Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 29

Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 29

Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Theo Nguyễn Phan Hách

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình camt; bước đầu biết biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độ đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra:

 HS: Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 30 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 4 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 28/3/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Giáo dục tập thể
(Đ/C Phương – TPt soạn) 
Tập đọc
đường đi sa pa
Theo Nguyễn Phan Hách
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình camt; bước đầu biết biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp độ đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 HS: Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, sửa cách phát âm, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Hãy miêu tả những điều em biết về mỗi bức tranh ở từng đoạn một?
+ Đoạn 1: Du khách đi trên Sa Pa có cảm giác như đi trong nắng, những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi
 giữa những cây âm âm, giữa cảnh vật rực rỡ sắc màu.
+ Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Thoắt cái  đen nhung quý hiếm.
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ?
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo  mây trời.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều màu sắc  liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe.
- Sương núi tím nhạt 
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà kỳ diệu của thiên nhiên ?
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
HS: 3 em đọc nối 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhẩm học thuộc lòng hai đoạn văn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học thuộc lòng 2 đoạn và đọc trước bài giờ sau học.
Toán
Tiết 141: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS lên chữa bài 4 (Trang 149)
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:(Phần c,d dành cho HS khá, giỏi).
HS: Đọc đầu bài, quy nghĩ và làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) c) 
b) d) 
- 2 em lên bảng chữa bài.
+ Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi.
HS: Kẻ bảng ở SGK vào vở.
- Làm ở giấy nháp rồi điền kết quả vào ô trống.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 4: tương tự như bài 3.
+ Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
HS: Đọc bài toán, tóm tắt, vẽ sơ đồ rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Chiều rộng
Chiều dài
? m
? m
8 m
32 m
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
 Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 – 20 = 12 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 20 m.
 Chiều rộng: 12 m.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
đạo đức
Bài 13: tôn trọng luật giao thông (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Củng cố, giúp HS:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trong Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện: 
Một số biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo.
- Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm.
- Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.
HS: 1 em điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK).
- GV chia thành các nhóm.
HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a) Không tán thành ý kiến của bạn.
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài.
c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng.
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông.
e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
=> Kết luận chung: SGK.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Thể dục
(Đ/C Hồng - GV bộ môn soạn, giảng)
Ngày soạn: 29/3/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Toán
Tiết 142: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn liên qua đến tỉ số.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra: 
 Gọi HS lên chữa BT 3 (149).
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. GV nêu bài toán 1:
Số bé:
Số lớn:
?
?
24
- Vẽ sơ đồ:
HS: Đọc lại bài toán.
- 1 em vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Hiệu sơ đồ số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số bé là:
(24 : 2) x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số: Số bé: 36
Số lớn: 60.
3. Bài toán 2: GV hướng dẫn tương tự như bài 1.
	- Tìm hiệu số phần.
	- Tìm giá trị từng phần.
	- Tìm chiều dài.
	- Tìm chiều rộng.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc bài toán, suy nghĩ làm bài.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Số bé:
Số lớn:
?
?
123
Ta có sơ đồ:
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Số bé là:
(123 : 3) x 2 = 82
Số lớn là:
123 + 82 = 205
Đáp số: Số bé: 82
Số lớn: 205.
- Chấm bài cho HS.
+ Bài 2, 3: Dành cho HS khá, giỏi.
- GV hướng dẫn tương tự BT 1.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
Mĩ thuật
(Đ/C Phương - GV bộ môn soạn, giảng)
Chính tả
Nghe - viết: Ai nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, 
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – viết đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ”, 
- Trình bày đúng bài báo ngắn gọn có các chữ số.
	- làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập), hoặc bài tập chính tả phương ngữ (BT2a/BT2b).
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng nhóm, vở BT TV.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe – viết:
- GV đọc bài chính tả “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ”.
- Cả lớp theo dõi SGK.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn.
- Nói nội dung mẩu chuyện.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở
HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Thu từ 7 đ 10 bài chấm điểm và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: - 1 em đọc lại yêu cầu.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 2 HS làm bài trên bảng nhóm sau đó treo lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải:
2a) tr: - trai, trái, trải, trại
- tràn, trán.
- trăng, trắng
đ Hè tới lớp chúng em sẽ đi cắm trại.
đ Nước tràn qua đê.
đ Trăng đêm nay sáng quá.
ch: - chai, chài, chải.
- chan, chán, chạn.
- chăng chẳng, chằng
đ Người dân ven biển làm nghề chài lưới.
đ Món ăn này rất chán.
đ Bọn nhện rất hay chăng tơ.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc thầm truyện vui, làm bài vào vở bài tập.
- 3 – 4 em lên bảng thi làm bài.
- GV hỏi thêm về tính khôi hài của truyện vui.
- Cả lớp và GV chốt lời giải đúng:
nghếch mắt, Châu Mỹ, kết thúc, nghệt mặt ra, trầm trồ, trí nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và viết lại bài cho đẹp.
Khoa học
Bài 57: Thực vật cần gì để sống
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
- Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hình trang 114, 115 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS nêu bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV nêu vấn đề.
- Chia nhóm.
- HS các nhóm đọc mục quan sát trang 114 SGK.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc như SGV.
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi.
- Làm vào phiếu (Mẫu SGV).
=> Kết luận: SGV.
3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu cho HS.
HS: Làm việc với phiếu học tập (mẫu phiếu SGV).
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
+ Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lý do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ?
+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ?
=> Kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà họ ... y soạn: 1/4/2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục đích, yêu cầu: 
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự ; phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm, vở BT TV.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
- GV nêu yêu cầu.
HS: Bốn HS nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1, trả lời các câu hỏi 2, 3, 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải (SGV).
HS: Phát biểu ý kiến.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 2 – 3 em đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự (Cách b, c).
- GV nhận xét.
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự.
- Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
+ Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- 4 HS nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến so sánh từng kiểu câu khiến về tính lịch sự và giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự.
- GV nhận xét, kết luận:
Câu a: - Lan ơi, cho tớ về với.
đ Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô “Lan, tớ, với, ơi” thể hiện quan hệ thân mật.
- Cho tớ đi nhờ một tí.
đ Câu bất lịch sự vì nói trống không, không có từ xưng hô.
Câu b: - Chiều nay chị đón em nhé
đ Câu lịch sự.
- Chiều nay chị phải đón em đấy.
đ Câu mệnh lệnh, chưa lịch sự.
Câu c: - Đừng có mà nói như thế
đ Câu khô khan, mệnh lệnh.
 - Theo tớ, cậu không nên nói như thế.
đ Câu lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục.
Câu d: - Mở hộ cháu cái cửa.
đ Nói cộc lốc.
 - Bác mở giúp cháu cái cửa này với.
đ Lịch sự, lễ độ
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
- GV chấm điểm những bài làm đúng.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.
địa lí
 Bài 27: thành phố huế
I. Mục tiêu:
	- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
	+ Thành phố từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
	+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
	+ Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
	- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hóa Thế giới).
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Huế.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp.
+ Bước 1: GV yêu cầu.
HS: 2 em tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên thành phố Huế.
+ Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ thành phố Huế hãy cho biết: thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế?
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có dòng sông Hương chảy qua.
3. Huế – Thành phố du lịch:
* HĐ 2: Hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
+ Nếu đi du lịch trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế?
-  lăng Tự Đức, điện Hòn Chém, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba..
+ Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả 1 trong những cảnh đẹp của thành phố Huế?
- Kinh thành Huế: Một tòa nhà cổ kính
- Chùa Thiên Mụ: Ngay bên sông có các bậc thang đi lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng
- Cầu Trường Tiền: Bắc ngang sông Hương
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế.
=> Kết luận (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Tiết 145: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”. 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Dành cho HS khá, giỏi.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp.
- HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
738
?
? 
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất: 820.
 Số thứ hai: 82.
+ Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi).
- GV hướng dẫn tương tự như bài 2.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 
(840 : 4) x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số: Đoạn đầu: 315 m.
 Đoạn sau: 525 m.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Bảng phụ ghi dàn ý.
	- Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết.
- 1 số HS làm vào bảng nhóm.
- Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét.
- Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo.
VD: Dàn ý tả con mèo.
1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
b) Hoạt động chính của con mèo:
- Hoạt động bắt chuột:
+ Động tác rình:
+ Động tác vồ:
c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo.
- GV chấm mẫu 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà lập dàn ý cho tả con vật khác.
sinh hoạt cuối tuần
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần vừa qua để có hướng sửa chữa.
- Rèn thói quen tự giác thực hiện tốt mọi việc.
- Có thái độ tích cực tham gia công việc chung, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Chuẩn bị:
III. Tiến hành:
1. GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
	- Một số em có ý thức học tập tốt và viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ.
 - Đi học đúng giờ, tham gia lao động đầy đủ, tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài, có ý thức tự giác thực hiện công việ chung như Thuý, Dũng, Ngần, Huệ,
b. Nhược điểm:
- chưa có ý thức tự giác trong học điển hình là những em: Lãm, Tuệ, 
- Hay nói chuyện riêng trong giờ, không chú ý nghe giảng như: Lãm.
- Một số em viết chữ quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả như em: Hương, Lãm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa sạch điển hình là em Lãm, Huy.
2. Phương hướng:
	- Phát huy những ưu điểm sẵn có.
	- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại, chấm dứt tình trạng lười học bài cũ ở nhà và quền sách vở, đồ dùng học tập.
3. Sinh hoạt Đội:
- Ôn tập các bài hát truyền thống của Đội
4. Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch trong tuần.
Ngày 5 tháng 4năm 2010
Ban giám hiệu ký duyệt
Ngọc Văn Thưởng
Tuần 30
Ngày soạn: 5/4/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Giáo dục tập thể
(Đ/C Phương - TPT soạn)
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sư mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
II. Đồ dùng dạy - học:
ảnh chân dung Ma – gien – lăng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV viết các tên riêng lên bảng.
HS: Luyện đọc các tên riêng đó.
- Nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi.
+ Ma – gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
HS:  khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết
+ Hạm đội của Ma – gien – lăng đã đi theo hành trình nào ?
- Chọn ý c.
+ Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt được những kết quả gì ?
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ?
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 HS nối nhau đọc 6 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docKi thuat Lop 4 CKTKN T25 den T35.doc