Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu :
-HS biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong giải số . Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn(từ 1000 đến 9000).
B/ Hoạt động dạy - học:
Thứ ba ngày 08 tháng 1 năm 2013 Toán : Luyện tập I. Mục tiêu : -HS biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong giải số . Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn(từ 1000 đến 9000). B/ Hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5phút 30phút 5phút 1.Bài cũ : - Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con các số: Ba nghìn một trăm bảy mươi sáu. Tám nghìn hai trăm bốn mươi lăm - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Mời 1 em lên chữa bài trên bảng lớp. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3 (a,b) - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: GV hướng dẩn . c) Củng cố - Dặn dò: - Cả lớp viết vào bảng con các số do GV đọc. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. - Một em nêu đề bài . - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 1học sinh thực hiện trên bảng, lớp bổ sung. Đọc số Viết số Chín nghìn bốn trăm sáu mươi 9460 Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm 4765 Năm nghìn tám trăm hai mươi 5820 - Một em nêu bài tập 2. - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - 1học sinh thực hiện trên bảng, lớp nhận xét chữa bài. Viết Đọc số 4444 Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi tư . 8781 Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt. 7155 Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm. - Một học sinh nêu yêu cầu bài. - Cả lớp thực hiện vào vở. - 3HS lên bảng chữa bài. a/ 8650, 8651, 86528656 b/ 3120 , 3121, 3122, 3126. -HS làm bài làm rồi chữa bài - HS nhớ về nhà làm BT. Tự nhiên xã hội : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) A/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi . Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định. - Các kỉ năng cơ bản : Kỉ năng quan sát , tìm kiếm và xử lí thông tin .........(như tiết 1) B/ Chuẩn bị: Các hình trang 70 và 71 SGK. C/ Hoạt động dạy - học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 14phút 16phút 5phút * Hoạt động 1: Quan sát tranh . ca Bước 1 : Quan sát cá nhân : - Yêu cầu HS quan sát các hình trang 70 và 71 sách giáo khoa. Bước 2 : - Mời một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. Bước 3 : Thảo luận nhóm - Yêu cầu thảo luận theo gợi ý : + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? + Chúng ta cần làm gì để tránh những hiện tượng trên? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung . - KL: Phân và nước tiểu là chất cặn bã, chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh, cho nên chúng ta không nên phóng uế bừa bãi. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm . Bước 1: - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 3 và 4 trang 71 sách giáo khoa và trao đổi theo gợi ý: + Hãy chỉ và cho biết tên các loại nhà tiêu trong các hình ? + Ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào ? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch ? + Cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? Bước2: - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - KL: Dùng nhà tiêu hợp VS để phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà xem trước bài mới . *Phương pháp thảo luận nhóm : - Quan sát tranh trong hình trang 70 . + Một số em lên nêu nhận xét: Tranh vẽ về người và gia súc thả rông phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. - Các nhóm thảo luận. - Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng bức tranh và trình bày trước lớp về sự ô nhiễm cũng như tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất * Phương pháp tranh luận : - Các nhóm quan sát hình 3 và 4 trang 71 chỉ và nêu tên các loại nhà tiêu có trong các hình trong sách giáo khoa và qua đó liên hệ với những loại nhà tiêu hiện đang sử dụng nơi em ơ.û - Lần lượt các đại diện lên trình bày trước lớp. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có . - HS tự liên hệ thực tế . Mỹ thuật : Vẽ trang trí hình vuông . A/ Mục tiêu : *Học sinh hiểu biết các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông - -Biết cách trang trí hình vuông . - Trang trí được hình vuông và tô màu theo ý thích . B/ Chuẩn bị *Giáo viên : - Một số đồ vật hình vuông có các cách trang trí khác nhau . Một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh lớp trước . * Học sinh : ,Các đồ dùng liên quan tiết học, C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét và ghi điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Bài hôm nay chúng ta sẽ cách trang trí hình vuông . b) Hoạt động 1 :quan sát và nhận xét: -Cho quan sát một số bài trang trí hình vuông khác nhau kết hợp cho học sinh nhận xét . -Qua một số hình vuông được trang trí vừa quan sát em thấy cách trang trí các hình vuông như thế nào? -Tóm tắt về đặc điểm màu sắc một số mẫu trang trí hình vuông . c) Hoạt động 2 : cách vẽ : -Hướng dẫn vẽ trang trí hình vuông ta cần chú ý : -Quan sát để chọn các họa tiết vẽ vào hình vuông có thể dùng đường diềm hay trang trí đối xứng để vẽ vào hình vuông . -Kẻ các đường trục . Vẽ các hình mảng . -Chọn vẽ họa tiết theo ý thích - Tô màu các họa tiết và màu nền . d) Hoạt động 3 : Thực hành -Yêu cầu học sinh thực hành vẽ vào giấy . -Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh -Hướng dẫn học sinh lựa chọn họa tiết hợp lí trước khi vẽ vào bài . e) Củng cố - Dặn dò : -Nhận xét đánh giá tiết học . -Dặn về nha øquan sát các tranh chụp về các ngày lễ hội . -Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ mình -Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài -Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài -Cả lớp cùng theo dõi các mẫu trang trí hình vuông để nhận xét : -Tùy theo mẫu cách trang trí mà nêu nhận xét khác nhau . -Học sinh khác nhận xét ý kiến của bạn mình -Phải vẽ cân đối và chọn vẽ các mảng cũng như các họa tiết thích hợp vào từng mảng . -Cả lớp theo dõi để chốc nữa làm bài luyện tập . -Vẽ phác hình vuông . Kẻ các đường trục -Vẽ hình mảng theo ý thích . -Vẽ các họa tiết .Sau đó tô màu vào màu họa tiết và vào hình nền hình vuông . -Học sinh tiến hành vẽ vào giấy . -Cần lưu ý những điều giáo viên đã hướng dẫn . - Vẽ họa tiết – vẽ màu . -Về nhà tập vẽ trang trí lại hình vuông -Quan sát các tranh ảnh chụp về ngày hội , tết để tiết sau vẽ . Đạo đức: Đoàn kết thiếu nhi quốc tế (tiết 1) A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em , bạn bè, cầ phải đồn kết giúp đỡ lẫn nhau khơng phân biệt dân tộc, màu da, ngơn ngữ,... – Tích cực tham gia các hoạt động đồn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức . --Các KNCB: - Kỉ năng trình bày suy nghỉ về thiếu nhi quốc tế. Kỉ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế . Kỉ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em . C/ Hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2phút 10phút 8phút 12phút 4phút * Khởi động: Cho cả lớp hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. * Hoạt động 1: Phân tích thông tin - Chia nhóm, phát cho các nhóm các bức tranh hoặc mẫu thông tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế và yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ý nghĩa và nội dung các hoạt động đó. - Mời đại diện từng nhóm trình bày. - KL: Các ảnh và thông tin trên cho thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi VN cũng có nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được kết giao với bạn bè khắp 5 châu 4 biển. * Hoạt động 2: Du lịch thế giới . - Giới thiệu một vài nét về văn hóa, cuộc sống, về học tập, mong ước của trẻ em 1 số nước trên TG và trong khu vực: Lào, Thái Lan, Cam - pu - chia, Trung Quốc, ... + Em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ? - Kết luận: Thiếu nhi các nước khác nhau về màu da, ngôn ngữ, về điều kiện sống nhưng có nhiều điểm giống nhau: đều yêu thương mọi người; yêu quê hương, đất nước mình; yêu thiên nhiên, yêu hòa bình... * Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm - Chia nhóm, yêu cầu thảo luận, liệt kê những việc mà các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Mời đại diện nhóm lần lượt trình bày trước lớp. - GV kết luận. + Ở lớp, ở trường em đã làm gì để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ? * Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, bài báo ... về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và thiếu nhi quốc tế. *Phương pháp thảo luận : - Các nhóm quan sát các ảnh, thông tin và thảo luận theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận. - Lắng nghe GV giới thiệuvề các nước trên thế giới và trong khu vực. + Đều yêu thương con người, yêu hòa bình, ... * Phương pháp thảo luận: - Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Đại diện các nhóm lần lượt lên nêu những việc làm của mình để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới. - Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn. - HS tự liên hệ. * HS nêu cảm xúc của mình .
Tài liệu đính kèm: