Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 4: Kể chuyện

CON VỊT XẤU XÍ

I. Mục tiêu:

 1. Rèn kĩ năng nói:

- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một ccách tự nhiên.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú nghe thầy, cô kể chuyện, nhớ chuyện.

- Lắng nghe bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II.Đồ dùng dạy học

- 4 Tranh minh hoạ truyện trong SGK, (tranh phóng to nếu có).

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố: 
- Khái niệm về phân số, phân số bằng nhau.
- Rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.
II.Đồ dùng Dạy- học :
- Phấn màu, bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gv kiểm tra việc làm bài tập trong VBT của hs, nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gv gọi hs đọcyêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs nêu lại các bước rút gọn phân số.
- Gv yêu cầu hs tự làm cá nhân.
- Gv tổ chức chữa bài.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chưa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs nêu cách làm.
- Gv chốt cách làm đúng : rút gọn các phân số đã cho, sau đó so sánh với phân số 2/9 và kết luận.
- Gv và hs chữa bài .
- Gv kết luận.
Bài 3: 
- Gv nêu yêu cầu bài tập: Quy đồng mẫu số các phân số.
- Gv yêu cầu hs nêu lại các cách và các bước quy đồng mẫu số các phân số.
- Gv giao nhiệm vụ: cả lớp làm a, b,c KK hs K-G làm thêm phần d.
- Cả lớp và gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
- Gv khuyến khích HS K-G làm nhanh.
- Gv tổ chức chữa bài miệng.
- Gv kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách rút gọn phân số, cách quy đồng phân số.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới:So sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Hs theo sõi nhận xét của Gv.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Hs nêu các bước rút gọn phân số.
- HS làm lần lượt từng bài trong vở bài tập rồi chữa bài. 
- 4 hs lần lượt lên bảng trình bày.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Hs nêu cách làm.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét. 
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Hs nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
- Hs tự làm vào vở theo nhiệm vụ Gv giao.
- Hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- HS tự làm sau đó chữa bài.
- 2 học sinh nêu lại.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Tập đọc
sầu riêng
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu những từ ngữ trong bài.
- Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng
- Chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ 2 HS đọc thuộc lòng bài Bè suôi sông La. Trả lời các câu hỏi nội dung bài trong SGK.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới. 
2.1. Giới thiệu bài và chủ điểm : Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc. 
- Gv gọi 1 hs khá đọc toàn bài và hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn(mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bà.i 
- HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi: 
 ? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
-HS đọc thầm toàn bài .
- GV yêu cầu :
+Hãy miêu tả vẻ đẹp của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng .
+Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng.
- GV cho HS các nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp .
- HS nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên khái quát lại toàn bài .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Sầu riêng là loại trái quý .... đến kì lạ ”.
- Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất lớp.
3. Củng cố , dặn dò .
- Em hãy nêu nội dung bài đọc.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn hs luyện đọc lại và chuẩn bị bài sau .
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn. (2-3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm, trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung của bài .
- HS nêu nội dung bài .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài .
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp, cá nhân.
- Đại diện hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hs nêu nội dung bài đọc.
________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
con vịt xấu xí
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói: 
- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một ccách tự nhiên.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy, cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Lắng nghe bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II.Đồ dùng dạy học
- 4 Tranh minh hoạ truyện trong SGK, (tranh phóng to nếu có).
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Kể lại câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
- GV đánh giá, cho điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay các em sẽ được nghe kể một câu chuyện của nhà văn nổi tiếng An-Đéc-Xen, chuyện về một con vịt xấu xí. Con vịt bị xem là xấu xí trong câu chuyện này lại là một con thiên nga.
2. GV kể câu chuyện (2 lần).
- GV kể lần 1. Khi kể kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.Giọng kể thong thả, chậm rãi
- GV kể lần 2. Lời kể chậm rãi, vừa kể vừa chỉ vào tranh - HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ, 
3. Hướng dẫn HS kể chuyện. 
a ) Hướng dẫn HS sắp xếp lại theo trình tự đúng các tranh minh hoạ câu chuyện.
- GV treo 4 tranh minh hoạ truyện kể lên bảng phụ theo thứ tự sai (giống như thứ tự trong SGK), yêu cầu HS sắp xếp lại các tranh theo thứ tự của câu chuyện.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, tìm thứ tự đúng theo trình tự câu chuyện.
- Gv chốt ý đúng: thứ tự của tranh phải là: 2 -1- 3 - 4 ).
b) Hướng dẫn HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
* KC theo nhóm.
- Gv yêu cầu hs nhìn theo tranh và kể lại câu chuyện trong nhóm.
* KC trước lớp.
- Thi kể từng đoạn câu chuyện.
- Một vài hs thi kể toàn bộ câu chuyên.
-? Nhàvăn An - đéc – xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này? 
- Gv kết luận.
* GV nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện và khuyên HS hãy yêu thương. Trân trọng mọi người, các em sẽ nhận ra những nét đẹp riêng của mỗi người. 
3.Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tuyên dương những HS có giọng kể hay, hấp dẫn.
- Nhắc HS về kể lại cho người thân nghe.
-2HS lên bảng kể chuyện.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh minh hoạ.
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hs suy nghĩ, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 2, 3, 4.
- Hs làm việc nhóm 4 kể lại chuyện(mỗi hs kể 1 tranh).
- Mỗi nhóm cử 4 HS đại diện tiếp nối nhau thi kể từng đoạn ccâu chuyện trước lớp.
- 2, 3 HS đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
trường học thời hậu lê
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới việc giáo dục: tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục thời hậu Lê quy củ hơn .
- Coi trọng sự tự học .
-Trình bày được sự phát triển giáo dục thời Lê.
- Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc.
II. đồ dùng học - tập :
- Tranh vinh quy bái tổ, lễ xướng danh.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi :
+ Tại sao nói, dưới thời Hậu Lê, vua là người có quyền tối cao nhất ?
+ Nhà Lê đã cai quản đất nước bằng gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài.
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Thảo theo nhóm
- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và các nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
? Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
?Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
? Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ?
- GV khẳng định : GD thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là nho giáo .
b. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
- Gv đặt câu hỏi :
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
- Gv giới thiệu các bức tranh: lễ xướng danh, Vinh quy bái tổ, Bia tiến sĩ, Khuê Văn Các
- GV nêu kết luận theo SGK.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs về xem lại bài và tìm hiểu thêm về thời Hậu Lê.
- HS thảo luận theo nhóm 4. Cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép.
- HS trình bày kết quả làm việc .HS khác bổ sung .
- Các nhóm khác bổ sung.
- Hs đọc thầm nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
- HS nêu ý kiến của mình .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài hs đọc nội dung Ghi nhớ.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt ( Tăng)
luyện tập về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I.Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
- Hs viết được dàn ý bài văn miêu tả cây cối theo gợi ý có sẵn.
- Hs ham thích môn học, thích quan sát thế giới xung quanh.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy cho biết : Một bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần ? Khi miêu tả, chúng ta có thể miêu tả theo những trình tự nào ?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài: Ghi bảng - nêu yêu cầu tiết học.
3. Luyện tập.
Bài 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
(GV phô tô cho hs bài văn Ruộng cà chua-Tác giả Ngô Xuân Phú- Sách BTTH Tiếng Việt 4- trang 21).
a. Xác định nội dung của từng đoạn trong bài văn đó.
b. Tác giả quan sát và miêu tả ruộng cà chua theo trình tự nào?
c. Em thích những hình ảnh nhân hóa, so sánh nào? Theo em các hình ảnh nhân hoá, so sánh đó có tác dụng gì? 
Bài 2: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả một cây cho bóng mát theo dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu cái cây được tả: Đó là cây gì? ở đâu? Trồng từ bao giờ?
* Thân bài: 
+ Tả bao quát cây: Nhìn từ xa cây có đặc điểm gì? Đến gần thấy gì nổi bật ?
+ Tả chi tiết từng bộ phận cây : Thân cây, gốc cây, vỏ cây, cành lá, quả,....
+ Tả một số sự vật khác có liên quan đến cây : Nắng, mưa, gí, chim chóc,....
* Kết bài : Nêu ích lợi của cây, nêu cảm ngh ... - HS nhận xét bài làm của bạn.
- Hs giải thích.
- 2 HS nêu lại.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
nhảy dây 
Trò chơi: đi qua cầu
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi: Lăn bóng bằng tay. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- GV quan sát bao quát cả lớp, sửa lỗi sai cho HS.
- Gv tổ chức thi xem ai nhảy nhiều nhất.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Đi qua cầu.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
(5-6 phút)
(4 - 6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Các tổ tập theo khu vựa đã quy định.
- Hs tập từng đôi.
- HS thi đua nhảy xem ai nhảy nhiều nhất.
- Cả lớp tuyên dương bạn nhảy giỏi.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
 _______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( cụ thể: lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
- Từ gợi ý của các đoạn văn mẫu, viết được một đoạn văn miêu tả lá ( hoặc thân, gốc) cây.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học.
- Mấy lá bàng tươi. Tranh ảnh: cây bàng, cây sồi, cây tre.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu ghi nhớ của bài văn tả cây cối.
+ Trình bày kết quả quan sát một cây em thích ( Bài 2, tiết TLV tuần 21) 
- GV cho điểm đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Đọc và nhận xét cách tả lá và thân, gốc một số loài cây của tác giả trong mỗi đoạn văn. 
- Gv treo bảng phụ đã viết sẵn nhận xét tóm tắt về đặc điểm đặc sắc của mỗi đoạn văn. 
ýa. Đoạn tả Lá bàng của Đoàn Giỏi:
+ Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
ýb. Đoạn tả Bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá, với hai lứa lộc.
+ Tả màu sắc khác nhau của hai lứa lộc, tả được cả hình dáng lộc non.
+ Cách sử dụng các từ so sánh: dáng của lộc rất lạ như đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít; lá non lớn nhanh cuộn tròn như những chiếc tai nhỏ.
 ý c. Đoạn tả Cây sồi của Lép Tôn - xtôi:
+Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa hè; mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa hè, cây sồi thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ.
+ Những hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Cách tả nhân cách hoá làm chi cây sồi già như có tâm hồn của người: (Mùa đông), cây sồi già cau có, ngờ vực, vẻ buồn rầu.(Hè đến) nó say sưa, ngây ngất, sẽ đung đưa trong nắng chiều. 
ý d. Đoạn tả Cây tre của Bùi Ngọc Sơn:
+ Tả thực một bụi tre rậm rịt, gai góc.
+ Hình ảnh so sánh sinh động: Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài; những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu được mẹ chăm chút.
Bài 2:Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây mà em yêu thích.
- Gv gọi hs nêu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs nêu cây mà mìnhđịnh tả.
- Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân vào vở.
- GV chọn mẫu 5 bài đọc trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bài viết hay nhất. Tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn hs chưa hoàn thành bài viết về nhà làm tiếp.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu ghi nhớ.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài làm về kết quả quan sát một cây.
HS và GV nhận xét. 
HS mở SGK.
- 2 HS nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1. Một em đọc ý a), một em đọc ý b).
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS nhìn bảng phụ nói lại những nhận xét này. 
- Hs cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cái cây em yêu thích: lá, thân, gốc.
- 4 HS phát biểu: các em chọn tả bộ phận nào của cây.
- HS làm bài- viết đoạn văn vào vở luyện văn.
- HS nhận ra cái hay trong đoạn văn của bạn.
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 22. Kế hoạch tuần 23.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 22.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 23.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 22.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:......................................................
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:......................................................
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ ..........
3. Văn nghệ:
III- Phương hướng hoạt động tuần 23.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
* Bổ sung:
.
.
.
.
__________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Tiếng Anh
Gv chuyên soạn giảng
_________________________
Tiết 2: Toán (tăng)
Luyện tập về so sánh hai phân số khác mẫu số
I.Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kiến thức về so sánh hai phân số khác mẫu số.
- Hs áp dụng làm các bài tập liên quan.
- Hs ham thích môn học.
II.Các hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1 : So sánh các phân số sau.
a. 1/4 2/5 b. 5/6  11/12 
c. 10/ 14 ... 5/7 d. 24/40 36/45
e. 5/6 .. 3/8 g. 21/3512/20
- Gv ghi bảng. 
- Gv yêu cầu hs tự làm.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả.
Bài 2 : So sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau.
a. 7/8 và 7/10 b. 16/5 và 16/7
c. 4/9 và 9/4 
- Gv yêu cầu hs nêu lại các cách so sánh có thể áp dụng.
- Gv yêu cầu hs làm bài.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả.
Bài 3. Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
a. 12/25; 24/25; 8/ 25; 21/25
b. 7/3; 7/9; 7/26; 7/8
c. 14/15; 23/30; 9/10; 3/5.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn lại cách trình bày.
- Gv gọi 3 hs lên bảng, Gv chấm 1 số bài.
- GV chữa, chốt kết quả đúng.
Bài 4; Tìm số tự nhiên x biết.
a. b. 
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn cách làm. 
- Gv gọi hs lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
Bài 5: Không quy đồng mẫu số các phân số hãy so sánh.
a. b. 
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn cách làm. 
- Gv gọi hs lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Hs đọc đề bài.
- Hs tự làm bài.
- 6 hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu lại các cách so sánh có thể áp dụng.
- Hs tự làm bài.
- 3 Hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề bài.
- Hs K- G nêu cách làm.
- Hs cả lớp làm a, b. HsK-G làm hết.
- 3 hs lênbảng chữa bài.
- hs khác nhận xét.
- HS K-G đọc đề bài.
- Hs K- G nêu cách làm.
- HsK-G làm bài vào vở.
- Hs lênbảng chữa bài.
- Hs khác nhận xét.
- HS K-G đọc đề bài.
- Hs K- G nêu cách làm.
- HsK-G làm bài vào vở.
- Hs lênbảng chữa bài.
- Hs khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
___________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá
Tìm hiểu về tết nguyên đán
I. Mục tiêu :
- Cung cấp cho hs những kiến thức về Tết Nguyên đán- Tết truyền thống của người việt Nam và một số đất nước khác theo lịch Âm.
- Hs ham mê tìm hiểu vốn truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Một số điều cấm trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
II. Đồ dùng dạy – hoc :
- Tranh Đồn Hồ về ngày Tết, chữ viết thư pháp.
III. Các hoạt động dạy – học : 
1. Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Gv cung cấp các thông tin.
- Tết Nguyờn đỏn (hay cũn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn húa của người Việt Nam và một số cỏc dõn tộc chịu ảnh hưởng văn húa Trung Quốc khỏc. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành.[1] Hai chữ "Nguyờn đỏn" (元旦) cú gốc chữ Hỏn; "nguyờn" cú nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đỏn" là buổi sỏng sớm. Cho nờn đọc đỳng phiờn õm phải là "Tiết Nguyờn Đỏn" (Tết Nguyờn đỏn được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuõn tiết (春節), Tõn niờn (新年) hoặc Nụng lịch tõn niờn (農曆新年).
Vỡ Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn húa Trung Quốc dựng lịch phỏp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nờn Tết Nguyờn Đỏn muộn hơn Tết Dương lịch (cũn gọi nụm na là Tết Tõy). Do quy luật 3 năm nhuận một thỏng của Âm lịch nờn ngày đầu năm của dịp Tết Nguyờn đỏn khụng bao giờ trước ngày 21 thỏng 1 Dương lịch và sau ngày 19 thỏng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối thỏng 1 đến giữa thỏng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyờn đỏn hàng năm thường kộo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 thỏng Chạp đến hết ngày 7 thỏng Giờng).
- Gv giới thiệu các bức tranh Tết của Đông Hồ, các tập tục của người Việt Nam khi đón Tết.
? Em thích tập tục nào nhất của người Việt Nam khi đón Tết?
3. Củng cố,dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài học.
-Dặn hs về nhà ăn Tết vui vẻ, an toàn, không tàng trữ, sử sụng thuốc pháo..
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs trả lời: Mừng tuổi, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_22_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc