Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (soạn ngang)

Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (soạn ngang)

Toán

101. RÚT GỌN PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU

 -Bước đầu cách rút gọn phân số vµ nhận biết phân số tối giản

 ( trong một số trường hợp đơn giản ). BT 1a,2a

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1.Khởi động

2.Kiểm tra bài cũ

-Cho HS nêu tính chất cơ bản của phân số.

3.Bài mới

a/Giới thiệu bài và ghi đề bài

*Tổ chức cho HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số.

-GV nêu vấn đề như dòng đầu của mục a. Cho HS tự tìm cách giải quyết vấn đề và giải thích đã căn cứ vào đâu để giải thích như thế.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2010
Toán
101. RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU
	-Bước đầu cách rút gọn phân số vµ nhận biết phân số tối giản
	 ( trong một số trường hợp đơn giản ). BT 1a,2a
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nêu tính chất cơ bản của phân số.
3.Bài mới 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Tổ chức cho HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số.
-GV nêu vấn đề như dòng đầu của mục a. Cho HS tự tìm cách giải quyết vấn đề và giải thích đã căn cứ vào đâu để giải thích như thế.
-GV gợi ý cho HS tính như sau:
-Cho HS tự nhận xét hai phân số và . GV nhắc lại cho HS nhận xét rồi giới thiệu: “Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số và nêu tiếp : “ Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho”.
-GV hướng dẫn HS rút gọn phân số ( như SGK) và kết luận : phân số là phân số tối giản.
-Tiến hành tương tự như trên đối với phân số .
*Thực hành
-Tổ chức cho HS tự làm bài tập 1a, 2a.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Luyện tập”.
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I.MỤC TIÊU
	1.Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba – dô – ca.
	Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
	2. Hiểu hội dung, ý nghĩa của bài : Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động 2.Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra 2 HS đọc bài Trống đồng Đông sơn, trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.Bài mới a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hướng dẫn HS luyện đọc 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS hiểu từ ngữ được chú giải sau bài, sửa lỗi về cách đọc cho HS. Nhắc nhở các em chú ý những chỗ ngầm nghỉ hơi giữa các cụm từ trong câu văn khá dài.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Một, hai HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học.
*Tìm hiểu bài
-Cho HS nêu lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
-HS đọc đoạn 2,3 và trả lời các câu hỏi sau:
+Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì? ( là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.)
+Giáo sư Trần Đại Nghĩa có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?(Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn : súng Ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cót giặc. )
+Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.(Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nước.)
-Cho HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào
+Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? 
*Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Cho 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn.
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm trong đoạn văn sau: “ Năm 1946 .. lô cốt của giặc”
4.Củng cố – dặn dò
-Em hãy nêu ý nghĩa của bài ? (Ca ngợi Anh hùng lao động đã có những cống hiến xuất sắccho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của đất nước)
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Bè xuôi sông La”
Chính tả
NHỚ - VIẾT: CHUYỆN CỔ TÍCH LOÀI NGƯỜI
I.MỤC TIÊU
	-Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài Chuyện cổ tích loài người.
	-Lµm ®ĩng BT3
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
-GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
-Cho 1 HS học thuộc lòng 4 khổ thơ trong bài viết.
-Cho cả lớp tự viết bài theo trí nhớ của mình.
-Cho HS đổi vở nhau tự soát lỗi, GV chấm và chưa bài. Nêu nhận xét chung.
*Hướng dẫn HS làm bài tập
+Bài tập 2:
Cho một HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cho HS đọc thầm khổ thơ và đoạn văn, cho 3 HS làm vào phiếu khổ to đính lên bảng.
-GV cho HS nhận xét, GV nhận xét chung và sửa bài.
 a/ Mưa giăng – theo gió – Rải tím.
b/ Mỗi cánh hoa – mỏng manh – rực rỡ – làn gió thoảng – tản mát.
+Bài tập 3: (tiến hành tương tự như bài tập 2)
-Lời giải đúng: dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng thẫm– cánh dài – rực rỡ – cần mẫn.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “ Sầu riêng”
Khoa học
Bài 41. ÂM THANH
I.MỤC TIÊU
	NhËn biÕt ®­ỵc ©m thanh do vËt rung ®éng ph¸t ra.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Để bảo vệ bầu không khí trong lành chúng ta phải làm gì?
3.Bài mới 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
-GV cho HS nêu các âm thanh xung quanh mà em biết.
-Cho cả lớp thảo luận: trong số các am thanh kể trên, những âm thành nào do con người gây ra; những âm thanh nào thường nghe được vào sáng sớm, ban ngày, buổi tối.?
*Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh
-Cho HS làm việc theo nhóm: tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho trên hình 2 SGK
-Cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc. GV nhận xét và sửa sai cho HS.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh
-GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
-Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm theo hướng dẫn ở trang 83 SGK
-GV kết luận: khi rung mạnh hơn thì kêu to hơn, khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ. 
-Cho HS làm việc cá nhân để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
-GV giải thích thêm: khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. Từ các thí nghiệm trên, GV hướng dẫn giúp HS rút ra nhận xét :Aâm thanh do các vật rung động phát ra.
*Hoạt động 4: Trò chơi tiếng gì, ở phía nào thế?
-Cho cả lớp chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm gây tiếng động một lần ( khoảng nửa phút). Nhóm kia cố nghe xem tiếng động do vật / những vật nào gây ra và viết vào giấy. Sau đó, so sánh xem nhóm nào đúng nhiều hơn thì thắng.
-Rút ra ghi nhớ như SGK.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Sư lan truyền âm thanh”.
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I.MỤC TIÊU
	Nhận biÕt được câu kể Ai thế nào ? 
 xác định được bộ phận CN và VN trong câu.
 Biết viết đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào? 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Hai đến ba tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1 – viết riêng mỗi câu 1 dòng.
	-Một tờ phiếu viết các câu văn ở BT1 ( phần luyện tập)
	-Bút chì hai đầu xanh, đỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 3.
-GV nhận xét và sửa bài
3.Bài mới 
a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Phần nhận xét
-Bài tập 1,2:
1 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2. 
-Cho cả lớp đọc thầm đoạn văn dùng bút gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn.
-Cho vài HS phát biểu ý kiến
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-Bài tập 3: 
-Cho HS đọc yêu cầu bài.
-GV đưa phiếu đã viết sẵn và cho đọc dựa vào đặt câu hỏi.
-Bài tập 4, 5 : (tiến hành tương tự như bài tập 3)
*Phần ghi nhớ: 
-Cho 3 đến 4 HS đọc phần ghi nhớ.
-Gọi 1 HS phân tích câu kể Ai thế nào? Để minh hoạ nội dung cần ghi nhớ.
*Phần luyện tập
-Bài tập 1:
+Cho 1 HS đọc nội dung bài tập và trao đổi tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn, gạch 1 gạch dưới bộ phận CN và 2 gạch dưới bộ phận VN.
+Cho HS đọc kết quả, gv nhận xét.
-Bài tập 2 ( tiến hành tương tự như bài tập 1)
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Vị ngữ trong câu kể ai làm gì?”
 Thứ ba, ngày 19 tháng 1 năm 2010
Toán
102. LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
	-Củng cố và hình thành kĩ năng rút gọn phân số.
	-NhËn biÕt ®­ỵc tÝnh chÊt c¬ b¶n cđa ph©n sè. BT 1,2,4(a,b)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho HS nêu lại quy tắc rút gọn phân số.
3.Bài mới 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Bài tập 1:
-Cho HS tự làm vào bảng con và 1 HS lên bảng sửa. GV nhận xét và sửa sai.
+Ví dụ : Với phân số ta thấy 81 chia hết cho 3,9,27,81 và còn 54 chia hết cho 3,9,27,54 . Như vậy tử số và mẫu số đều chia hết cho 3,9,24 trong đó 27 là số lớn nhất vậy : 
*Bài tập 2 :tiến hành tương tự như bài tập 1.
*Bài tập 4 :
-GV vừa viết lên bảng vừa giới thiệu cho HS một số dạng bài tập mới như :
-GV hướng dẫn HS nêu nhận xét như sau: tích ở trên và ở dưới gạch ngang đều có thừa số 3 và thừa số 5. Ta có thể gạch bỏ chữ số 3 và 5 ở trên và ở dưới để kết quả nhận đ ...  tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là mẫu số chung.
*Thực hành:
-Bài tập 1:
Cho HS tự làm rồi chữa bài. GV nhận xét và sửa lên bảng lớp. 
-Bài tập 2: 
GV chọn ba phần, cho HS làm bài rồi chữa bài. GV nhận xét và sửa bài lên bảng.
-Bài tập 3 :
Cho HS G nhận xét rồi tự nêu cách làm. GV gợi ý cách làm sau đó nhận xét và sửa bàiCN.
4.Củng cố – dặn dò
HS nêu lại quy tắc quy đồng mẫu số hai phân số.
 Khoa học
Bài 42 . SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I.MỤC TIÊU
Nêu ví dụ chøng tá âm thanh có thể lan truyền qua chÊt khÝ, chất rắn, chất lỏng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Chuẩn bị theo nhóm : 2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, một sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
*Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
-GV hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lí giải của mình.
-GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm như SGK.
-Cho HS mô tả yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và dự đoán điều gì xảy ra khi gõ trống.
-Cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân làm làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào?
-GV hướng dẫn HS kết luận như SGK: Mặt trống rung động .. các vụn giấy chuyển động.
-GV kết luận: Khi rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
-Cho HS làm thí nghiệm như H2 trang 85 SGK
-Cho HS nêu kết quả thí nghiệm. GV nhận xét và kết luận:
+Từ thí nghiệm ta thấy rằng ầm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu. Như vậy, âm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn.
-Cho HS tìm thêm các dẫn chứng cho sự truyền của âm thanh qua chát rắn và chất lỏng. 
+Ví dụ: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh. Aùp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa từ xa. Cá nghe thấy tiếng chân người bước. Cáù heo, có voi có thể nói chuyện với nhau dưới nước.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
-GV hỏi : Trong thí nghiệm gõ trống gần có bọc ni lông ở trên, nêu ta đưa ống ra xa dần thì rung động của các vụn giấy có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? 
-Cho HS tiến hành thí nghiệm để thấy rung động yếu dần khi đi ra xa trống. Như vậy, thí nghiệm này cũng cho thấy âm thanh yêu dần khi lan truyền ra xa nguồn âm.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học. -Xem trước bài “Aâm thanh trong cuộc sống”.
Lịch sử
Bài 17. NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I.MỤC TIÊU
BiÕt nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: so¹n bé luËt Hång §øc ( n¾m nh÷ng ND c¬ b¶n), vÏ b¶n ®å ®Êt n­íc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê (để gắn lên bảng).
	-Một số điểm của Bộ luật Hồng Đức.
	-Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-HS thuật lại diễn biến trận Chi Lăng.
-Nêu ý nghĩa của trận thắng Chi Lăng.
3.Bài mới 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
GV giới thiệu một số nét về nhà hậu Lê: Tháng 4 -1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Việt, Nhà hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước Đại Việt ở thởi Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông. (1460 – 1497).
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
-GV cho HS thảo luận theo câu hỏi sau: Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học SGK , em hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người quy quyền tối cao.
-GV nhận xét và kết luận như sau: tính tập quyền rất cao. Vua là con trời có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
-GV giới thiệu vai trò của bộ Luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh : Đây là công cụ để quản lí đất nước.
-GV thông báo về một số điểm về nội dung của Bộ Luật Hồng Đức (như SGK). 
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau:
+Luật Hồng Đức bảo về quyền lợi của ai ? (Vua nhà giàu, làng xã, phụ nữ).
+Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
-Rút ra ghi nhớ như SGK.
4.Củng cố – dặn dò
-HS đọc ghi nhớ bài.
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Trường học thời Lê”.
 Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Toán
105. LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU
	-Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
	( BT: 1a; 2a; 4)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
-Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
3.Bài mới 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Bài tập 1:
Cho HS tự làm vào vở . GV sửa bài lên bảng:
và quy đồng mẫu số thành:
= ; =
-Tiến hành tương tự với các bài còn lại.
*Bài tập 2: tiến hành tương tự như bài tập 1. 
*Bài tập 4: tiến hành tương tự như bài tập 1.
( L­u ý c¸ch tr×nh bµy)
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài “Luyện tập chung”.
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU
	1.Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn miêu tả cây cối. 
	2.NhËn biÕt ®­ỵc tr×nh tù miªu t¶ trong bµi v¨n miªu t¶ c©y cèi; biÕt lËp dµn ý t¶ mét c©y ¨n qu¶.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
a/Giới thiệu bài và ghi đề bài
*Phần nhận xét
-Bài tập 1:
+Cho 1 HS đọc nội dung của bài.
+Cho cả lớp đọc thầm bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
+Cho cá nhân nêu kết quả. GV dán tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
+Đoạn 1: 3 dòng(Giới thiêu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.)
+Đoạn 2: 4 dòng tiếp(Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.)
+Đoạn 3: còn lại(Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.)
-Bài tập 2: (tiến hành tương tự như bài tập 1)
+Đoạn 1: 3 dòng đầu(Giới thiệu bao quát về cây mai : chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh.)
+Đoạn 2: 4 dòng tiếp(Đi sâu tả cánh hoa, trái cây)
+Đoạn 3: còn lại(Nêu cảm nghĩe của người miêu tả.
-Bài tập 3: 
+GV nêu yêu cầu đề bài. Cho HS trao đổi rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
+Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần : mở bài – thân bài – kết luận.
+Phần mở bài : tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
+Phần thân bài có thể tả từng bọ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triẻn của cây.
+Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
*Phần ghi nhớ -Cho 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*Phần luyện tập
-Bài tập 1:
+Cho HS đọc nội dung bài và xác định trình tự miêu tả trong bài.
+GV nhận xét và kết luận: Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc màu hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
-Bài tập 2:
+Cho HS đọc yêu cầu bài tập. 
+GV dán tranh ảnh một số cây ăn quả và cho mỗi em chọn cho mình một cây thích hợp để lập dàn ý miêu tả cây đó theo 1 trong 2 cách đã nêu.
+Cho HS tiếp nối nhau đọc kết quả của mình. GV nêu nhận xét.
+GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất, dán lên bảng để làm mẫu.
4.Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học. Làm hoàn chỉnh dàn ý tả một cây ăn quả, viết lại vào vở.
-Quan sát trước một cái cây em thích để tiết sau học luyện tập quan sát cây cối.
 MĨ THUẬT
Tiết: 21
BÀI: Vẽ trang trí: Hình tròn
MỤC TIÊU :
 HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn . Hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày . Biết cách sắp xếp hoạ tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích . HS có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống . 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Giới thiệu những đồ vật hình tròn được trang trí đẹp để hs thấy được trong cuộc sống có rất nhiều vật dạng tròn được trang trí đẹp.
-Yêu cầu hs tìm và nêu những đồ vật dạng tròn có trang trí.
-Giới thiệu một số bài trang trí tròn, yêu cầu hs nhận xét về: Bố cục; vị trí các mảng chính, phụ; những hoạ tiết được dùng; cách vẽ màu.
-Bổ sung:
+Trang trí thường:đối xứng qua trục; mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh; màu sắc làm rõ trọng tâm. Cách trang trí này gọi là trang trí cơ bản.
Hoạt động 2:Cách trang trí hình tròn
-Làm mẫu trước một lần yêu cầu hs nêu cách vẽ.
*Chốt lại các bước:
+Vẽ hình tròn bằng compa, kẻ các trục.
+Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối hài hoà.
-Cho hs xem các mẫu trang trí của hs năm trước.
Hoạt động 3:Thực hành 
-Có thể tiến hành cho hs học nhóm ghép các hoạ tiết cắt sẵn vào hình tròn trước khi vẽ bài mình.
-Yêu cầu hs thực hành vẽ trang trí hình tròn.
-Lưu ý:
+ Vẽ bằng nét chì mờ.
+Hoạ tiết mảng phụ vẽ sau cần phing phú, vui mắt và phù hợp hoạ tiết mảng chính.
+Vẽ màu ở hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau và vẽ màu nền cuối.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Gợi ý hs nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
Dặn dò: Quan sát chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 CKTKN H.doc