Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu:

- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học

- HS: Vở luyện viết.

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 11 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010
Đạo đức
Bài 4 : Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của
 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi...trong sinh hoạt hàng ngày
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi việc làm lãng phí tiền của
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK đạo đức 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: 
- Sự chuẩn bị của học sinh
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) HĐ1: Học sinh làm việc cá nhân
Bài tập 4
 - Gv nêu yêu cầu
 - Cho học sinh làm bài
 - Mời một số em lên chữa và giải thích
 - Cả lớp trao đổi và nhận xét
 - GV kết luận
+ Các việc a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của
+ Các việc c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của
 - Học sinh tự liên hệ
 - GV nhận xét
b) HĐ2: Thảo luận nhóm và đóng vai
Bài tập 5
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện nhóm lên đóng vai
 - Thảo luận lớp:
 - Cách ứng sử như vậy đã phù hợp chưa?
 - Có cách nào khác? Vì sao?
 - Em cảm thấy thế nào khi ứng sử như vậy
 - GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
III. Củng cố, dặn dò
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở đồ dùng đồ chơi, điện nước... trong cuộc sống hàng ngày
 - Học sinh tự kiểm tra sự chuẩn bị
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Học sinh làm bài
 - Vài em lên chữa bài và giải thích
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh nhắc lại
 - Vài em tự liên hệ
 - Học sinh chia nhóm và thảo luận
 - Vài nhóm lên đóng vai
 - Học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
Luyện viết
Bài 8
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra đồ dùng.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết
- GV treo bảng chữ cái chuẩn: Chữ g, G
- Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết.
- Gọi HS nêu độ cao, cách viết các con chữ theo kiểu chữ hoa, chữ thường?
- GV tổng kết lại cách viết, đồng thời di bút theo mẫu hoặc viết mẫu trên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS luyện viết vào vở.
- GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS.
c) Kiểm tra, chấm bài.
- GV kiểm tra một số bài viết.
- Chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. 
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết.
HS lấy Vở luyện viết
HS lắng nghe, mở vở.
HS quan sát.
 - HS nêu: g, G
Chữ g: Gồm nét cong kín và nét khuyết dưới. Độ cao bằng 2,5 đơn vị. Viết nét cong kín như cách viết chữ o, sau đó lia bút đến ĐK3 để tạo nét khuyết dưới.
Chữ G: Cao 8 li gồm 5 li trên và 3 li dưới. Gồm 2 nét.
+ Viết nét 1: Tương tự như chữ C.
+ Viết nét 2: Từ điểm DB nét 1 trên ĐK3 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết dưới.
HS lên nêu
HS luyện viết
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
PĐHSY
A. Mục tiêu
- Giỳp Hs ụn luyện Biểu thức có chứa hai chữ.
- Củng cố kỹ năng thực hiện cộng, trừ có nhớ và không có nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toỏn 4
C. Hoạt động dạy học
1. ễn về biểu thức có chứa hai chữ. Kỹ năng thực hiện cộng, trừ có nhớ và không có nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
- Gv yờu cầu Hs nhắc lại lấy vớ dụ về biểu thức có chứa hai chữ. g 
- Nờu cỏch thực hiện cộng, trừ có nhớ và không có nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
 2. Thực hành:
 - Hs làm bài trong VBT (10 ph)
 - GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:
Bài 1: Tớnh giỏ trị của biểu thức:
a) A = m x 2 + n x 2 với m = 50; n = 30 
b)B = a x b với a = 395; b = 4263
Bài 2: Viết số thớch hợp vào chỗ chấm.
2005 + 2004 =2004 + ......
2003 + 2004 + 2005 = ( 2003 + ....) + 2005
Bài 3: Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất:
815 + 666 +185
1677 + 1969 + 1323 + 1031
3. Củng cố.
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán (TH)
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
A. Mục tiêu
- Rèn cho Hs thực hiện các bài toán có liên quan đến bài toán dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Luyện kĩ năng giảI toán có lời văn
B. Đồ dùng học tập 
- GV: Vở bài tập
- HS: vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn làm bài
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài.
- Yêu cầu HS phân tích được bài toán.
- Gọi HS nêu lại 2 cách tìm số lớn và số bé.
- Lưu ý HS: Dạng toán này có thể làm bằng rất nhiều cách
b) HS thực hành làm bài
- Gọi Hs lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
c) Làm vào vở bài tập
- Y/C HS làm vào vở bài tập
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu
- Thu chấm 1 số bài
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét việc làm bài của HS
- Yêu cầu về nhà làm vào vở ô li
HS nêu
HS lắng nghe
HS đọc đề bài và phân tích đề toán
HS nêu lại cách tìm
HS lên bảng làm bài
Bổ sung, lắng nghe
HS tự làm bài vào VBT
HS lắng nghe, ghi nhớ
Tiếng Việt ( tăng)
Luyện phát triển câu chuyện
A- Mục tiêu
1. Luyện cho học sinh thao tác phát triển câu chuyện
2. Luyện kĩ năng sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
3.Giáo dục học sinh óc sáng tạo, tưởng tượng, tư duy lô gíc.
B- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý. Vở bài tập Tiếng Việt 4,tập 1.
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học cách phát triển cả 1 câu chuyện theo đề tài, gợi ý. Có nhiều cách, tiết học đầu tiên của thể loại này cô sẽ giúp các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian .
2.Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 - GV treo bảng phụ
 - Hướng dẫn học sinh nắm chắc yêu cầu đề bài; gạch chân dưới những từ ngữ :
Giấc mơ / bà tiên cho 3 điều ước / trình tự thời gian.
 - Yêu cầu học sinh đọc gợi ý
 - Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên cho em 3 điều ước ? 
 - Em thực hiện những điều ước như thế nào ?
 - Em nghĩ gì khi thức dậy ?
 - GV chấm 10 bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh câu chuyện.
 - 2 học sinh mỗi em đọc 1 đoạn văn đã hoàn chỉnh của chuyện vào nghề
 - Nghe giới thiệu
 - 1 em đọc yêu cầu đề bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.
 - Nghe, gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề bài như hướng dẫn của giáo viên
 - Học sinh đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ và trả lời.
 - Vài học sinh trả lời: có thể theo ví dụ SGV( 168 )
 - 1 vài em nhận xét, bổ xung.
 - 2 học sinh trả lời
 - Lớp nhận xét
 - Nhiều em trả lời
 - Lớp nhận xét
 - Lớp làm bài vào vở bài tậpTV.
 - Nghe nhận xét, biểu dương bạn có bài hay.
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt (tăng)
Luyện: kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. Mục đích, yêu cầu
1. Luyện kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình câu chuyện, mẩu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ.
- Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện.
2. Luyện kĩ năng nghe:
 	- Học sinh chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng
- Chuyện nói về ước mơ. Bảng phụ viết đề bài
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
 - GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV (177)
2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh kể chuyện
 a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu 
 - GV ghi đề bài, gạch chân những chữ quan trọng của đề bài.
 - Treo bảng phụ ghi các gợi ý
 - Hướng dẫn học sinh kể
 - Hãy nêu cấu trúc 3 phần của 1 câu chuyện
b) HS thực hành kể,nêu ý nghĩa chuyện 
 - Chia nhóm theo cặp
 - Thi kể trước lớp
 - GV nhận xét bình chọn học sinh kể chuyện hay nhất.
 - Gọi 1-2 em kể tốt nêu ý nghĩa chuyện 
III. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh tập kể thêm ở nhà, chuẩn bị nội dung bài sau.
- 2 học sinh kể truyện: Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to, TLCH trong SGK
 - 1 số học sinh giới thiệu những chuyện các em mang đến lớp.
 - Nghe giới thiệu
 - 1 em đọc đề bài 
 - 1-2 em nêu những chữ gạch chân
 - 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý
 - Lớp theo dõi sách
 - Mở đầu, diễn biến, kết thúc
 - Kể xong trao đổi ý nghĩa chuyện
 - Kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa
 - Vài cặp kể trước lớp
 - Mỗi tổ cử 1 cặp thi kể
 - Lớp nhận xét, bình chọn học sinh kể tốt theo gợi ý: Chọn chuyện hay, kể diễn cảm
 - Đặt được câu hỏi hay
 - Nghe, nhận xét
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tiếng Việt (tăng)
Luyện: viết tên người, tên địa lí nước ngoài
A- Mục tiêu
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Luyện vận dụng quy tắc viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.
B- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1,2. Vở bài tập TV4
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới:
 a) Quy tắc viết
- Gọi HS nêu lại cách viết tên người tên địa lí nước ngoài
b). Phần luyện tập
Bài tập 1
 - GV gợi ý để học sinh hiểu những tên riêng viết sai chính tả
 - Đoạn văn viết về ai ?
Bài tập 2
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng, kết hợp giải thích thêmvề tên người, tên địa danh
Bài tập 3
 - GV nêu cách chơi. 
 - GV nhận xét, chọn HS chơi tốt nhất
III. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. 
Dặn h/s làm lại bài 3.
 - 2 học sinh viết bảng lớp tên riêng , tên địa lí VN theo lời đọc của GV.
 - 1 em nêu quy tắc
 - Nghe giới thiệu, mở SGK
- Hs nêu lại
- 1 em đọc đoạn văn
 - Phát hiện chữ viết sai, sửalại cho đúng.
 - Lu-i Pa-xtơ nhà bác học nổi tiếng thế giới
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài
 - Làm bài cá nhân, 2 em chữa bảng lớp
 - Chơi trò chơi du lịch
 - Nghe luật chơi, Thực hành chơi
Kỹ thuật
Khâu đột thưa (tiết 1)
A. Mục tiêu
-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
-Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
-Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy hoc
Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
Mẫu đường khâu đột thưa(độ dài mỗi mũi khâu 2,5cm)
Bộ đồ dùng kĩ thuật 4
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ
2 em nêu các bước khâu 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
II.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Bài mới
b) Hoạt động 1:Quan sát và nhận xét mẫu
GV đưa ra mẫu khâu đột thưa
So sánh mũi khâu thường và khâu đột thưa
GV giải thích, gợi ý
c) Hoạt động 2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Treo tranh quy trình khâu đột thưa
Nêu các bước khâu đột thưa
GV hướng dẫn thao tác bằng kim khâu len
GV nêu các chú ý( SGV 29)
GV kết luận hoạt động 2
Ghi nhớ
GV kiểm tra đồ dùng học tập của h/s
GV khâu mẫu
GV nhận xét
III. Củng cố, dặn dò.
Dặn h/s về nhà học thuộc ghi nhớ, tập khâu đột thưa.
Chuẩn bị đồ dùng tiết 9: Khâu đột thưa trên vải.
Nghe giới thiệu
Quan sát mẫu và hình1
1 em nêu đặc điểm khâu đột thưa
2-3 em nêu sự khác nhau
HS nêu kết luận.Đọc mục1 ghi nhớ
Quan sát tranh
Quan sát hình 2, 3, 4 SGK
2 em nêu: Bước 1 vạch dấu đường khâu
 Bước 2 khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
HS quan sát, 1 em làm mẫu trước lớp
Nghe
1 em đọc mục 2 ghi nhớ
Lớp đọc thầm ghi nhớ
Lấy giấy ô li, kim chỉ
Quan sát
Cả lớp tập khâu trên giấy ô li.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Phụ đạo HS yếu(Tiếng Việt)
Luyện kể chuyện 
A. Mục tiêu
- Củng cố cách kể chuyện cho HS
- Giúp HS tự tin hơn
B. Đồ dùng dạy hoc
- GV: SGK, tư liệu
- HS: Vở ghi
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ôn lại kiến thức cũ
- Gọi HS đọc 
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Vởy khi kể câu chuyện đã nghe, đã đọc ta phảI xem câu chuyên phảI kể về cáI gì? Tìm nó ở đâu?
- Khi kể ta phảI thể hiện được giọng của từng nhân vật
II. HS thực hành kể
Yêu cầu HS xác định lại yêu cầu bài tâp.
GV đửâ cách kể mẫu
Y/c Hs tập kể sau đó kể
III. Củng cố, dặn dò
Nhận xét sự tham gia của Hs
Dặn về nhà học bài
HS đọc bài
HS trả lời
Lắng nghe
HS xác định yêu cầu và lắng nghe, ghi nhớ
HS kể
HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ năm 21ngày tháng 10 năm 2010
Toán
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách tính thuận tiện
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu
- Đọc tên góc, tính diện tích HCN 
II. Đồ dùng dạy học
- VBT
III. Các hoạt động chủ yếu
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 96 + 78 + 4
b) 677 + 969 + 123 + 31
Bài 2: Tuổi trung bình của hai chị em là 18, chị hơn em 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ?
Bài 3 : Đọc tên các góc vuông, nhọn, bẹt, tù có trong hình sau : 
	A	B	C
	x	0	y
Bài 4 : Chu vi hình chữ nhật là 10 m, chiều dài hơn chiều rộng 10 dm . Tính diện tích hình chữ nhật 
A. 100m2 B. 600 dm2 C. 100 dm2 D. 2475 dm2
Đáp án
Bài 1 
a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 = 100 + 78 = 178 
b) 677 + 969 + 123 + 31 = ( 677 + 123 ) + ( 969 + 31 ) = 800 + 1000 = 1800
Bài 2 : Tổng số tuổi của hai chị em l à : 18 x 2 = 36 ( tuổi ) 
Tuổi chị l à : ( 36 + 6 ) : 2 = 21 ( tuổi )
Tuổi em là : 21 – 6 = 15 ( tuổi )
 Đáp số : 21 tuổi ; 15 tuổi 
Bài 3 : 4 góc nhọn, 2 góc vuông, 2 góc tù, 1 góc bẹt 
Bài 4 : B
Sinh hoạt tuần 8
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Tổ chức trò chơi: Phấn khởi, hứng thú trong học tập
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè. 
 - Vẫn tồn tại việc cai nhau, nói tục chửi bậy
 b) Về học tập: 
- Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng. 
- Bên cạnh đó vẫn còn những ban chưa chú ý vào học tập còn nói chuyện trong lớp, không chịu làm bài tập. Một số bạn quên mang vở BT
c) Các hoạt động khác.
- Các em đã vân động bố mẹ đóng các loại quỹ cho nhà trường.
- Chăm sóc bồn hoa của lớp, chăm sóc hoa ở cổng trường.
III. Phương hướng tuần tới 
- Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
HĐNGLL
nội dung hoạt động 1: Lễ giao ước thi đua "tiết học tốt "
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Hiểu được được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó.
- Xác định thái độ học tập đúng đăn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó.
- Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tiết dạy tốt?
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề "Tiết học tốt theo lời Bác dạy"
b. Hình thức hoạt động
- Trao đổi về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt, tiến hành đăng kí thi đua giữa các tổ và có các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
	- Các tổ họp thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính:
	+ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà.
	+ Giữ kỉ luật trong giờ học.
	+ Phát biểu ý kiến trong giờ học.
	- Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời.
b. Về tổ chức
- Phân công trang trí: lọ hoa, khăn bàn.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
a) Mở dầu
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lý do lễ phát động thi đua "Tiết học tốt".
- Công bố chương trình làm việc.
b) Thảo luận
	Cả lớp trao đổi về một số câu hỏi sau:
	- Thế nào là một tiết học tốt?
	- Tác dụng của những tiết học tốt là gì?
	- Để có một tiết học tốt học sinh cần phải làm gì?
	Sau khi lớp trao đổi, cán bộ lớp tổng kết ý kiến, rút ra những yêu cầu chính mà mỗi học sinh cần phải thực hiện trong tiết học.
c) Đang kí thi đua
- Đại diện các tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các tổ lên bảng theo từng cột cho cả lớp theo dõi.
- Khi các tổ đăng kí thi đua xong, cả lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện.
- Hát tập thể hoặc cá nhân, kể chuyện về gương học tập xen kẽ trong phần thảo luận.
5. Kết thúc hoạt động
	- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả chuẩn bị các việc được phân công của cá nhân, nhóm, tổ.
	- Giáo viên nhận xét về tinh thần và chất lượng tham gia các hoạt động trong lễ phát động thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_le_ba_tung_day_buoi_c.doc