Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 34

Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 34

Tiết 1: TẬP ĐỌC

 Tiết 67:LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

3. Thái độ: - Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. Các hoạt động:

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 34
Ngày
Tiết
Mơn học
PPCT
 Tên bài dạy
Thứ 2 
04 . 05
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Mĩ thuật
Tốn
Đạo đức
67
34
166
34
Lớp học trên đường
Luyện tập
Dành cho địa phương
Thứ 3
05 . 05
1
2
3
4
5
Tốn 
Chính tả
L.từ và câu
Thể dục
Khoa học
167
34
67
67
67
Luyện tập(tt)
Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
Tác động của con người đến MT khơng khí và nước
Thứ 4
06. 05
1
2
3
4
5
Tập đọc
Tốn
Âm nhạc
Kĩ thuật
Tậplàm văn 
68
168
34
34
67
Nếu trái đất thiếu trẻ em
Ơn tập về biểu đồ
Ơn
Lắp ghép mơ hình tự chọn(tiết 2)
Trả bài văn tả cảnh
Thứ 5
07. 05
1
2
3
4
5
Tốn 
Lịch sử
Khoa học 
Thể dục
Kể chuyện
169
34
68
68
34
Một số dạng tốn đăc biệt đã học
Ơn tập L/S nước ta từ giữa TK XIX đến nay
Tác động của con người đến mơi trường đất
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Thứ6
08 . 05
1
2
3
4
5
Tốn
L. từ và câu
Địa lí
Tậplàm văn
SHTT
170
68
34
68
34
Luyện tập
Ơn tập về dấu câu(dấu ngoặc kép)
Ơn tập cuối năm
Tả người ( kiểm tra viết)
 Thứ hai ngày 04tháng 05 năm 2009
Tiết 1: TẬP ĐỌC
 Tiết 67:LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
3. Thái độ:	- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ Lớp học trên đường. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn.
1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại chú giải 1. 
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
	+	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
	+	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
	Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
	Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
-Ý nghĩa của câu chuyện?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
3: Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
Nhận xét tiết học.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời câu hỏi.
Học sinh nói về tranh.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Học sinh cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
Xuất xứ mẫu chuyện.
Cả lớp đọc thầm.
+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
Học sinh phát biểu tự do.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
	+	Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
	+	Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
Học sinh nhận xét.
Tiết 4: TOÁN
Tiết 166:LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, chuyển động một hai động tử, chuyển động dòng nước.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài 4 trang 171 SGK
2 Bài mới: Luyện tập (tiếp)
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b Nội dung 
v Hoạt động 1: Luyện tập
 Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
	Bài 2
Nêu công thức tính thể tích hình chữ nhật?
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
 	Bài 3
Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân cách làm.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3: Củng cố.– dặn dò:
Về nhà làm bài 
Chuẩn bị: Ôn tập về biểu đồ
Nhận xét tiết học.
 Giải
Tỉ số phần trăm số học sinh khá:
	100% – 25% – 15% = 60% (số 	 học sinh cả khối)
Số học sinh cả khối:
120 : 60 ´ 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh trung bình:
200 ´ 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
200 ´ 25 : 100 = 50 (học sinh)
	Đáp số: Giỏi : 50 học sinh 
	 Trung bình : 30 học sinh 
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh nêu
Học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải 
	Vận tốc ôtô:
	90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc xe máy:
	60 : 2 = 30 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
	90 : 30 = 3 (giờ)
	Ôtô đến trước xe máy trong:
	3 – 1,5 = 1,5 (giờ) 
	ĐS: 1,5 (giờ)
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
	Tổng vận tốc 2 xe:
	180 : 2 = 90 (km/giờ)
	Tổng số phần bằng nhau:
	3 + 2 = 5 (phần)
	Vận tốc ôtô đi từ A:
	90 : 5 ´ 2 = 36 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B:
	90 : 5 ´ 3 = 54 (km/giờ)
	 Đáp số : 
	Vận tốc ôtô đi từ A: 36 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B: 54 (km/giờ)
Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Giải 
Vận tốc của canô khi xuôi dòng:
	12 + 3 = 15 (km/giờ)
Vận tốc của canô khi ngược dòng:
	12 – 3 = 9 (km/giờ)
Thời gian đi xuôi dòng:
	45 : 15 = 3 (giờ)
Thời gian đi ngược dòng:
	45 : 9 = 5 (giờ)
	ĐS: 	txd : 3 giờ
	tnd : 5 giờ 
Tiết 5 ĐẠO ĐỨC
Tiết 34:DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về an toàn giao thông ở địa phương?
- Giáo dục cho học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông về tuyên truyền cho mọi người thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : chuẩn bị tài liệu có liên quan đến nội dung bài
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 em trả lời nội dung câu hỏi ở bài trước bài 33
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung
-GV nêu câu hỏi 
- Hs thảo luận nhóm trả lời
- Nêu các biểu hiện thực hiện đúng an toàn giao thông?
- Đi bộ phải đi bên phải đường đi bên lề đường 
- Đi xe máy dù nhỏ tuổi vẫn phải đội mũ bảo hiểm 
- Đi xe đạp không đi hàng đôi hàng 3 
- Trong gia đình em đã thực hiện đúng luật giao thông đường bộ chưa? 
- Đã thực hiện đúng luật giao thông đường bộ, bố mẹ đã có bằng lái xa mô tô, có đầy đủ mũ bảo hiểm khi ngồi trên xa máy, mỗi người một cái
- Bản thân em đẫ tuyên truyền cho mọi người hiểu luật giao thông ... iếu học tập.
+ HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: MRVT: Quyền và bổn phận.
Giáo viên kiểm tra bài tập 4 của học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới: 
 Ôn tập về dấu câu _ Dấu gạch ngang.
b.Nội dung
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách dùng dấu câu, tác dụng của dấu câu.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, thảo luận.
 Bài 1
Giáo viên mời 2 học sinh nêu ghi nhớ về dấu gạch ngang.
® Đưa bảng phụ nội dung ghi nhớ.
Giáo viên phát phiếu bảng tổng kết cho từng học sinh.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý xếp câu có dấu gạch ngang vào ô thích hợp sao cho nói đúng tác dụng của dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 2
Giáo viên giải thích yêu cầu của bài: đọc truyện ® tìm dấu gạch ngang ® nêu tác dụng trong từng trường hợp.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu tác dụng của dấu gạch ngang?
Thi đua đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài. 
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh sửa bài.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu.
2 – 3 em đọc lại.
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh phát biểu đại diện 1 vài nhóm.
® 2 nhóm nhanh dán phiếu bài làm bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Lớp sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu.
Theo dãy thi đua.
Tiết 3: ĐỊA LÍ
Tiết 34:ÔN TẬP HỌC KÌ II
I- MỤC TIÊU
Giúp HS ơn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chuơng trình của các châu lục kể trên.
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
Quả Địa cầu.
Phiếu học tập của HS.
Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YÉU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 5 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đĩ nhận xét và cho điểm HS.
-5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+Nêu tên và tìm 4 đại dương trên Quả địa cầu(1 HS)
+Mơ tả từng đại dương theo trình tự: vị trí địa lí, diện tích, độ sâu(4 HS)
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học hơm nay các em cùng ơn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
Hoạt động 1: “Ai nhanh ai đúng”
-GV treo 2 bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
-Chọn 2 đội chơi, mỗi đội thành 10 em đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
-Phát cho mỗi em ở mỗi đội 1 thẻ từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương.
-Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng các châu lục, đại dương được ghi tên trong thẻ từ.
-Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
-Yêu cầu lần lượt từng HS trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thanứg đã làm nêu vị trí địa lí của từng châu lục, từng đại dương.
-Nhận xét kết quả trình bày của HS.
-Quan sát hình.
-20 HS chia thành 2 độ lên tham gia cuộc thi.
-Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ.
-10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS nêu về 1 châu lục hoặc 1 đại dương.
Hoạt động 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CÁC CHÂU LỤC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
-GV chai HS thành 6 nhĩm, yêu cầu HS đọc bài tập 2 sau đĩ:
+Nhĩm 3, 4 hồn thành bảng thống kê a (phần châu Á, Âu, Phi).
+Nhĩm 5, 6 hồn thành bảng thống kê b (các châu lục cịn lại)
-GV giúp đỡ HS làm bài.
-GV gọi đại diện các nhĩm lên trình bày.
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS và kết luận về đáp án đúng như sau:
-HS chia thành các nhĩm, kẻ bảng vào phiếu của nhĩm mình và làm việc theo yêu cầu.
-HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
-Các nhĩm 1, 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhĩm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. 
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu Á
Ơ-xtrây-li-a
Châu Đại Dương
Ai Cập
Châu Phi
Pháp
Châu Âu
Hoa Kì
Châu Mĩ
Lào
Châu Á
Liên Bang Nga
Đơng Âu, Bắc Á
Cam-pu-chia
Châu Á
b)
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
Bán cầu Bắc
Đa dạng và phong phú, cĩ cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao...
Đơng nhất thế giới, chủ yếu làd người da vàng, người dân vùng Nam Á cĩ màu da sẫm hơn sống tập trung ở các đồng bằng
Hầu hết các nước cĩ ngành nơng nghiệp giữ vai trị chính trong nền kinh tế. Các sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu là lúa gạo, bơng, lúa mì, trâu, bị... Cơng nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khống sản, dầu mỏ. Một số nước cĩ nền cơng nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn quốc,...
Châu Âu
Bán cầu Bắc
Thiên nhiên vcùng ơn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngồi ra co các dãy núi cao(An-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo ra các Phi-o cĩ phong cảnh kì vĩ.
Dân cư đơng thứ tư trong các châu lục trên thế giới, chủ yếu là người da trắng, sống tập trung trong cac thành phố, phân bố tương đối đều trên các châu lục.
Cĩ nền kinh tế phát triển cao, các sản phẩm cơng nghiệp nổi tiếng là máy bay, ơ tơ, thiết bị, hàng điện tử, len dạ, dược phẩm , mĩ phẩm,...
Châu Phi
Trong khu vực chiư tuyến, cĩ đường Xích đạo đi quagiữa lãnh thổ
Chủ yếu là haong mạc xa-van vì đây là vùng cĩ khí hậu khơ nĩng nhất thế giới. Ngồi ra ven biển phía đơng, phía tây cĩ một số khu rừng rậm nhiệt đới
Dân đơng thứ hai thế giới, hầu hết là người da đen, sống tập trung ở ven biển và các thung lũng sơng. Đời sống cĩ nhiều khĩ khăn
Kinh tế kém phát triển. tập trung khai thác khống sản để xuất khẩu, trồng các cây cơng nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, bơng, lạc...
Châu Mĩ
Trải dài từ Bắc xuống Nam, là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây
Thiên nhiên đa dạng, phong phú. Rừng A-ma-dơn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
Dân cư hầu hết là người nhập cư nen nhiều thành phần từ Âu, Á, Phi, người lai, người Anh-điêng là người bản địa
Bắc Mĩ cĩ nền kinh tế phát triển, các nơng sản như lúa mì, bơng, lợnbị sữa,... sản phẩm cơng nghiệp như máy mĩc, thiết bị, hàng điện tử, máy bay...
Châu Đại Dương
Nằm ở bán cầu Nam
Ơ-xtrây-li-a cĩ khí hậu nĩng, khơ, nhiều hoang mạc,xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ.
Các đảo cĩ khí hậu nĩng ẩm, chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ.
Người dân Ơ-xtrây-li-a và đảo Niu di-len là người gốc Anh da trắng.
Dân các đảo là người bản địa cĩ nước da sẫm, tĩc đen, xoăn.
Ơ-xtrây-li-a là nước cĩ nên kinh tế phát triển, nổi tiếng thé giới về xuất khẩu lơng cừu, len, thịt bị,sữa.
Châu Nam Cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới, chỉ cĩ chim cánh cụt sinh sống.
Khơng cĩ dân sinh sống thường xuyên
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
Tiết 68:TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đat.
2. Kĩ năng: - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu quí mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Bảng phụ, phấn màu.
 + HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của một số học sinh về nhà đã viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tả cảnh sau tiết trả bài; ghi điểm vào sổ lớp.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới: trực tiếp
b. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33, tr.188); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
Những ưu điểm chính:
	+ Xác định đề: Đúng với nội dụng, yêu cầu của đề bài (tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em; tả một người ở địa phương em; tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc).
	+Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
	Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, yếu).
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
b) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.
3. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh viét bài đạt điểm cao, những học sinh tham gia chữa bài tốt.
Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn; đọc lại bài.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
Cả lớp tự chữa trên nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh chép bài chữa vào vở.
Trao đổi bài với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi.
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình, viết lại cho hay hơn.
Tiết 5 SINH HOẠT TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(10).doc