Tập đọc (tiết 1)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Đế Mèn)
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .
- Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Giới thiệu chương trình Tiếng Việt lớp 4
3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1 Thứ Môn Tiết Tên bài dạy Nội dung điều chỉnh HAI Tập đọc 1 Dế mèn bênh vực kẻ yếu Toán 1 Ôn tập các số đến 100000 Kể chuyện 1 Sự tích hồ Ba Bể Đạo đức 1 Trung thực trong học tập BA LT&C 1 Cấu tạo của tiếng Chính tả 1 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Toán 2 Ôn tập các số đến 100000 (tt) Khoa học 1 Con người cần gì để sống? TƯ Tập đọc 2 Mẹ ốm Tập làm văn 1 Thế nào là kể chuyện Toán 3 Ôn tập các số đến 100000 (tt) Lịch sử 1 Lịch sử và địa lí NĂM LT&C 2 Luyện tập về cấu tạo tiếng Khoa học 2 Trao đổi chất ở người Toán 4 Biểu thức có chứa mộ chữ Kĩ thuật 1 Vật liệu cắt , khâu ,thêu SHL 1 Tuần 1 SÁU Địa lí 1 Làm quen với bản đồ Tập làm văn 2 Nhân vật trong truyện Toán 5 Luyện tập Hát 1 Ôn tập 3 bài hát Thứ 2 ngày ...../../. Tập đọc (tiết 1) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Đế Mèn) - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu. - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” . - Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Giới thiệu chương trình Tiếng Việt lớp 4 3. Bài mới : (27’) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . (10’) MT : Giúp HS đọc đúng bài văn . - Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn . + Đoạn 1 : Hai dòng đầu ( vào câu chuyện ) . + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò ) . + Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo ( lời Nhà Trò ) . + Đoạn 4 : Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn ) . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . - Đọc diễn cảm cả bài . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . HS đọc Hs đọc theo cặp Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10’) MT : Giúp HS cảm thụ bài văn . - Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi : - Đoạn 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ? - Đoạn 2 : Tìm chững chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt . - Đoạn 3 : Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp , đe dọa như thế nào ? - Đoạn 4 : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Yêu cầu đọc lướt toàn bài , nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích , cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ? - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi : HS K HSTB HS TB HSK-G HSK-G Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . (7’) MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Năm trước ăn hiếp kẻ yếu . + Đọc mẫu đoạn văn . + Theo dõi , uốn nắn . - 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Giúp HS liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn , chuẩn bị đọc phần tiếp theo sẽ được học trong tuần 2 . Toán (tiết 1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. MỤC TIÊU : - Đọc, viết được các số đến 100 000. - Biết phân tích cấu tạo số. - HS cẩn thận chính xác khi làm bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phấn màu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Giới thiệu chương trình môn toán lớp 4 3. Bài mới : (27’) Ôn tập các số đến 100 000 . 4) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc , viết số và các hàng . (10’) MT : Giúp HS ôn lại cách đọc , viết số và tên các hàng của số . - Viết số : 83 251 - Tiến hành tương tự với số : 83 001 , 80 201 , 80 001 . - Cho HS nêu quan hệ giữa hai hành liền kề . - Tiếp tục cho HS nêu : các số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn , tròn chục nghìn . - Đọc số , nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào . HS nêu quan hệ giữa hai hành liền kề Hoạt động 2 : Thực hành .( 18’) MT : Giúp HS làm được các bài tập về số + Bài tập 1: a ) GV hd HS làm vào vở b ) HS nêu miệng + Bài tập 2: GV hd mẫu HS làm vào tập + Bài tập 3: Yêu cầu HS phân tích cách làm & nêu cách làm.Sau đó tự làm vào tập + Bài tập 4: Yêu cầu HS nêu qui tắc tìm chu vi hình trong SGK - HS làm vào tập - GV nhận xét 1 HS trung bình làm ( HS khác nhận xét , bổ sung ) Cả lớp theo dõi , nhận xét ,bổ sung HS theo dõi 4 HS lên bảng làm làm bài (HS khá và HS trung bình ) 1 HS khá lên bảng làm 2 HS nêu quy tắc tính chu vi 1 hình HS làm bài HS sửa bài 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách đọc , viết , phân tích số . 5. Dặn do : (1’) - Làm các bài tập tiết 1 sách BT . - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) Kể chuyện (tiết 1) SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC ĐÍCH YÊU CầU : - Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ( do GV kể). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái. - Giáo dục HS có ý thức BVMT: khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra ( lũ lụt). - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện . Biết lắng nghe khi bạn phát biểu . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện SGK . - Tranh , ảnh về hồ Ba Bể . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) 3. Bài mới : (27’) Sự tích hồ Ba Bể . 4) Các hoạt động : Hoạt động 1 : GV kể chuyện . (10’) MT : Giúp HS nắm nội dung truyện . - Kể lần 1 , kết hợp giải nghĩa từ khó . - Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa ở bảng . - Lắng nghe . - Lắng nghe và quan sát . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . (17’) MT : Giúp HS kể lại được truyện , nêu được ý nghĩa truyện . - Nhắc HS : + Chỉ cần kể đúng cốt truyện , không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy . + Kể xong , trao đổi với bạn về nội dung , ý nghĩa truyện “Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn nói với ta điều gì ?” - Chốt lại : Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ; khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng . - Đọc lần lượt yêu cầu từng BT . - Kể chuyện theo nhóm . - Thi kể chuyện trước lớp : + Vài nhóm thi kể từng đoạn truyện theo tranh . + Vài em thi kể toàn bộ truyện . - Nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất , bạn hiểu truyện nhất . 4. Củng cố : (3’) - Cho HS nêu bài học rút được qua truyện. 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe. - Xem trước nội dung tiết “ Kể chuyện đã nghe, đã đọc ”. Đạo đức (tiết 1) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I. MỤC TIÊU : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp các em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Có thái độ và hành vi tring thực trong học tập. - HS biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - SGK . Các mẩu chuyện , tấm gương về sự trung thực trong học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Giới thiệu chương trình đạo đức lớp 4. 3. Bài mới : (27’) Trung thực trong học tập . Hoạt động 1 : Xử lí tình huống . MT : Giúp HS xử lí được các tình huống nêu ra trong bài học . - yêu cầu HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống . - Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống . - Tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính : a) Mượn tranh , ảnh của bạn để đưa cô giáo xem . b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà . c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau . - Hỏi : Nếu em là Long , em sẽ chọn cách giải quyết nào ? - Kết luận : Cách giải quyết ( c ) là phù hợp , thể hiện tính trung thực trong học tập . - Xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống . - Liệt kê các cách giải quyết . - Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó . - Đại diện từng nhóm trình bày . - Lớp trao đổi , bổ sung về mặt tích cực , hạn chế của mỗi cách giải quyết . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân . MT : Giúp HS nêu được ý kiến của mình về tính trung thực . - Nêu yêu cầu bài tập . - Kết luận : + Các việc ( c ) là trung thực trong học tập . + Các việc a , b là thiếu trung thực trong học tập . - Làm việc cá nhân . - Trình bày ý kiến , trao đổi , chất vấn nhau . Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm BT 2 MT : Giúp HS giải quyết các tình huống qua thảo luận nhóm . - Nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu mỗi em tự lựa chọn rồi đứng vào 1 trong 3 vị trí quy ước theo 3 thái độ : tán thành – phân vân – không tán thành . - Kết luận : + Ý kiến b là đúng . + ý kiến a là sai . - Các nhóm có cùng lựa chọn thảo luận , giải thích lí do lựa chọn của mình . - Cả lớp trao đổi , bổ sung . - Vài em đọc ghi nhớ SGK . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS trung thực trong học tập . 5. Dặn do : (1’) - Sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương về trung thực trong học tập . - Tự liên hệ bản thân . - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học . Thứ ba , ngày ././. Luyện từ và câu (tiết 1) CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤCĐÍCH YÊU CẦU : - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần , thanh). Nắm được nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ( mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng . - Bộ chữ cái ghép tiếng . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’). 3. Bài mới : (27’) Cấu tạo của tiếng . Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS tìm hiểu về cấu tạo của “tiếng” . Yêu cầu HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK : + Đếm số tiếng trong câu tục ngữ + Đánh vần tiếng “bầu” . Ghi lại cách đánh vần đó + Phân tích cấu tạo tiếng “bầu” + Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại . - Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? ( Do âm đầu , vần , thanh tạo thành ) . - Đặt câ ... HS khá nêu -Nhắc lại. -GV nhận việc vẽ sơ đồ trao đổi chất. -Trình bày kết quả vẽ được, các nhóm nhận xét và bổ sung. 4 / Củng cố: (2’) HS nhắc lại sơ đồ sự trao đổi chất 5 / Nhận xét – dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học : - Về xem lại bài và chuẩn bị bài : “ Trao đổi chất ở người “ TOÁN TIẾT 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I - MỤC TIÊU: - Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Rèn HS kĩ năng tính II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1/ Ổn định : (1’) 2 / Bài cũ: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) 2 HS lên bảng 3 / Bài mới: Biểu thức có thức một chữ (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động1:Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ MT: Giúp HS biết biểu thức có chứa 1 chữ. a.) Biểu thức chứa một chữ GV nêu bài toán Hướng dẫn HS xác định: muốn biết Lan có bao nhiêu vở tất cả, ta lấy 3 + với số vở cho thêm: GV hỏi: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở? GV giới thiệu: 3 + a là biểu thứa có chứa 1 chữ a b) .Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ GV nêu từng giá trị của a cho HS tính: 1, 2, 3. GV hướng dẫn HS tính: Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 GV nhận định: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì? Hoạt động 2: Thực hành MT: Giúp Hs làm được các bài tập. + Bài tập 1: HS làm chung phần a), thống nhất cách làm . Sau đó HS làm các phần còn lại + Bài tập 2: GV cho học sinh thống nhất cách làm. Sau đó làm vào tập + Bài tập 3: HS đọc đề , 2 HS lên bảng làm GV lưu ý cách đọc kết quả theo bảng như sau: giá trị của biểu thức 250+ m với m =10 là 250 + 10 = 260 HS đọc bài toán, xác định cách giải HS chú ý theo dõi HS nêu: nếu thêm 1, có tất cả 3 + 1 vở Nếu thêm 2, có tất cả 3 + 2 vở Lan có 3 + a vở HS tự cho thêm các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “tất cả” HS trung bình lên bảng tính HS K-G trả lời câu hỏi. HS khá làm bài ( HS hkhác nhận xét , bổ sung ) HS đọc đề bài HS trung bình làm bài 4 / Củng cố : ( 2’) 2 em lên làm tính thi đua tính giá trị biểu thức chứa 1 chữ. 5 / Nhận xét – dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học : - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập Kĩ thuật (tiết 1) VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU I / . MỤC TIÊU : - HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt , khâu , thêu . - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ . - Gíáo dục HS có ý thức thực hiện an toàn LĐ . II /ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu như : vải , chỉ , kéo . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) 3. Bài mới : (27’) Vật liệu , dụng cụ cắt , khâu , thêu . Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát , nhận xét về vật liệu khâu , thêu . MT : Giúp HS nắm đặc điểm một số vật liệu khâu , thêu. - Cho quan sát màu sắc , hoa văn , độ dày mỏng của một số mẫu vải . - Chốt ý , hướng dẫn chọn loại vải để học khâu , thêu : Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô , dày như vải bông , vải sợi pha . Không nên sử dụng loại vải lụa , sa tanh , vải ni lông vì chúng mềm , nhũn , khó cắt , khó vạch dấu , khó khâu , thêu - Giới thiệu một số mẫu chỉ để minh họa - Lưu ý : Muốn có đường khâu , thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải - Đọc nội dung a SGK . - Nêu nhận xét về đặc điểm của vải . - Đọc nội dung b SGK . - Trả lời các câu hỏi theo hình 1 . Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo . MT : Giúp HS nắm cách sử dụng kéo . - Sử dụng kéo cắt vải , cắt chỉ để bổ sung đặc điểm cấu tạo của kéo và so sánh cấu tạo , hình dạng của hai loại kéo : Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải . - Giới thiệu thêm kéo cắt chỉ . - Lưu ý : Khi sử dụng , vít kéo cần được vặn chặt vừa phải ; nếu không sẽ không cắt được vải . - Hướng dẫn cách cầm kéo . - Quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi về đặc điểm , cấu tạo của kéo cắt vải ; so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ . - Quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải . - Vài em thực hiện thao tác cầm kéo . - Cả lớp quan sát , nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động . 5. Dặn do : (1’) - Xem trước bài sau : “Cắt vải theo đường vạch dấu” SINH HOẠT LỚP TUẦN 1 I / MỤC TIÊU : - HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua - GV đề ra kế hoạch tuần 2 II / CHUẨN BỊ : - HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng - GV : kế hoạch tuần III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : *Hoạt động 1 : kiểm điểm tuần - Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ - Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp - GV nhận xét chung . Tuyên dương : . Phê bình : *Hoạt động 2 : kế hoạch tuần 2 + Đạo đức : + Học tập : + Vệ sinh : + Thể dục : IV / KẾT THÚC : - GV nhận xét đánh giá chung - Nhắc nhở HS thực hiện tốt Thứ sáu, ngày .tháng .năm ĐỊA (Tiết 1) BÀI: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU : - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. -Ham thích tìm hiểu môn Địa lí. II -ĐÔ DÙNG DẠY HỌC : Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định lớp : (1’) 2. Bài cũ : ( 2’) Giới thiệu chương trình môn LS – ĐL lớp 4 3. Bài mới: Làm quen với bản đồ (27’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng, yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng. - Nhận xét về phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ? - GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo cách nhìn từ trên xuống. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân GV cho HS quan sát hình 1 và hình 2 đọc sgk và trả lời câu hỏi - Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào? - Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ treo tường? - GV giúp HS sửa chữa để hoàn thiện câu trả lời. * Hoạt động 3: Hoạt động nhóm Yêu cầu các nhóm quan sát bản đồ và thảo luận câu : + Trên bản đồ cho ta biết điều gì ? - Yêu cầu HS trình bày *Hoạt động 4: làm việc cá nhân. -HS quan sát bảng chú thích ở hình 3 vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lý và nói về các kí hiệu đó - HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng - HS khá trả lời 2 HS nêu lại kết luận - HS quan sát hình 1,2 HS khá trả lời ( HS khác nhận xét , bổ sung ) HS quan sát và cùng nhau thảo luận -Đại diện HS trả lời trước lớp - HS đọc SGK, quan sát - HS nói về các kí hiệu 4 / Củng cố : ( 2’)Bản đồ được dùng để làm gì ? 5/ Dặn dò: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: “Làm quen với bản đồ” Tập làm văn (tiết 2) NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ) - Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1, mục III) - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật ( BT2, mục III) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ba , bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1 . - Vở BT Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cu : (3’) Thế nào là kể chuyện ? - Hỏi HS : Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ? 3. Bài mới : (27’) Nhân vật trong truyện . Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm được tính cách của các nhân vật trong truyện . - Bài 1 : - Dán các tờ phiếu khổ to ở bảng , mời 3 – 4 em lên bảng làm bài . - Chốt lại lời giải đúng . - Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật . Căn cứ nêu nhận xét . - 1 em đọc yêu cầu bài tập . - 1 em nói tên những truyện em mới học ( Sự tích hồ Ba Bể , Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ) . - Làm bài vào vở BT . - Nhận xét . - Đọc yêu cầu bài tập . - Trao đổi theo cặp , phát biểu ý kiến . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . - Nhắc HS học thuộc Ghi nhớ . - 3 – 4 em đọc phần Ghi nhớ SGK . Cả lớp theo dõi . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . - Bài 1 : Nhắc HS : - Bổ sung : Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ? - Bài 2 : - Hướng dẫn HS trao đổi , tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra , đi tới kết luận : + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại , nâng em bé dậy , phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em , xin lỗi em , dỗ em nín khóc + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy , nô đùa , mặc em bé khóc . - Gv nhận xét, kết luận. - 1 em đọc nội dung bài tập . - Cả lớp đọc thầm , quan sát tranh minh họa . - Trao đổi , trả lời các câu hỏi . - 1 em đọc nội dung bài tập . - Suy nghĩ , thi kể . - Nhận xét cách kể , kết luận bạn kể hay nhất . 4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK . 5. Dặn do : (1’) - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài “Kể lại hành động của nhân vật” TOÁN TIẾT 5: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1 / Ổn định lớp : (1’) 2 / Bài cũ: (2’) Biểu thức chứa 1 chữ 3 / Bài mới: (27’) Luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động 1: Làm bài tập 1,2,3 + Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập GV hd bài mẫu cho HS - Mời HS lên bảng làm - GV nhận xét + Bài tập 2: HS tự làm GV gọi HS lên bảng sửa GV nhận xét . + Bài tập 3: GV cho học sinh tự kẻ bảng và điền kết quả vào ô trống. GV thu bài để chấm điểm GV nhận xét * Hoạt động 2 : Xây dựng công thức tính chu vi hình vuông + Bài tập 4 : Trước tiên GV vẽ hình vuông (độ dài cạnh là a) lên bảng, sau đó nêu cách tính chu vi của hình vuông. GV nhấn mạnh cách tính chu vi. Sau đó cho HS làm các bài tập còn lại. GV nhận xét HS chú ý 2 Hs khá làm bài tập a , b 2 Hs trung bình làm bài c , d HS khá lên làm bài HS khá lên sửa bài 2 HS nêu lại công thức 1 HS trung bình làm bài 4 / Củng cố : ( 2’) 2 HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông 5 / Nhận xét – dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học : - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : Các số có sáu chữ số
Tài liệu đính kèm: