Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 04

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 04

Tiết 2: TẬP ĐỌC

 Một người chính trực(SGK/tr37).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng, đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Đọc hiểu: +Từ : chính trực, di chiếu, thái tử./tr37.

 + Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm.Trần Trung Tá.” /tr25.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
 Một người chính trực(SGK/tr37).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng, đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Đọc hiểu: +Từ : chính trực, di chiếu, thái tử....../tr37.
 + Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm....Trần Trung Tá.” /tr25.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin.
TLCH 2, 3, 4 trong bài.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm, truyện mở đầu chủ diểm.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “Tô Hiến Thành....Lý Cao Tông.”
Đoạn2: “Phò tá... được”.
Đoạn3: Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành.
- Câu hỏi 1/tr 37.
- Câu hỏi 2/tr 37
ý2: Sự ca ngợi của nhân dân.
- Câu hỏi 3/tr37.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
Chú ý : nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) giữa các câu dài, phần đầu đọc vời giọng kể rõ ràng, phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm :Long Cán, Long Xưởng, bệnh nặng...)
Câu dài : Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước, / thần xin cử Trần Trung Tá.//
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 37.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 37.
-...Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu...
-...cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình..
-..vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng của họ...
Mục 1.
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
GV ttổ chức cho HS đọc phân vai : Tô Hiến Thành, người dẫn truyện, thái hậu.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở Tô Hiến Thành? 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Tre Việt Nam.
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên(SGK tr 21)
1.Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hành so sành và xắp thứ tự các số tự nhiên.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng cài và bộ số.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV đọc cho HS viết bảng con một số số tự nhiên.
HS viết, đọc lại, phân tích hàng, lớp.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính: 
HĐ1 : GV hướng dẫn HS so sánh số tự nhiên.
GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số các chữ số tạo số, các hàng, so sánh hai số tự nhiên.
VD : So sánh 123.432 và 54.678 (SGK/tr 21).
- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
- Nêu dãy số tự nhiên đã học?
- Nhận xét về các số tự nhiên trong dãy?
GV cho HS biểu diễn số tự nhiên trên tia số (SGK/tr21).
HĐ2 : Hướng dẫn HS xếp thứ tự các số tự nhiên: GV ghi lại các số trên bảng, cho HS đọc, xác định yêu cầu và xếp thứ tự các số tự nhiên. 
HĐ3 : Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: , = ? GV cho HS nêu yêu cầu bài, làm trong vở, chữa bài, nhắc lại cách so sành hai số tự nhiên.
Bài 2:Viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn.
GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, đổi vở kiểm tra.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Cách làm như bài 3. Củng cố các so sánh các số tự nhiên.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
HS đọc số, so sánh hai số tự nhiên.
VD : 123.432 > 54.678.
Phân tích : số 123.432 có 6 chữ số, số 54.678 có 5 chữ số.
- Số nào có nhiều chữ số hơn số đó sẽ lớn hơn..../tr 21.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.....
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau../tr 21.
HS đọc, phân tích cấu tạo số, so sánh theo số các chữ số, theo các hành, sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự :
- Xếp thứ tự từ bé đến lớn : 
7.698 ; 7.869 ;7.896 ; 7.968...../tr21.
HS nêu cách làm, củng cố cách so sánh hai số tự nhiên.
1.234 > 999 ; 35.784 < 35.790.
39.680 = 39000 + 680
a, 8.136 < 8.316 < 8.361.
b, 5.724 < 5.740 < 5.742.
c, 63.841 < 64.813 < 64.831.
a, 1.984 > 1.978 > 1.952 > 1.942.
b, 1.969 > 1.954 > 1.945 > 1.890.
HS đọc kết quả so sánh.
 C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên, cho VD?
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Chiều: Tiết 1: Tiếng việt *
 Luyện đọc bài: Người ăn xin, Thư thăm bạn.
1. Mục tiêu: - HS đọc to, rõ ràng hai bài đọc đã học, đọc diễn cảm, thể hiện giọng của nhân vật, giọng dẫn chuyện trong bài Người ăn xin, giọng tình cảm, xúc động khi đọc bài Thư thăm bạn.
 - HS nhớ lại nội dung bài đọc.
 - Giáo dục ý thức luyện đọc tích cực, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến mọi người..
2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2 : Định hướng nội dung: Luyện đọc bài Thư thăm bạn, Người ăn xin, nhớ lại nội dung bài
HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: 
a, Bài Thư thăm bạn.
GV cho HS yếu đọc lại từ khó, câu khó, HSKG đọc lại toàn bài nâng cao yêu cầu đọc diễn cảm.
 Với HS trung bình: chỉ yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đã học.
 Với HSKG giáo viên có thể cho các em nói về cách an ủi động viên bạn khi gặp hoạn nạn.
b, Bài Người ăn xin.
Cách tổ chức như trên.
Với HS giỏi GV có thể cho HS phân tích cách miêu tả ngoại hình nhân vật.
GV cho HS thi đọc, khuyến khích đọc phân vai, thể hiện đúng giọng đọc...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nêu lại tên bài , giọng đọc của từng bài (đã nêu ở tuần 3).
HS thực hành luyện đọc theo yêu cầu của GV.
VD :
Từ : Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan, lũ lụt...
Câu dài : Hồng ơi ! 
Mình hiểu /Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào/ khi ba của Hồng đã ra đi mãi mãi.// Giọng đọc trùng xuống, cảm thông, chia sẻ.
HS thực hành bắt phiếu đọc bài, đoạn bài, TLCH.
HS thực hành luyện đọc theo cặp, đọc phân vai.
VD : 
Hình ảnh ông lão ăn xin : già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt... thể hiện sự tội nghiệp, đáng thương, vẻ khắc khổ của ông lão.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện đọc thêm ở nhà
- Tiết 2: Ngoại ngữ
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: L ịch sử 
 Nước Âu Lạc (SGK tr15)
1. Mục tiêu: - HS biết : Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang, thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng, sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
- Rèn kĩ năng phân tích tư liệu lịch sử để thấy nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- Giáo dục ý thức học tập, đề cao ý thức cảnh giác trước kẻ thù.
* Điều chỉnh : Giảm : “ ở vùng núi... với nhau”.
2. Chuẩn bị: Lược đồ H1, H2 SGK /tr 11, 16, tranh, thẻ chữ lịch sử.
 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Kinh đô ..?
- Mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
-.. khoảng năm 700 TCN, ở khu vực sông Mã, sông Hồng, sông Cả...Kinh đô Phong Châu, Phú Thọ...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Âu Lạc.( GV cho HS đọc thông tin SGK, TLCH).
-Nêu hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc?
GV cho HS xác định trên lược đồ hình 1 khu vực Cổ Loa.
 GV cho HS xác định trên lược đồ hình 2 khu di tích Cổ Loa.
HĐ2: Tìm hiểu về những thành tựu quốc phòng của người dân Âu Lạc.
- Nêu những thành tựu đắc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc? 
HĐ3 : Tìm hiểu nguyên nhân thành công và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà .
GV cho HS đọc SGK, thảo luận, TLCH.
* GV chốt kiền thức cần nhớ /tr 17.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, đọc thông tin SGK /tr 15, TLCH.
-Năm 318 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược.../tr 15
HS thực hành xác định đối tượng lịch sử trên lược đồ SGK, xác định lại trên lược đồ chung .
HS thực hành xác định kinh đô Cổ Loa trên lược đồ.
HSđọc, tìm hiểu thông tin
- ...kĩ thuật chế tạo vũ khí phát triển, chế tạo được nỏ bắn được nhiều mũi tên...
- Nguyên nhân thành công : Người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng...quân giặc lúc nào cũng bị thất bại/tr 15.
- Nguyên nhân thất bại : Triêu Đà hoãn binh..điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ.../tr16
HS đọc, nhắc lại kiến thức cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? - Chuẩn bị bài sau: Nước ta dưới ách dô hộ của phong kiến phương Bắc
Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả(Nhớ – viết)
Bài viết:Truyện cổ nước mình.(SGK tr 38)
1-Mục tiêu:- HS nhớ-viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Truyện cổ nước mình. - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 38.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV cho HS viết bảng con từ : triển lãm, cây tre, chẳng những....
HS viết, chữa bài.
HS phân tích từ nếu bạn viết sai chính tả.
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn chính tả:
GV cho đọc thuộc đoạn viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Vì sao tác giả lại yêu những câu truyện cổ?
GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai (dựa vào nghĩa hoặc phương thức ghép).
( HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra).
GV hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ sáu – tám.
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). 
GV cho HS đọc lại toàn bài, chú ý đọc đúng chính âm.
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS đọc thuộc “ Tôi yêu truyện cổ nước tôi......ông cha của mình”, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày.
HS đọc thầm một lần.
-... những câu truyện cổ vùă nhân hậu  ... ạo...
HĐ2 : Hướng dẫn lựa chọn chủ đề câu chuyện:
GV cho HS đọc, phân tích phần gợi ý trong bài / tr 45, nêu chủ đề câu chuyện lựa chọn.
HĐ3 : Thực hành xây dựng cốt truyện.
GV cho HS làm việc cá nhân, ghi các ý trả lời vào VBT.
GV cho HSG nói mẫu, HSTB yếu nói từng phần.
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS kể chuyện Cây khế, nhận xét về nhân vật trong chuyện.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài.
Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
HS nêu chủ đề truyện kể:
VD : Em chọn chủ đề về sự hiếu thảo vì con cái phải biết hiếu thảo với bố mẹ....
HS thực hành xây dựng cốt truyện, ghi vào VBT, kể trước lớp.
HS kể theo cặp, kể trước lớp, nhận xét cách xây dựng truyện kể, ngôn ngữ truyện.
HS bình chọn truyện kể hay, ý nghĩa.
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể truyện.
Tiết 2: Thể dục.
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
 Giây, thế kỉ.(SGK tr)
1. Mục tiêu :- Giúp HS làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giữa giây, thế kỉ và năm, thực hàng đổi đơn vị đo, xác định năm, thế kỉ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2 . Chuẩn bị : Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
3.Hoạt động day học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
a, GV nêu yêu cầu về tính các đơn vị thời gian.
HS đổi vở, kiểm tra bài, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HĐ1: Giới thiệu : Giây, thế kỉ.
GV dùng đồng hồ để ôn giờ, phút, giới thiệu về giây, hướng dẫn HS 
 HS quan sát, nhận biết : 1 phút = 60 giây. (và ngược lại).
GV cho HS nhắc lại.
GV giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ , cách ghi thế kỉ bằng số La Mã : 1 thế kỉ = 100 năm.
GV cho HS nhắc lại. (SGK/tr25).
VD : - Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
- Chúng ta đang sống ở thế kỉ nào?
HĐ2: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống:
GV cho HS KG làm mẫu, cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 2 + 3 : GV tổ chức cho HS tham gia trả lời câu hỏi như hình thức thi. (GV cho HS chuẩn bị trước 3 phút). 
Mỗi nhóm thi có 5 học sinh. Nhóm nào có tín hiệu trước, nhóm đó giành quyền trả lời trước.
VD : Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
HS quan sát, ôn lại đơn vị đo thời gian giờ, phút.
1 giờ = 60 phút.
HS nhận biết : 1 phút = 60 giây.
HS nhận biết đơn vị đo thời gian thế kỉ : 1 thế kỉ = 100 năm.
HS nhắc lại : 100 năm bằng 1 thế kỉ.
- ...thuộc thế kỉ 20.
- Chúng ta đang sống ở năm 2007, thuộc thế kỉ 21.
HS thực hành, chữa bài : 
VD : 7 phút = 420 giây
( 1phút = 60 giây ; 7 phút = 7 x 60 giây 420 giây).
VD : Câu 2 a, Bác Hồ sinh năm 1980, Bác sinh vào thế kỉ 19.
Câu 3 a, Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ 11, Tính đến nay được 997 năm.
( 2007 – 1010 = 997( năm) )
C. Củng cố, dò:- Nhận xét giờ học.
 - Ôn bài. - Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 4, đề ra phương hướng hoạt động tuần5.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu diểm: 
- Đã thực hiện thi khảo sát chất lượng đầu năm nghiêm túc, khách quan.
- HS thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Ban cán sự lớp có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành lớp.
- Tham gia hoật động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Cá nhân HS đã mua sách vở bổ sung đủ.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu : Thoa – Tiến ; Thảo – Long.
*Tồn tại:
- Chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt chưa cao, nhất là môn Tiếng Việt còn rất nhiều HS đạt dưới điểm TB. 
- Còn một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Tiến, Tạ Văn Sơn, Mai Ngọc Hiếu.
- Còn một số HS chưa có đầy đủ đồ dùng học tập, còn để mất sách như Phạm Văn Tiến.
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm: Hiếu, Nụ, Nội, Tiến...
b, Phương hướng: 
 - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
 -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
 - Tham gia giao thông an toàn.
 - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
 - Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Chiều: Tiết 1: Khoa học
Vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? (SGK/tr18). 
1. Mục tiêu: - HS hiểu vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Biết lợi ích của việc ăn cá.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích một số vấn đề khoa học, liên hệ thực tế.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, biết sử dụng hợp lí các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
2.Chuẩn bị: Phiếu ghi tên thức ăn.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Kể tên các loại thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo?
- Nêu vai trò của chất đạm, chất béo?
B. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1 :Tìm hiểu vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật và thực vật.
 GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 18, nói về thức ăn hàng ngày các em thường dùng , nêu thông tin về các loại thức ăn có trong hình, thảo luận, TLCH.
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm động vật?
- Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
HĐ2: Thi kể tên các loại thức ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật.
HS thi theo nhóm, nhóm nào nêu được tên nhiều món ăn đúng theo yêu cầu nhóm đó sẽ thắng.
GV kết luận : Thông tin cần biết /tr19.
GV cho HS liên hệ chế độ dinh dưỡng hợp lí các loại thức ăn và dưỡng chất.
- Chất đạm : Cá, đậu phụ, thịt lợn, trứng...
- Chất béo : mỡ lợn, dầu ăn...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS liên hệ thực tế, kết hợp quan sát tranh tư liệu SGK/tr 18, thảo luận, TLCH.
VD : Đậu phụ nhồi thịt, đậu cô ve, vịt quay, canh cua....
- ...đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng khó tiêu.../tr 19.
-.....đạm do cá cung cấp rất dễ tiêu.... không gây bệnh xơ vữa động mạch...
HS thi theo nhóm:
VD : sữa đậu nành, sữa bò, đậu đen, đậu xanh.....
HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ.
HS liên hệ chế độ ding dưỡng hàng ngày, tuyên truyền thực hiện chế độ ăn uống khoa học.
C. Củng cố, dặn dò: -Vì sao phải ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật?
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau : Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.(tiếp). 
Tiết 2: TIếng việt*
Luyện viết đoạn “ Hôm nay...như mình” trong bài Thư thăm bạn.
1. Mục tiêu: - HS luyện viết đúng, trình bày khoa học, sạch đẹp đoạn “ Hôm nay...như mình” trong bài Thư thăm bạn.
- Rèn kĩ năng nghe – viết, phân tích các hiện tượng chính tả.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Chuẩn bị: Bài viết mẫu.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ2 : Định hướng nội dung học tập
Luyện viết đoạn trích đúng chính tả, sạch đẹp
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành luyện viết.	
GV cho HS đọc lại đoạn trích, nhớ lại nội dung bài, luyện viết từ khó, dễ lẫn.
-Tìm những chi tiết cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
GV cho HS luyện viết các từ ngữ : Cù Chính Lan, hi sinh, lũ lụt...(phân biệt nghĩa hoặc tạo từ ghép)
 VD : - Hiểu thế nào là hi sinh?
GV nhắc cách trình bày đoạn văn, viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, khoảng cách...
GV giới thiệu bài viết mẫu để HS học tập và khích lệ HS có ý thức luyện chữ, lưu ý cách trình bày đoạn trích.
GV đọc cho HS viết, soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn bài.
HS phát âm lại một số từ khó :VD : Quách Tuấn Lương, lũ lụt...
HS đọc lại đoạn trích, nhận xét cách trình bày đoạn trích.
- Lương khơi gợi ở Hồng lòng tự hào về người cha dũng cảm; động viên Hồng vững tâm vượt qua nỗi đau....
Cù Chính Lan : Viết hoa vì là tên riêng của trường.
- ....quên mình , chỉ nghĩ đến kẻ khác : quên mình vì cứu người khác khỏi tử thần.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở chữa bài.
HS nêu các phương án sửa lỗi.
HS sửa lỗi các nét chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, độ rộng con chữ...
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện viết thêm ở nhà.
Tiết 3: Hoạt động tập thể.
 Vệ sinh răng miệng.
1. Mục tiêu:- Giúp HS có thêm hiểu biết : Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng
cách ? Tại sao phải thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách?
- Rèn kĩ năng chăm sóc răng miệng.
- Giáo dục ý thức học tập, tuyên truyền vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: Tranh ảnh, các tư liệu về chăm sóc, tuyên truyền vệ sinh răng miệng.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Sức khoẻ.
GV cho HS hát bài Để cả nhà thêm vui.
** Thảo luận Các bệnh về răng miệng
- Nêu các bệnh về răng miệng thường gặp?
- Các bệnh đó có tác hại như thế nào?
*** Thảo luận Cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
GV cho HS nêu những việc làm thực tế trong việc giữ gìn vệ sing răng miệng của cá nhân.
GV cùng HS cho lời khuyên về vệ sinh răng miệng đúng cách.
*** *Trò chơi : Nha sĩ của bạn.
GV cho HS đóng vai nha sĩ kiểm tra sức khoẻ răng miệng, hướng dẫn cách phòng trị bệnh về răng miệng.
HĐ2: GV tổng kết hoạt động, biểu dương HS có đóng góp tích cực trong giờ học, thể hiện vai diễn xuất sắc.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
HS thảo luận, liên hệ thực tế.
- ... viêm lợi , sâu răng, nhiễm trùng máu qua đường răng miệng, áp xe răng....
-....làm cho người bệnh khó chịu, sốt, không ăn được, hôi miệng....
HS liên hệ : VD : đánh răng sau mỗi bữa ăn, hạn chế ăn đồ ngọt, xúc miệng bằng dung dịch flo.....
HS mô tả cách đánh răng đúng cách : Đánh từ trong ra ngoài, đều trên mặt răng, đánh xoay bàn chải theo chiều kim đồng hồ.
HS đóng vai, tham gia tuyên truyền vệ sinh răng miệng ( kết hợp tranh ảnh tuyên truyền).
HS bình chọn tuyên truyền viên giỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgioa an lop 4 tuan 4.doc