lấy chiều dài x chiều rộng = diện tích)
-Yêu cầu HS tính nháp: : 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS viết phân số đảo ngược vào ô trống.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS thực hiện phép chia
Bài tập 3: Tính 
- Bài tập này nhằm nêu lên mối quan hệ giữa phép nhân & phép chia phân số (tương tự như đối với số tự nhiên)
Bài tập 4:
Yêu cầu HS thực hiện giải bài toán có lời văn.
Củng cố - Dặn dò: 
-HS nêu lại cách chia 2 PS.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập
-Làm bài trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nhắc lại công thức tính chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích & chiều rộng hình đó: lấy diện tích chia cho chiều rộng.
Là 
HS thử lại bằng phép nhân
HS làm bài
-HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài
HS sửa
HS thực hiện 
KHOA HỌC (Tiết 51)
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT) 
I- MỤC TIÊU:Sau bài này học sinh biết:
-Học sinh nêu được ví dụ về sự nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
-Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Chuẩn bị chung: phích nước sôi.
-Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu;1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a trang 103 SGK ).
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	Khởi động: 
Bài cũ:-Làm sao để biết một vật nóng hay lạnh ở mức độ nào ?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Giới thiệu: “Nóng, lạnh và nhiệt độ”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
-Hs làm thí nghiệm trang 102 SGK theo nhóm. Yêu cầu hs dự đoán trước khi làm thí nghiệm và so sánh kết quả sau khi thí nghiệm.
-Sau một thời gia đủ lâu, nhiệt độ của cốc và chậu sẽ bằng nhau.
-Em haỹ nêu VD về sự truyền nhiệt, trong Vd đó vật nào truyền nhiệt vật nào toả nhiệt?
-Chốt: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên, Các vật ở gần vật lạnh hơn sẽ toả nhiệt và lạnh đi.
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
-Cho hs tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK theo nhóm.
-Tại sao khi nhiệt kế chỉ nhiệt độ khác nhau thì mức nước trong ống lai khác nhau? Giữa nhiệt độ và mức nước trong ống liên quan với nhua thế nào?
-Dựa vào kiến thức này, em hãy nói nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế?
-Tai sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm?
-Các nhóm làm thí nghiệm, trình bày kết quả. Giải thích: vật nóng đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn, khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên.
-Thí nghiệm như H7 SGK: nước được đổ đầy lọ, ghi lại mức chất lỏng trước và sau mỗi lần nhúng. Quan sát nhiệt kế và mức nước trong ống.
-Nhiệt độ càng cao thì mức nước trong ống càng cao.
-Giải thích.
-Nước sôi sẽ tràn ra ngoài.
Củng cố:Vận dụng sự truyền nhiệt người ta đã ứng dụng vào việc gì?
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
________________###________________
ĐẠO ĐỨC (Tiết 26)
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T1)
I - Mục tiêu 
 Giúp cho HS hiểu
- Thế nào là hoạt động nhân đạo. 
- Vì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- HS tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng. 
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
II - Đồ dùng học tập
GV : - SGK 
HS : - SGK
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : xanh , đỏ , trắng .
III – Các hoạt động dạy học
1- Khởi động :
2 – Kiểm tra bài cũ : Giữ gìn các công trình công cộng 
- Vì sao cần giữ gìn các công trình công cộng ? 
- Các em cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ? 
- Kể những việc các em đã làm để giữ gìn các công trình công cộng ?
3 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu , ghi bảng.
b - Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( Thông tin trang 37 , SGK )
- Yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi 1 ,2 .
- GV kết luận : Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn , thiệt thòi . Chúng ta cần phải thông cảm , chia sẻ với họ , quyên góp tiền của để giúp đỡ họ . Đó là một hoạt động nhân đạo.
c - Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm đôi ( Bài tập 1 SGK )
- Giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập - GV kết luận : 
+ Việc làm trong các tình huống (a) , (c) là đúng. 
+ Việc làm trong tình huống (b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muống chia sẻ với người tàn tật, mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
d - Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3 SGK ) 
+ Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấ ... bắt bóng. Từ đội hình đã tập, GV cho chuyển thành mỗi tổ một hàng dọc, mỗi tổ lại chia đôi đứng đối diện nhau sau vạch kẻ đã chuẩn bị. GV nêu tên động tác, làm mẫu, sau đó các tổ tự quản tập luyện. 
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Trên cơ sở đội hình đã có, quay chuyển thành hàng ngang, dàn hàng để tập. 
b. Trò chơi vận động: Trao tín gậy.
-GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
-GV cùng một số HS hệ thống bài. 
-Trò chơi: Kết bạn. 
-GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 52)
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI . 
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
1-Học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý , viết từng đoạn (mở bài , thân bài , kết bài ).
2- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp , gián tiếp ) ; đoạn thân bài ; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng , không mở rộng ).
II. CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Bảng phụ, phấn màu,tranh ảnh minh hoạ
 -Trò: SGK, bút, vở, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1/ Khởi động: Hát
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Nhận xét chung 
3/ Bài mới:
THẦY
TRÒ
Giới thiệu bài, ghi tựa.
*Hướng dẫn luyện tập:
Đề bài: Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
-Gọi hs đọc yêu cầu đề bài, nhận xét và gạch dưới từ quan trọng,
-Gọi hs nêu một số cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa và yêu cầu hs chọn loại cây mà các em yêu thích.
 *Xây dựng dàn ý:
-Gọi hs nêu các bước khi lập dàn ý một bài văn tả cây cối.
-GV nhận xét và nhắc nhỡ hs:
Xác định cây mình tả là cây gì.
Nhớ lại các đặc điểm của cây.
Sắp xếp lại các ý thành dàn ý .
-GV yêu cầu hs dựa vào gợi ý 1 và viết ra nháp dàn ý cây chọn tả.
-Gọi hs đọc dàn ý lập được.
-Cả lớp, gv nhận xét.
*Chọn cách mở bài:
-Gọi hs nhắc lại hai cách mở bài.
-GV yêu cầu hs tự chọn cách mở bài và viết phần mở bài cho cây mình chọn tả.
-Gọi hs đọc đoạn mở bài.
-Cả lớp, gv nhận xét( trực tiếp hay gián tiếp)
*Viết từng đoạn thân bài:
-Gọi hs nêu lại ở thân bài ta cần viết những ý gì?
-Gọi hs đọc gợi ý 3 SGK và cho biết đoạn này tả gì?
-GV nhận xét và lưu ý hs:
Phần thân bài: cần có đủ 2 đoạn tả bao quát và tả từng bộ phận mới đầy đủ ý.
Phần gợi ý chỉ mới có phần tả bao quát cần thêm phần tả từng bộ phận.
-GV yêu cầu hs dựa vào dàn ý ban đầu viết lại đoạn thân bài hoàn chỉnh.
-Gọi vài hs đọc lại đoạn thân bài vừa viết
-Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương.
*Chọn cách kết bài:
-Gọi hs nêu các cách kết bài.
-GV yêu cầu hs chọn cách kết bài và viết đoạn kết bài.
-Cả lớp, gv nhận xét, tuyên dương.
-2 HS nhắc lại.
-3 Hs đọc to 
-hs đọc thầm
-Vài hs nêu miệng
-Vài hs nêu miệng
-HS đọc gợi ý 1 và lắng nghe
-HS lập dàn ý vào nháp 
-Vài hs đọc dàn ý
-HS bổ sung ý kiến
-Vài hs nêu
-Cả lớp viết đoạn mở bài vào nháp
-Vài hs đọc to
-HS nêu ý kiến
-HS nêu ý kiến
-2 hs đọc to, cả lớp đọc thầm và nêu ý kiến
-Cả lớp lắng nghe 
-HS viết nháp
-2 HS đọc 
-HS bổ sung ý kiến
-2 HS nêu 2 cách kết bài
-Cả lớp viết nháp
-HS nêu ý kiến
4/Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi 2 hs đọc lại bài văn đã làm hoàn chỉnh.
 - Nhận xét chung tiết học 
 	__________________###________________
TOÁN (Tiết 130)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :Giúp HS:
Thực hiện phép tính với phân số .
Giải bài toán có lời văn .
II.CHUẨN BỊ:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập chung
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: Giới thiệu: 
Hoạt động1: Ôn tập về thực hiện 4 phép tính trên các phân số
Bài tập 1:
Mục đích là ôn về các trường hợp cộng hai phân số khác mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia, cần lấy tích các mẫu số làm mẫu số chung.
Bài tập 2:
Mục đích là ôn về các trường hợp trừ hai phân số khác mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia, cần lấy tích các mẫu số làm mẫu số chung.
Bài tập 3: Tính 
Mục đích là ôn về các trường hợp nhân hai phân số
Bài tập 4:
Mục đích là ôn về các trường hợp chia hai phân số
Bài 5: Giải toán 
Tóm tắt 
Cưả hàng có 50 kg đường
Buổi sáng bán 10 kg đường
Buổi chiều bán số đường còn lại
Cửa hàng đã bán ? kg đường
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Làm bài trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
HS giải bài toán 
HS sửa bài
HÁT (Tiết: 26)
HỌC HÁT :CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
I. MỤC TIÊU :
-HS hát đúng nhạc và lời bài Chú voi con ở Bản Đôn.
-Hát đúng chỗ luyến 2 nốt nhạc với trường độ móc đơn chấm đôi và móc kép.
-Tập trình bày theo hình thức hòa giọng và lĩnh xướng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Tập đàn và hát bài Chú voi con ở Bản Đôn ;
Tranh ảnh minh họa về cảnh núi rừng Tây Nguyên , những con voi thuần dưỡng chung sống với người .
Học sinh :
SGK ; Vở chép nhạc ; Nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Học bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung: Học hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. 
Hoạt động 1: Dạy hát. GV tiến hành dạy theo cách thông thường. Đây là những đặc điểm riêng cần lưu ý: 
Bài hát chia làm hai đoạn:
Đoạn 1: Chú voi conham chơi. 
Đoạn 2: Còn lại.
GV hướng dẫn HS hát đúng những tiếng có luyến hai nốt nhạc. Thể hiện rõ nốt móc đơn chấm đôi và móc kép đi liền nhau. Có thể vừa dùng nhạc cụ vừa dùng giọng hát để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng. 
Hoạt động 2: Củng cố bài hát.
Hát lời 1: Tập trình bày theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. GV cử một HS hát đoạn 1. Tất cả cùng hát đoạn 2 (hoà giọng)
Chia lớp học thành các tổ, mỗi tổ trình bày cách hát trên một lần. GV nhận xét, đánh giá. 
Hát lời 2: GV cho HS hát.
3. Phần kết thúc:
-Cả lớp hát lại 2 lời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
-GV nhắc HS về nhà tự suy nghĩ, tìm động tác thích hợp để phụ hoạ cho nội dung bài. 
HS hát.
HS hát từng câu theo giáo viên. 
HS hát.
HS hát.
Cả lớp cùng hát. 
 KĨ THUẬT (Tiết 50)
 CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP
MÔ HÌNH KĨ THUẬT
A. MỤC TIÊU :
-HS biết tên gọi , hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . -Sử dụng được cờ lê , tua vít để lắp , tháo các chi tiết . -Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Gíao viên : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
Học sinh :SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Giới thiệu bài:
Chương 3:LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
Bài: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(tiết 1) 
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.
-Gv lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1(sgk).
-Gv tổ chức cho hs gọi tên nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng.
-Gv đặt câu hỏi để hs nhận dạng, gọi tên đúng và số luợng các loại chi tiết đó.
-Gv giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp.
-Gv cho các nhóm hs tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như hình 1. 
*Hoạt động 2:Gv hướng dẫn hs cách sử dụng cờ-lê, tua vít
a)Lắp vít:
-Gv hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước.
-Gv gọi 2,3 hs lên bảng thao tác lắp vít, sau đó cho cả lớp tập lắp vít.
b)Tháo vít:
-Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ.
-Hs quan sát hướng của gv và hình 3 để trả lời câu hỏi trong sgk.
-Gv cho hs thực hành cách tháo vít.
c)Lắp ghép một số chi tiết:
-Gv thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong hình 4(sgk).
-Gv đặt câu hỏi yêu cầu hs gọi tên và số lượng của mối ghép. 
-Gv thao mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. 
-Gọi tên các chi tiết trong bộ lắp ghép.
IV.Củng cố:Nhắc lại các chi tiết chính.
V.Dặn dò:Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
	__________________###_________________
SINH HOẠT LỚP
1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình trong tuần qua về mặt : Học tập,lao động, đạo đức, Tác phong
2.Ý kiến của HS.
3.Gíao viên tổng kết:
HT: KTB còn nhiều:Lộc, Thắng,Tú,Phước,Phượng,Thoa.Yên.
Quên dụng cụ HT:Trúc, Phước, Đăng.
VS:Còn chậm
ĐĐ: Tốt
Tác phong :Tốt
Tuyên dương:Phương,N.Đào, T.Linh,ù,Thịnh ,Tháiä, Duyên, Vy,Thảo Vy,H.Kông, Đào, Huệ.
4.Phương hướng:. 
Tổng kết phong trào : Bơng hoa điểm 10.
Khắc phục tình tranïg KTB-KLB, tích cực phát biểu ý kiến 
Cấm HS chơi các trò chơi nguy hiểm vào giờ chơi.
Kèm HS yếu:Phước,Tú,Phụng,Phượng(vào giờ chơi)
Rèn chữ viết cho HS (Phúc, Thắng, Tú).
Thực hiện truy bài đầu giờ.
Hạn chế việc nghỉ học của HS (lí do không chính đáng)
Tỗ chức hội khỏe vào 28/3/09.
_________________###_______________

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 26 CHUAN KT.doc