TẬP ĐỌC
Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều .
- Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc một bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi.
*GV giới thiệu bài.
Tuần15 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010 tập đọc Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu: - Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều . - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc một bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi. *GV giới thiệu bài. HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn. - HS chia đoạn( bài chia thành 4 đoạn ). - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới. - GV sửa lỗi đọc cho HS. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm. - Giáo viên đọc mẫu bài. b. Tìm hiểu bài: GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: ? Tác giả đẫ chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng áo diều vi vu trầm bổng) ? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những niềm vui lớn như thế nào ? Các em hò hét nhau thả diều thi, vui sướng dến phát dại nhìn lên trời.) ? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những ước mơ đẹp lớn như thế nào ? Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo đẹpnhư một tấm thảm nhung khổng lồ, bạnnhỏ thấy lòng cháy lêncháy mãi khát vọng.) ?Qua các câu mở đầu và kết bài , tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ . Cánh diều khơI gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ) ? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ? Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời . - GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài - HS nêu nội dung của bài, nhận xét. GV nhận xét và ghi bảng. c. Luyện đọc diễn cảm - Gọi 3 học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2. - HS thi đọc diễn cảm. - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Đạo đức Tiết 15: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Hiểu được cộng lao của các thày giáo , cô giáo đối với HS - HS phải kính trọng , biết ơn , yêu quí thày giáo, cô giáo . - Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thày ,giáo cô giáo . - Luôn luôn có thái độ và hành động kính trọng và biết ơn các thày giáo , cô giáo . - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Mỗi học sinh có ba tấm thẻ, màu. III. Các hoạt động dạy học. HĐ 1. Kiểm tra bài cũ : - Gv kiểm tra : ? Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? *GV giới thiệu bài HĐ 2: Trình bày sáng tạo hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4, 5) Mục tiêu: Giúp các em thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. - Cách tiến hành: + Học sinh lên trình bày giới thiệu, lớp nhận xét bình luận. - Giáo viên nhận xét: * KL: Thầy cô giáo là những dạy dỗ ta nên người chúng ta phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo cũ. Hoạt động 3: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ: Mục tiêu: Học sinh thể hiện lòng kính trọng của mình đối với thầy cô giáo. Học sinh nhận biết được việc làm nào thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. - Cách tiến hành: +Giáo viên nêu yêu cầu. + Học sinh làm việc cá nhân (làm bưu thiếp) + Giáo viên nhắc học sinh nhớ tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. * GVKL: Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. .4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học tuyên dưỡng những bạn có ý thức học, những bạn có biểu hiện tốt trong việc thể hiện sự kính trọng thấy cô giáo. Dặn về nhà học bài. Chiều lịch sử Tiết 15: Nhà Trần và việc đắp đê. I - Mục tiêu *Sau bài học HS nêu được - Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt . - Do có hệ thống đê điều tốt , nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển, nhân dân no ấm. - Bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão ngày nay là truyền thống của nhân dân ta . - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II Đồ dùng dạy học Hình minh hoạ trong SGK - Phiếu học tập cho HS III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : *GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố , xây dựng đất nước - GV nhận xét và ghi điểm. *GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta - GV yêu cầu HS đọc SGK , GV hỏi : + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì ? + Sông ngòi nước ta như thế nào ? + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ? - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại sự chằng chịt của sông ngòi nước ta * Hoạt động 2 : Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt - GV yêu cầu Hs đọc SGK , thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau : Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào ? - HS trình bày , GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2 * Hoạt động 3: kết quả công cuộc đắp đê của nhả Trần - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? - GV :hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? - GV kết luận nội dung hoạt động 3 * Hoạt động 4: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Địa phương em có con sông gì ? - GV tổng kết ý kiến của HS , sau đó hỏi tiếp : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa , nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố , vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì ? 3. Củng cố -Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài. Sáng Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010 khoa học Tiết 29: Tiết kiệm nước. i. mục tiêu - HS nêu được những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước . - Giải thích được lí do vì sao phải tiết kiệm nước . - HS biết vẽ tranh cổ đồng tuyên truyền tiết kiệm nước . - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. ii. đồ dùng dạy học GV: Hình trang 58,59 SGK III.Các hoạt động dạy học HĐ 1: KTBC: ?Nêu cách bảo vệ nguồn nước ? - GV giới thiệu bài. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước . * Mục tiêu : - Nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước . - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước . * Cách tiến hành : * Cách tiến hành: Bước 1 : Hs làm việc theo cặp - HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi trang 60,61SGK - HS thảo luận về những việc nên làm và không nên làm . - HS thảo luận về lí do cần phải tiết kiệm nước . Bước 2 : làm việc cả lớp - HS trình bày kết quả làm việc theo cặp . - Lớp nhận xét , bổ sung . Kết luận: Chúng ta cần phảI biết tiết kiệm nước như dùng nước xong phảI khoá vòi nước lại, sử dụng khai thác một cách hợp lí. *Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước . * Mục tiêu : Bản thân HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền , cổ động nười khác cùng tiết kiệm nước . *Cách tiến hành : - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm . + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước + Tìm nội dung cho bức trang tuyên truyền . + Phân công từng thành viên . - Bước 2: Thực hành + Nhóm trưởng điều kiển nhóm làm việc . -Bước 3:Trình bày kết quả + Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình , trình bày nội dung tranh . + Lớp nhận xét , GV đánh giá . 3. Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 15: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1) I.Mục tiêu - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt khâu thêu đã học. - HS vận dụng để làm được đồ dùng đơn giản. - Rèn sự khéo léo của đôi tay. -Rèn ý thức lao động tự phụ vụ. II.Đồ dùng dạy học. *GV và HS - Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Bộ đồ dùng học thêu . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS. - GV giới thiệu bài. HĐ 2: : GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học . - GV nêu câu hỏi và gọi một số HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu , khâu thường , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường , khau đột thưa , khâu đột mau , khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột , thêu lướt vặn , thêu móc xích . - Các HS khác nhận xét , bổ sung . - GV nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức đã học về cắt , khâu thêu . Hoạt động 3: HS thực hành cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn - HS tự chọn một sản phẩm mà mình thích để thực hành - HS thực hành cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn. - GV quan sát lớp và hướng dẫn thêm cho HS yếu. HĐ 4: Củng cố ,dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn có ý thức học tốt. - Dặn HS nào chưa hoàn thành về nhà hoàn thiện lại sản phẩm - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. luyện từ và câu Tiết 29. Mở rộng vốn từ: đồ chơi – Trò chơi. I. Mục tiêu: -Biết tên một số trò chơi , đồ chơi có lợi cho trẻ em . - Biết những đồ chơi , trò chơi có lợi hay có hại cho trẻ em . - Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm , thái độ của con người khi tham gia trò chơi. - Học sinh có ý thức tìm hiểu từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ đề . - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : HS trình bày bài tập 2 - GV giới thiệu bài. HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Bài 1: Cho học sinh thảo luận nhóm hai, 1 nhóm làm phiếu to - Đại diện nhóm trình bày bài làm, nhận xét. - GV nhận xét và chữa bài *Kết quả đúng: - Tranh 1: diều - thả diều - Tranh 2: Đầu sư tử, đần gió - đèn ông sao.trò chơi: Múa sư tử và Rước đèn. - Tranh 3: Dây thừng, búp bê ... khí có ở trong những chỗ rỗng *Mục tiêu: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả những chỗ rỗng của các vật của mọi vật *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo sự chuẩn bị - HS đọc mục thực hành . Bước 2: HS làm thí nghiệm theo nhóm Bước 3 :Trình bày GV yêu cầu các nhóm đại diện báo cáo kết quả . Kết luận : 4. Hoạt động 3:Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí . *Mục tiêu: - Phát biểu định nghĩa về khí quyển . - Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. * Cách thức tiến hành: GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận : ?Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì ? - Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở quanh ta và có trong các chỗ rỗng của mọi vật . HĐ 5: Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Tiếng việt(ôn) Ôn tập chung I. Mục tiêu: - Học sinh luyện tập củng cố về danh từ, động từ, tính từ. - Làm một số bài tập theo đúng yêu cầu. - Giáo dục các em yêu thích bộ môn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS - GV giới thiệu bài. HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tìm danh từ, tính từ, động từ, trong các câu văn sau. Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui tết Trung Thu độc lập đâu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết Trung Thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em. - Cho học sinh làm vào vở , đại diện học sinh làm ra phiếu rồi trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: *Kết quả: - Danh từ: trăng, đêm, mai, anh, em, Tết Trung Thu, ngày mai, mai đây, - Động từ: mừng , vui, mong ước, đến, - Tính từ: sáng, hơn, độc lập, đầu tiên, tươi đẹp. Bài 2: Nối những câu ở cột A với mục đích sử dụng ở cột B. A B 1. Có gì quí hơn hạt gạo? a) Để phủ định 2. Thế mà được coi là giỏi à? b) Để khen 3. Sao cháu bà ngoan thế nhỉ? c) Để khẳng định 4. Anh vặn giúp cái đài nhỏ hơn được không? d) Để thay cho lời chào 5. Bác đi làm về đấy ạ? e) Để yêu cầu, đề nghị - Cho học sinh làm bài ra phiếu, còn lại cả lớp làm vào vở. - Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: *KL: Có thể nối như sau: 1 - c ; 2 - a; 3 - b; 4 - e; 5 - d. Bài 3: Em hãy ttìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ rồi đặt câu với mỗi từ vừa tìm được - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở. - GV chấm và chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học tuyên dương những học sinh có ý thức học tập thật tốt. Dặn dò giờ học sau. Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010 Sáng Tập làm văn Tiết 30 : Quan sát đồ vật. I. Mục tiêu: - HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí , bằng nhiều cách ( mắt nhìn ,tai nghe , tay sờ ,..) : Phát hiện được những dặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác . - Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em chọn. - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK - Một số đồ chơi : gấu bông , thỏ bông , ô tô ,... - Bảng phụ ghi sẵn dàn ý tả một đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập của HS. - Giới thiệu bài HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. *Bài tập 1 : - 1 HS đọc đề bài - 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý . - HS đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý trong sách giáo khoa , quan sát đồ chơi mình đã chọn , viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng . - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát . - Lớp nhận xét theo tiêu chí của giáo viên . *Bài tập 2: ? theo em quan sát đồ chơi cần chú ý những gì ? - GV : quan sát cần quan sát hình dáng , màu lông sau đó quan sát đầu , mắt múi , mõm chân tay ,...phải sử dụng nhiều giác quan khi qua sát để tìm ra nhiều đặc điểm . 3. Ghi nhớ: - HS đọc phần ghi nhớ 4. Luyện tập - HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận nhóm đôI và làm bài trong vở bài tập. 3 nhóm làm phiếu to. - GV nhận xét chốt lời giải đúng: *Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. *Thân bài: - Hình dáng: gấu bông không to, là gấu ngòi, dáng người trònm hai bàn tay chắp thu lu trước ngực. - Bộ lông: màu nâu sẫm, gan bàn chân lãm nó có vẻ rất khác so với ácc con gấu khác. - Hai mắt: đen lay láy, trông như mắt thật, rất nghịch ngợm và thông minh. - Mũi: màu nâu đỏ, trông như chiếc cúc áo gắn trên mỗm. - Trên cổ: thắt chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. - trên đôi tay chắp trước ngực bụng gấu: có một bông hoa giấy màu trắng làm cho nó càng đáng yêu. *Kết luận: Em rất yêu gấu bông.Ôm chú gấu như cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu 4.Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học ghi nhớ; - Dặn HS về viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau. Địa lý Tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (t1) I. Mục tiêu: * Sau bài học, HS có khả năng : - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động làng nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB - Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm - Có ý thức tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB , trân trọng sản phẩm nghề thủ công , các thành quả lao động . - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II- Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ . Hình minh hoạ trong SGK III- Các hoạt động dạy học : *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : GV: + Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng ĐBBB ? + Nhờ điều gì mà ĐBBB sản xuất được nhiều lúa gạo ? - GV nhận xét và cho điểm HS * Giới thiệu bài : trực tiếp HĐ 2: ĐBBB - nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống - Treo hình 9và 1số tranh ảnh về nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB, giới thiệu - Yêu cầu HS hãy cho biết thế nào là nghề thủ công ? - Theo em , nghề thủ công ở ĐBBB có từ lâu chưa - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : dựa vào SGKvà hiểu biết của mình kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng ? * Hoạt động 2 : Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ? + ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm ? - GV đưa lên bảng các hình ảnh về sản xuất gốm nhưng đảo lộn thứ tự và yêu cầu HS sắp xếp lại thứ tự cho đúng với trình tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm - HS lên sắp xếp - GV hỏi : Nhận xét gì về nghề gốm ? - Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ? - Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm , cũng như các sản phẩm thủ công * Hoạt động 3 : Chợ phiên ở ĐBBB - Hỏi ở ĐBBB , hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập nhất ở đâu ? - GV treo hình 15và yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Chợ phiên có đặc điểm gì? - GV chốt lại đăc điểm của chợ phiên *Hoạt động 4 : Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở ĐBBB GV treo một tranh chợ phiên và một tranh về nghề gốm yêu cầu các nhóm mô tả lại các tranh đó .Yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả HĐ 4: Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt Tiết 15 Kiểm điểm hoạt động tuần 15 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà. Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép. Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương:Hải, Thuỷ, Công, Giang, Linh, Mạnh Phê bình: 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 16) Địa lý Tiết 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ I. Mục tiêu: * Sau bài học, HS có khả năng : - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt chăn nuôi của người dân ĐBBB. - Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo - Có ý thức tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB , trân trọng kết quả lao động - Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. II- Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ . Hình minh hoạ trong SGK III- Các hoạt động dạy học : *HĐ 1: Kiểm tra bài cũ : GV: + Em hãy kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở ĐBBB ? + Lễ hội của người dân ở ĐBBB được tổ chức vào thời gian nào ?để làm gì ? - GV nhận xét và cho điểm HS * Giới thiệu bài : trực tiếp HĐ 2: ĐBBB - vựa lúa lớn thứ hai của cả nước - Treo bản đồ ĐBBB , chỉ bản đồ và giảng - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đọc SGK để trả lời câu hỏi sau : Tìm 3 nguồn lực chính giúp ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? - Yêu cầu HS trả lời , GV kết luận - GV đưa ra các hình 1,2,3,4,5,6,7,8 đảo lộn thứ tự và dán lên bảng - Yêu cầu HS sắp xếp lại cho đúng thứ tự các công đoạn về sản xuất lúa gạo của người dân ở ĐBBB * Hoạt động 2 : Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB - GV yêu cầu HS đưa tranh ảnh đã sưu tầm được giới thiệu về cây trồng và vật nuôi ở ĐBBB , yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau : Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB ? - Hỏi HS : ở đây có điều kiện thuận lợi gì để phát triển chăn nuôi lợn , gà , vịt , tôm , cá ? - GV kết luận chung. * Hoạt động 3 : ĐBBB- vùng trồng rau xứ lạnh - GV đưa bảng nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội để trả lời câu hỏi sau : + Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài bao nhiêu tháng ? + Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào ? + Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng loaị cây gì ? - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể tên các loại rau xứ lạnh trồng ở ĐBBB - GV kết luận chung HĐ 4: Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: