Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 13

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 13

TẬP ĐỌC: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. MỤC TIÊU:

1, Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi- ôn- cốp- xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

2, Hiểu từ ngữ mới: Khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13:
 	 Thứ hai ngày tháng năm 2010
Tập đọc: NGười tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
1, Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi- ôn- cốp- xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
2, Hiểu từ ngữ mới: Khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài: Vẽ trứng
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc
- Bài chia mấy đoạn?
GV hướng dẫn cách đọc
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm ( giảng từ lượt 2 )
- GV đọc mẫu
b, Tìm hiểu bài:
+ Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi- ôn - cốp - xki thành công là gì?
* GV giới thiệu thêm về Xi- ôn- cốp -xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện
Ví dụ: - Người chinh phục các vì sao
 - Quyết tâm chinh phục các vì sao
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV chọn đọc đoạn “ Từ nhỏ, Xi- ôn- cốp - xki ....hàng trăm lần”
- GV đọc diễn cảm đoạn văn 
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Chuẩn bị bài sau	
- 2 Hs đọc bài
- HS chú ý
- 1 HS khá đọc bài
- 4 đoạn
- HS đọc tiếp nối trước lớp ( 3 lượt )
- HS đọc theo nhóm 2
- 1 HS đọc trước lớp
- ...từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
- Ông rất kham khổ để giành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu....
- ... thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.
- HS nêu
- HS nêu
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Vài HS thi đọc diễn cảm
- HS bình chọn HS đọc diễn cảm hay nhất
- HS nêu
toán: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV ghi: 39 x 27
 312 x 45
2. Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Cho cả lớp đặt tính và tính 27 x 11
- Em nào có nhận xét kết quả 297 với thừa số 27
2.3,Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính
- Từ cách nhân trên em nào có thể rút ra 
cách nhẩm đúng?
 4 cộng 8 bằng 12
 Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 428.
 Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
2.4, Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên
3. Thực hành:
 Bài 1: 
GV yêu cầu hs nêu cách thực hiện
GV yêucầu HS nêu cách làm
Bài 3: 
- GV hỏi HS phân tích đề bài
- Có em nào còn có cách giải khác?
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11(các trường hợp) và lấy ví dụ minh hoạ
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng làm - nêu cách làm
- HS đặt tính và tính trên bảng con
- 1- HS nêu ra kết luận
Để có 297 ta viết số 9 ( là tổng của 2 và 7 ) xen giữa hai chữ số của 27
- HS lấy ví dụ
- HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên
- HS có thể đề xuất cách làm
 HS bảng viết. 
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét 
- 2 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm ( tóm tắt và giải)
- Cả lớp làm vào vở 
lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược
 lần thứ hai (1075 - 1077)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
	Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
	Tường thuật sinh động quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
	Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân . Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến là Lý Thường Kiệt.
II. Đồ dùng dạy học
	 Phiếu học tập của HS.
	Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Nguyên nhân 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV nêu: “ Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.”
- Căn cứ vào đoạn em vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
2.3, Diễn biến 
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
GV treo lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
- GV tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến trên lược đồ
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 3
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? 
GV kết luận
2.4, Kết quả
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ?
c, Củng cố - dặn dò
+ Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu	
- HS đọc thầm đoạn: “ Cuối năm 1072... rồi rút về”
- ý kiến thứ hai đúng bởi vì: Trước đó lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ....
- HS quan sát
- Vài HS trình bày diễn biến 
- HS thảo luận nhóm 3
... Do quân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài giỏi (chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng tuyến 
sông Như Nguyệt)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
... Sau hơn ba tháng dặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp phải rút về nước. Nền độc lập được giữ vững
- 1HS trình bày
Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I. Mục tiêu 
	Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Tài liệu và phương tiện
	SGK Đạo đức 4
III. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày phần ghi nhớ(Bài Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ) 
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hoạt động 1: Đóng vai(bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm(nhóm 3) và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, 1 nửa số nhóm đóng vai theo tình huống tranh 2.
- GV Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cháu.
* GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm.
2.3, Thảo luận nhóm đôi( bài tập 4)
* Mục tiêu: HS biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở HS khác học tập theo
* Cách tiến hành:
- GV quan sát
- Khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
2.4, Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được( bài tập 5, 6)
* Mục tiêu: Biết sưu tầm, viết, vẽ hoặc kể chuyện về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- 1 HS trình bày
- Chú ý
- Nhóm 3
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Thảo luận lớp nhận xét về cách ứng xử
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- 1 số HS trình bày
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trình bày
Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người, Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu thực hiện nội dung ở mục “ Thực hành”: Em hãy làm những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị tiết sau
- Lần lượt từng HS trình bày
- HS nhận xét
 Thứ ba ngày tháng 11 năm 2010 
Thể dục: Bài 25
I. Mục tiêu:
- Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp.
- Học động tác điều hoà, yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối đungd, nhịp độ chậm và thả lỏng.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn nơi tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung	
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường
- Đi thường theo một vòng tròn và hít thở sâu
* Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột ”
2. Phần cơ bản
a, Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 7 động tác đã học 
- Sửa sai cho HS 
- Học động tác điều hoà 
- GV nêu tên động tác, tập mẫu, phân tích động tác.
 TTCB 1 2 3 4 
- Nhịp 5, 6, 7, 8, như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi chân . 
- GV hô nhịp cho cả 8 động tác của bài thể dục phát triển chung 
b,Trò chơi vận động:
Tò chơi “ Chim về tổ ”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thả lỏng
- Bật nhẩy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung vào buổi sáng. Chơi trò chơi “ Chim bay về tổ ”.
Định lượng
6 - 10 phút
18 - 22 phút
13 - 15 phút
1 - 2 lần
4 - 5 lần
4 - 5 phút
4 - 6 phút
6 - 8 lần
Phương pháp tổ chức
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 r
Cán sự điều khiển
- Cán sự điều khiển
GV điều khiển
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 r
 r
 x x x x x x
 x x x x x x
GV điều khiển.
- HS chơi thử một lần
HS chơi trò chơi
GV điều khiển cách chơi
GV điều khiển
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 r
luyện từ và câu: mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực
I. Mục tiêu	
1, Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
2, Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học
	Một số tờ phiếu kẻ sẵn các cột a, b (theo nội dung BT1), thành các cột danh từ/ động từ/ tính từ (theo nội dung bài tập 2)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV phát phiếu cho vài cặp 
- GV chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
- Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu- một câu với từ ở nhóm a, một câu với từ ở nhóm b.
GV ghi những câu hay lên bảng
Bài tập 3: 
GV gọi 1 HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ
- GV nhận xét chốt lại
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu các từ nói lên ý chí- nghị lực của con người?
Chuẩn bị bài sau
- Chú ý
- 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Trao đổi theo cặp
- Một số cặp làm bài trên phiếu 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
- Cả  ... g cố dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ
Chuẩn bị bài sau	
* Nhận xét tiết học
- 1 HS lên thực hiện nêu cách làm
- Chú ý
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm
- HS nêu
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm( mỗi em làm một phần)
- 2 HS nêu yêu cầu
- Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi
-Đại diện nhóm lên trình bày bài làm
- Các nhóm khác nhận xét
- HS nêu
Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục đích, yêu cầu
1. Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận bviết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
2. Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi, của ai, hỏi ai, dấu hiệu theo nội dung BT 1,2, 3 ( phần nhận xét )
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1 ( phần luyện tập ) 
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gv kiểm tra hai Hs
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới	
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Phần nhận xét
-Gv treo bảng phụ viết một bảng gồm các cột câu hỏi, của ai, hỏi ai, dấu hiệu, lần lượt điền nội dung vào từng cột khi Hs thực hiện các Bt 1,2,3
- 1 Hs làm lại Bt 1 ( tiết LTVC - MRVT:
ý chí , nghị lực )
- 1 Hs đọc đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực ( Bt 3 ).
- Chú ý
Bài tập 1.
Gv chép những câu hỏi trong chuyện vào cột câu hỏi: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
Bài tập 2,3
- Gv ghi kết quả vào bảng
2.3. Phần ghi nhớ.
Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ
3.4. Phần luyện tập
Bài tập 1
- Gv phát riêng phiếu cho vài Hs.
- Gv chốt lại lời giải đúng ( đưa bảng phụ đính bảng lớp ).
Bài tập 2:
- Gv mời cặp Hs làm mẫu.
- Gv viết lên bảng 1 câu văn 
VD: Về nhà bà kể lại câu chuyện, Khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- Gv nhấn mạnh nội dung yêu cầu
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập
Hs đọc thầm bằi người tìm đường lên các vì sao.
Hs phát biểu
- 2 Hs đọc yêu cầu của BT 2,3
- Hs trả lời
- Sau đó 1 Hs đọc bảng kết quả
- bốn Hs đọc nội dung cần ghi nhớ SGK
Hai Hs đọc yêu cầu của bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ ( Trang 85, SGK ), Hai bàn tay ( trang 14 SGK) làm vào vở
- Vài em làm bài trên phiếu
- Những Hs làm trên phiếu trình bàykết quả làm bài trên bảng lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét
- Một Hs đọc yêu cầu của bài tập ( đọc cả Ví dụ - d1 )
- 1 cặp Hs làm mẫu.
- Hai Hs trên suy nghĩ: thực hành hỏi đáp trước lớp.
HS1:- Về nhà bà cụ làm gì? HS2:- Về 
 nhà, bà cụ 
 kể chuyện
 xẩy ra cho
 Cao Bá Quát
Hs1:- Bà cụ kể lại chuyện HS2:
gì ?
- Từng cặp Hs đọc thầm bài văn hay chữ tốt, chọn 3,4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi đáp.
- Gv mời một số cặp thi hỏi đáp
Bài tập 3:
Gv gợi ý các tình huống
- Hs có thể tự hỏi về một bài học đã qua, một cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, một đồ dùng đã mua.
Gv nhận xét:
Ví dụ: Vì sao mình không giải được bài tập này nhỉ ?
3. Củng cố - Dặn dò
Gv yêu cầu 1- 2 Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và viết lại vào vở 4 câu hỏi vừa đặt ở lớp.
- 1 số Hs thực hành
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn cặp hỏi, đáp thành thạo
* hai Hs đọc yêu cầu của bài tập
- Hs làm vào vở
- Hs lần lượt đặt câu hỏi mình đã đặt.
Mĩ thuật: Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm
I. Mục tiêu
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
- Hs biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng.
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1, GV: - SGK; SGV
	- Một số đường diềm ( cỡ to) và đồ vật có trang trí đường diềm.
	- Một số hoạ tiết để sắp xếp vào đường diềm.
	- Kéo, giấy màu, hồ dán (để cắt dán)
2, HS: - SGK
	- Vở thực hành.
	- Bút chì, thước kẻ, tẩy, com pa, kéo, hồ dán, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1- trang 32 SGK
+ Em thấy đường diềm được trang trí ở
- HS quan sát
- ..Bát, đĩa, lọ, quần áo, khăn, mũ...
những đồ vật nào?
+ Ngoài những đồ vật ở hình 1- trang 32 em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1 - trang 32 SGK
2.3, Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
- GV giới thiệu hình gợi ý vẽ
+ Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳngcách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà...
Ví dụ:
2.4, Hoạt động 3: Thực hành
- GV cắt sẵn một số hoạ tiết để các nhóm lựa chọn và dán thành đường diềm theo khung kẻ sẵn.
2.5 Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài trang trí đường diềm
- GVđánh giá - động viên khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ
3. Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
- HS nêu
- Hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình tam giác....
- Sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều....
- Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu
- HS quan sát
- Theo dõi
- HS thực hành vẽ đường diềm
- HS xếp loại
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
1. Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện
2. Kể một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1:
- Hai HS đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ phát biểu ý kiến 
- GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến
GV nhân xét, chốt lại lời giải đúng:
- Đề 1:( thuộc loại văn kể chuyện)
- Đề 2: :( thuộc loại văn viết thư)
- Đề 3: :( thuộc loại văn miêu tả)
- Đề 2 là văn kể chuyện vì ( khác với các đề 1 và 3)- khi làm đề này, HS phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt chuyện, ý nghĩa. Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể.
Bài 2, 3:
- GV yêu cầu HS trình bày
- GV quan sát, uốn nắn
- Yêu cầu mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng bạn về nhân vật trong chuyện/ tính cách nhân vật/ ý nghĩa câu chuyện/ cách mở đầu, kết thúc câu chuyện. Các em có thể tự trả lời câu hỏi, nêu câu hỏi cho các bạn trả lời và ngược lại.
- GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt
3. Củng cố – Dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Về nhà tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
- HS nhận xét
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3
- Một số HS nói đề tài câu chuyện của mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện
-Từng cặp HS thực hành KC, trao đổi vềcâu chuyện vừa kể theo yêu cầu của bài tập 3
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Chú ý
- 1 HS đọc
Toán: luyện tập chung
I. Mục tiêu 
 Giúp Hs ôn tập, củng cố về:
- Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4.
- Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân
- Lập công thức tính diện tích hình vuông.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.GV ghi: 95 x 11 x 206 =
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
Bài 1 ( Củng cố đơn vị đo khối lượng, đo diện tích ).
Phần a,b,c ( cột 1 ).
Phần a cột 1: 10 kg = 1 yến
 50 kg = 5 yến
 80 kg = 8 yến
- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau gấp và kém nhau bao nhiêu lần? 
- 1 HS thực hiện
95 x 11 x 206 = 1045 x 206
 = 215 270
- 2 Hs nêu yêu cầu của bài
- Hs làm vào vở, 3 Hs làm bài trên bảng lớp ( mỗi em một cột)
phần b cột 1:1000 kg = 1 tấn
 8000 kg = 8 tấn 
 15000 kg = 15 tấn
- HS nêu
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp và kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 2:( dòng 1)
- GV quan sát
- GV yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 3: 
GV chốt lại cách làm
Bài 5: Củng cố cách tính diện tích hình vuông
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung luyện tập
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài
- HS nêu
- 2 HS nêu cầu của bài
- HS làm bài vào nháp
- HS lên bảng làm bài( nêu cách làm)
Khoa học: Nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
	Tìm ra những nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh rạch, biểnbị ô nhiễm.
	Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
	Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
II. Đồ dùng dạy học
	Hình trang 54, 55 SGK.
	Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là nước bị ô nhiễm?
 - Thế nào là nước sạch?
2. Dạy bài mới
2.1, Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- 1 HS trả lời
- 1 Hs nêu 
 * Mục tiêu:
 - Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biểnbị ô nhiễm.
 - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng bị ô nhiễm nước ở địa phương.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
- Gv yêu cầu HS quan sát các hình, từ hình 1" hình 8 trang 54, 55 SGK; tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình
- Yêu cầu các em liên hệ đến nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm ở địa phương
Bước 2: Làm việc theo cặp
- Gv đi tới các nhóm giúp đỡ
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Chú ý
- HS quay lại chỉ vào từng hình trang 54, 55 SGK để hỏi và trả lời như đã gợi ý 
- Các nhóm trình bày( mỗi nhóm chỉ nói về 1 nội dung)
- GV kết luận:
- Gv đọc cho Hs nghe 1 vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm được
- Chú ý
* Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
* Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận : Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm
Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống và phát triển
3. Củng cố- dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
Chuẩn bị bài sau
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 13Du Dep.doc