Giáo án dạy Lớp Bốn - Tuần 4

Giáo án dạy Lớp Bốn - Tuần 4

 Tiết 1 : Tập đọc: Một người chính trực

I .Mục tiêu : - Biết đọc phan biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 - Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành -vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm.Trần Trung Tá.” /tr25.

III.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin.

TLCH 2, 3, 4 trong bài. HS đọc nối tiếp theo đoạn.

HS TLCH, nhận xét bạn đọc.

 

doc 16 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp Bốn - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010.
 Tiết 1 : Tập đọc: Một người chính trực
I .Mục tiêu : - Biết đọc phan biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 - Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành -vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm....Trần Trung Tá.” /tr25.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin.
TLCH 2, 3, 4 trong bài.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm, truyện mở đầu chủ diểm.
b, Nội dung chính:
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “Tô Hiến Thành....Lý Cao Tông.”
Đoạn2: “Phò tá... được”.
Đoạn3: Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành.
- Câu hỏi 1/tr 37.
- Câu hỏi 2/tr 37
ý2: Sự ca ngợi của nhân dân.
- Câu hỏi 3/tr37.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
*HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
Chú ý : nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) giữa các câu dài, phần đầu đọc vời giọng kể rõ ràng, phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm :Long Cán, Long Xưởng, bệnh nặng...)
Câu dài : Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước, / thần xin cử Trần Trung Tá.//
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 37.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 37.
-...Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu...
-...cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình..
-..vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng của họ...
Mục 1.
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
GV ttổ chức cho HS đọc phân vai : Tô Hiến Thành, người dẫn truyện, thái hậu.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở Tô Hiến Thành? 
Tiết 2: Toán: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I.Mục tiêu: 
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự của các số tự nhiên.
- Bài tập 1 cột 1; 2 a,b; 3a
II. Đồ dùng : Bảng cài và bộ số.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV đọc cho HS viết bảng con một số số tự nhiên.
HS viết, đọc lại, phân tích hàng, lớp.
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung chính: 
*HĐ1 : GV hướng dẫn HS so sánh số tự nhiên.
GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số các chữ số tạo số, các hàng, so sánh hai số tự nhiên.
VD : So sánh 123.432 và 54.678 (SGK/tr 21).
- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
- Nêu dãy số tự nhiên đã học?
- Nhận xét về các số tự nhiên trong dãy?
GV cho HS biểu diễn số tự nhiên trên tia số (SGK/tr21).
*HĐ2 : Hướng dẫn HS xếp thứ tự các số tự nhiên: GV ghi lại các số trên bảng, cho HS đọc, xác định yêu cầu và xếp thứ tự các số tự nhiên. 
*HĐ3 : Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: , = ? GV cho HS nêu yêu cầu bài, làm trong vở, chữa bài, nhắc lại cách so sành hai số tự nhiên.
Bài 2:Viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn.
GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng, đổi vở kiểm tra.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự...đến bé
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
HS đọc số, so sánh hai số tự nhiên.
VD : 123.432 > 54.678.
Phân tích : số 123.432 có 6 chữ số, số 54.678 có 5 chữ số.
- Số nào có nhiều chữ số hơn số đó sẽ lớn hơn..../tr 21.
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.....
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau../tr 21.
HS đọc, phân tích cấu tạo số, so sánh theo số các chữ số, theo các hành, sắp xếp số tự nhiên theo thứ tự :
- Xếp thứ tự từ bé đến lớn : 
7.698 ; 7.869 ;7.896 ; 7.968...../tr21.
HS nêu cách làm, củng cố cách so sánh hai số tự nhiên.
1.234 > 999 ; 35.784 < 35.790.
39.680 = 39000 + 680
a, 8.136 < 8.316 < 8.361.
b, 5.724 < 5.740 < 5.742.
a, 1.984 > 1.978 > 1.952 > 1.942.
 C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên, cho VD?
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
 Ti ết 3: Toán Ôn luyện
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh ôn tập củng cố về :
	-Các phép tính: cộng, trừ,nhân, chia.
	-Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 Bài 1: Tính:
a. 64 152+ 23 145 =
b. 78652- 56231 =
c.86123: 5 =
d.12356 x6 =
 Bài tập 2:
Lan có 48 que tính, Hồng có số que tính bằng số que tính của Lan. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính.
 Bài tập 3:
Có hai bao gạo,bao thứ nhất nặng 18 kg và nặng bằng bao thứ hai. Hỏi bao thứ hai nặng hơn bao thứ nhất bao nhiêu kilogam gạo ?
 Bài tập 4:
Bình chia 72 viên bi thành bốn phần,phần thứ nhất được số bi, phần thứ hai được số bi, phần thứ ba được số bi. Hỏi phần thứ tư có bao nhiêu viên bi?
* Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học
Ra một số bài tập về nhà.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài .
-2 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh tự làm bài .
-1 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài.
-HS tự làm bài.
-GV chấm bài một số HS.
-1HS làm bài tốt lên bảng chữa bài.
 Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Tiết1 Tập đọc: Tre Việt Nam 
I.Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
 	* Dạy lồng nghép BVMT. Múc độ gián tiếp.
II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài: Một người chính trực.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài (qua tranh).
b, Nội dung chính:
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo khổ thơ, đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu thơ khó, từ khó, giảng từ mới trong phần chú giải/tr 42
GV đọc minh hoạ.
*HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
ý1: Sự gắn bó lâu đời của cây tre Việt Nam.
- Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre Việt Nam?
ý2: Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
(Câu hỏi 1 / 42).
ý3 : Tre Việt Nam gắn bó với con người Việt Nam.
( Câu hỏi 2/tr42). 
* Dạy lồng nghép BVMT: ? Những hình ảnh về búp măng cho ta thấy vẻ đẹp của MT thiên nhiên và mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống vì vậy các em phải làm gì đẻ BV vẻ đẹp đó?
- Bài thơ muốn nói điều gì?
*HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ.
Thi đọc diễn cảm theo từng khổ, cả bài (Khuyến khích HS thuộc cả bài ngay trên lớp).
-.... những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích cá nhân....
HS quan sát tranh.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
Sửa lỗi phát âm : gầy guộc, nên luỹ, nên thành, nắng nỏ, măng non...
HSKG giải nghĩa từ mở rộng:
VD : tự : từ
áo cộc : áo ngắn.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo các
HS đọc, thảo luận, TLCH tr42.
- Tre xanh,/ Xanh tự bao giờ....
- Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam : 
 HS TL
HS luyện đọc diễn cảm, đọc thuộc bài thơ.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc thuộc toàn bài.
 - Tìm những câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
 - Chuẩn bị bài sau: Những hạt thóc giống.
Tiết 2 Toỏn: Luyện tập
1.Mục tiêu: - Viếtvà so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5 ; 2< x < 5 với x là số tụ nhiên.
 - Bài tập 1; 3; 4 
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên, cho VD minh hoạ?
B. Luyện tập:
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
Bài 1: Viết số bé nhất: có một chữ số, có hai chữ số, có ba chữ số, GV cho HS làm trong vở, nêu số , viết lại số trên bảng. GV có thể hỏi thêm với số các chữ số nhiều hơn(HSKG).
Bài 3 : Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
GV cho HS lên bảng làm bài, nêu cách trọn chữ số thích hợp.
-... số nào có nhiều chữ số hơn, số đó sẽ lớn hơn....
HS xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hành, chữa bài.
- Số bé nhất có một chữ số là số : 1 (một).
- Số bé nhất có hai chữ số là số : 2 (hai).
VD : 859.067 < 859.167. Chữ số phải điền là chữ số 0 vì ..... 0 < 1.
Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết : 
x < 5 ; 2 < x < 5.
Với HS yếu GV hướng dẫn lại theo gợi ý SGK
x = 0, 1, 2, 3, 4 vì 0 < 5 ; 1 <5....
x = 3 ; 4 vì : 2 < 3 < 5 ; 2 < 4 < 5.
C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn.
	Tiết 3	Tiếng việt: Ôn luyện
	I. Mục tiêu: 
	Ôn tập củng cố kiến thức về:
	-Tên riêng Việt Nam ; nhân hóa
	- Văn viết thư.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1:
 Em hãy viết danh sách các bạn trong tổ của mình( viết cho đúng thứ tự bảng chữ cái tiếng việt)
Thứ tự
Họ và tên
Nam-nữ
 Bài tập 2: 
 Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Bài tập 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
Bóng tối lan dầma Đóm đi rất êm 
Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
Lên đèn đi gác Lo cho người ngủ
1. Sự vật nào được nhân hoá trong bài?
a. Mặt trời b. Bóng tối.
 c. Đom đóm d. Làn gió
2. Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào?
a. Chuyên cần b. Gác núi
c. Đi gác d. Lo
3. Câu " Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối" Tìm bộ phận cho câu hỏi khi nào?
 * Củng cố dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-HS viết họ và tên các bạn trong tổ của mình.
-Từng cặp đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
HS tự làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn
-GV thu bài một số em, nhận xét cách viết của HS 
HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Tiết 4 Luỵên từ và câu: Từ ghép và từ láy
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau
- Bước đầu biết phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản; tìm đượ ... ạ = 100 yến.
1 tạ = 10 yến = 100 kg.../tr24.
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp (kém) nhau 10 lần.
VD minh hoạ : 1 tấn = 10 tạ.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành, chữa bài.
VD : 1 dag = 10 g ; 4 dag = 40 g.
2 kg 300 g = 2300 g.
Cách đổi đơn vị đo:
2 kg = 2000 g. 
2 kg 300g = 2000g + 300 g =2300g.
380g + 195g = 57g ( 380+195=575)
768 hg : 6 = 128 hg ( 768 : 6 = 128).
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau: Giây, thế kỉ.
Tiết 2:Toán: Ôn luyện
I. Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập củng cố về :
	-Tính giá trị biểu thức.
	-Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số.
II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức:
 a. 10303 x6 +27854
 b. 21576 x3 -12698
 c. 81025 -12071 x6
 Bài tập 2:
 Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính, sau đó chia cho Huệ số que tính còn lại . Hỏi sau khi chia cho hai bạn, Lan còn lại bao nhiêu que tính.
 Bài tập 3:
 Một nhà máy có 3 tổ công nhân,tổ một có số công nhân gấp đôi tổ hai, tổ ba có số công nhân bằng tổ một, tổ hai có 9 công nhân. Hỏi nhà máy có bao nhiêu công nhân?
 Bài tập 4:
 Dũng và Minh có 63 viên bi, biết số bi của Dũng bằng tổng số bi của hai bạn. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
 Bài tập 5:
 Có hai gói kẹo, biết số kẹo trong gói thứ nhất bằng số kẹo của cả hai gói, biết hai gói kẹo có 40 viên kẹo. Hỏi mỗi gói có bao nhiêu viên kẹo?
* Củng cố dặn dò:
 Giáo viên nhận xét tiết học.
-Học sinh tự làm bài .
-3 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-HS tự làm bài sau đó chữa bài.
-HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Giải:
số bi của Dũng là: 63:9 = 7(viên bi)
Số bi của Dũng là:7 x4 =28 (viên bi)
Số bi của Minh là: 63 -28 =35(viên bi)
- HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- Chấm bài một số em.
Tiết 3: Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép, từ láy 
1. Mục tiêu : 
- Qua luyện tập, bước đầu nắm hai loại từ ghép 
	- Bước đầu nắn được 3 nhóm từ láy
2.Chuẩn bị: Kẻ khung trống bài 2/ tr44.
3. Hoạt động dạyhọc chủ yếu:
A. Kiểm tra:- Phân biệt từ láy, từ ghép ? Cho VD minh hoạ?
- Từ ghép là từ do hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành.....
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài:
 b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hành các yêu cầu trong bài, chữa bài.
Bài 1 : So sánh hai từ ghép: bánh trái ; bánh rán.
GV cho HS nêu lại nghĩa của từ, so sánh. GV nêu khái niệm về từ ghép tổng hợp, phân loại.
Bài 2 : Viết các từ sau vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép....
GV cho HS làm việc cá nhân trong VBT, chữa bài trên bảng.
GV cho HSKG giải nghĩa một số từ minh hoạ (có thể dựa vào Từ điển).
Bài 3 :Xếp các từ láy vào nhóm thích hợp.
GV cho HS nêu các từ láy, phân mhóm, giả thích lại cách phân loại từ láy.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài, thực hành, chữa bài.
HS nêu nghĩa từ(SGK/tr43).
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Bánh trái
- Từ ghép có nghĩa phân loại :Bành rán.
HS đọc, phân tích yêu cầu đề, thực hành.
- Từ ghép tổng hợp : ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bờ bãi, hình dạng,màu sắc.
- Từ ghép phân loại : xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau cả âm dầu và phần vần là: rào rào.
 C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp.
 - Nhận xét giờ học.
Ti ết 4: Tiếng việt: Ôn luyện
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS ôn tập củng cố về:
	- Câu Ai làm gì?
	- Kiểm tra đọc ( khoảng số HS trong lớp).
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần I
 Bài tập 1:
Tìm những từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương:
.....
b. Tìm những từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương:..
.
 Bài tập 2:
 Gạch dưới những câu viết theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
 Trên nương mỗi người một việc,người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ trên suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm , có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó nhung nhăng chạy sủa ầm ĩ cả rừng.
(Tô Hoài)
Phần II:
Kiểm tra đọc (khoảng số HS trong lớp)
* Củng cố dặn dò :
 - Giáo viên nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
 -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-GV gọi 5-6 HS đọc kết quả bài làm của mình.
-GV nhận xét.
 -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
- GV lần lượt gọi từng HS đọc 1 đoạn ( do GV chỉ định) trong SGK lớp 3-tập 2.
- HS đọc bài - GV nhận xét,cho điểm từng em.
 Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tiết 1Toán : Giây, thế kỉ
I. Mục tiêu
 Biết đơn vị giây, thế kỉ
	- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ
	- Biết xá định 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào
	- Bài tập 1; 2 a,b
II . Đồ dùng : Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
III.Hoạt động day học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Chấm, chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
a, GV nêu yêu cầu về tính các đơn vị thời gian.
HS đổi vở, kiểm tra bài, báo cáo.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
*HĐ1: Giới thiệu : Giây, thế kỉ.
GV dùng đồng hồ để ôn giờ, phút, giới thiệu về giây, hướng dẫn HS 
 HS quan sát, nhận biết : 1 phút = 60 giây. (và ngược lại).
GV cho HS nhắc lại.
GV giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ , cách ghi thế kỉ bằng số La Mã : 1 thế kỉ = 100 năm.
GV cho HS nhắc lại. (SGK/tr25).
VD : - Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
- Chúng ta đang sống ở thế kỉ nào?
*HĐ2: Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống:
GV cho HS KG làm mẫu, cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 2: GV tổ chức cho HS tham gia trả lời câu hỏi như hình thức thi. (GV cho HS chuẩn bị trước 3 phút). 
VD : Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
HS quan sát, ôn lại đơn vị đo thời gian giờ, phút.
1 giờ = 60 phút.
HS nhận biết : 1 phút = 60 giây.
HS nhận biết đơn vị đo thời gian thế kỉ : 1 thế kỉ = 100 năm.
HS nhắc lại : 100 năm bằng 1 thế kỉ.
- ...thuộc thế kỉ 20.
- Chúng ta đang sống ở năm 2007, thuộc thế kỉ 21.
HS thực hành, chữa bài : 
VD : 7 phút = 420 giây
( 1phút = 60 giây ; 7 phút = 7 x 60 giây 420 giây).
VD : Câu 2 a, Bác Hồ sinh năm 1980, Bác sinh vào thế kỉ 19.
C. Củng cố, dò:- Nhận xét giờ học.
 - Ôn bài. - Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
Ti ết 2: Tập làm văn : Luyện tập xây dựng cốt truyện 
I. Mục tiêu:- 
-Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề xây dựng được cốt truyẹnyeeus tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II . Đồ dùng : Bảng viết sẵn đề bài .
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết TLV trước.
GV cho HS kể lại câu chuyện Cây khế.
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
*HĐ1 : Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề bài:
GV cho HS đọc, phân tích đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
GV nhắc nhở HS : Truyện kể phải có 3 nhân vật....khi kể phải có sự tưởng tượng, sáng tạo...
*HĐ2 : Hướng dẫn lựa chọn chủ đề câu chuyện:
GV cho HS đọc, phân tích phần gợi ý trong bài / tr 45, nêu chủ đề câu chuyện lựa chọn.
*HĐ3 : Thực hành xây dựng cốt truyện.
GV cho HS làm việc cá nhân, ghi các ý trả lời vào VBT.
GV cho HSG nói mẫu, HSTB yếu nói từng phần.
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS kể chuyện Cây khế, nhận xét về nhân vật trong chuyện.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài.
Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
HS nêu chủ đề truyện kể:
VD : Em chọn chủ đề về sự hiếu thảo vì con cái phải biết hiếu thảo với bố mẹ....
HS thực hành xây dựng cốt truyện, ghi vào VBT, kể trước lớp.
HS kể theo cặp, kể trước lớp, nhận xét cách xây dựng truyện kể, ngôn ngữ truyện.
HS bình chọn truyện kể hay, ý nghĩa.
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể truyện
Ti ết 3: Tiếng việt: Ôn luyện
I. Mục tiêu :
	Giúp HS ôn tập củng cố về dấu câu,so sánh.
II. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới:
 Bài tập 1:
Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
Cửa sổ là mắt của nhà
	a.	Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
	Của sổ là bạn của người
	Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
	(Phan Thị Thanh Nhàn)
	b.	 Sương trắng viền quanh núi
	Như một chiếc khăn bông
	-ồ, núi ngủ lười không!
	Giờ mới đang rửa mặt.
	(Thanh Hào)
	c.	Quê hương là cầu tre nhỏ
	Mẹ về nón lá nghiêng che
	Quê hương là đêm trăng tỏ
	Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
	(Đỗ Trung Quân)
	d.	Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.	
Bài tập 2:
	Đặt dấu chấm còn thiếu vào chỗ thích hợp, viết hoa những chữ đầu câu khi viết lại đoạn văn như sau:
	đã sang tháng tám mùa thu về, vùng cao không mưa nữa, trời xanh trong những dãy núi dài, xanh biếc nước chảy róc rách trong khe núi đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen đàn dê chạy lên, chạy xuống nương ngô vàng mượt nương lúa vàng óng.
 	* Củng cố dặn dò :
 	Giáo viên nhận xét tiết học .
Hướng dẫn tự học Toán: Ôn luyện
I. Mục tiêu: 
	 Giúp HS ôn tập củng cố về:
	-Tính giá trị biểu thức
	- Giải một số bài toán về chu vi - diện tích hình vuông ,hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1:
Tính giá trị biểu thức:
23569 +12345 x 3=
98562 -12365 : 5=
(23564 + 12365) x3 =
 Bài tập 2:
Tìm x, biết:
 a. 36 : x = 18-14 
 c.x - 6589 =32631 - 247
 b. 72 : x = 8 +1
 d. 3256 -x =4582 -2627 
 Bài tập 3:
Có một cái sàn hình vuông, có chu vi bằng 16 cm, người ta mở rộng cái sàn về bên phải thêm 2m. Hỏi chu vi sàn sau khi mở rộng là bao nhiêu?
 Bài tập 4: Một hình chữ nhật có chu vi 38cm, nếu tăng chiều rộng thêm 8cm và tăng chiều dài thêm 3cm thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
* Củng cố dặn dò :Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
- 4 HS lên bảng chữa bài.
--Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
TL:
Nửa chu vi HCN :38 :2 = 19(cm)
Chiều dài hơn chiều rộng: 8 - 3 =5 (cm)
Hai lần chiều rộng: 19 - 5 =14(cm)
Chiều rộng HCN: 14 : 2 =7(cm)
Chiều dài: 7 + 5 =12 (cm)
Diện tích:12 x 7 = 84 (cm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4tuan 4(3).doc