Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4

Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4

Tiết 2: TẬP ĐỌC

 BỐN ANH TÀI.

I. Mục tiêu.

1. Đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé anh em Cẩu Khây.

II. Chuẩn bị.

Tranh vẽ sgk

Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 37 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 19 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Tiết 1: CHÀO CỜ:
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
.......................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC
 BỐN ANH TÀI.
I. Mục tiêu.
1. Đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé anh em Cẩu Khây.
II. Chuẩn bị.
Tranh vẽ sgk
Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
- Nhận xét về kiểm tra đọc học kì I.
- Kiểm tra sách Tiếng Việt học kì II.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:
- Giới thiệu 5 chủ đề học kì II.
- Treo tranh và giới thiệu chủ điểm.
Các bạn nhỏ trong tranh em thấy làm gì?
Chủ điểm đầu tiên là: Người ta là hoa đất có nội dung phản ảnh con người biết rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước và biết sống đẹp.
- Treo tranh giới thiệu bài:Bốn anh tài.
Trong tranh có những cảnh vật gì?
Truyện Bốn anh tài có nội dung ca ngợi bốn thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau lại làm việc nghĩa. Để biết chi tiết về nội dung đó , chúng ta tìm hiểu qua bài Bốn anh tài.
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- Yêu cầu đọc mẫu toàn bài.
Chia đoạn : mối lần qua dòng là một đoạn.
Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp luyện phát âm: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
Y/c đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
gọi là gì?
- Luyện đọc nhóm 
Đọc mẫu toàn bài hướng dẫn cách đọc.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
3. Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
4. Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
Nêu nội dung của bài 
c. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
Yêu cầu đọc nối đoạn, theo dõi nhận xét và sửa sai.
Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: Ngày xưa............diệt trừ yêu tinh
- GV Đọc mẫu
Nhấn giọng các từ đó thể hiện điều gì ?
- Yêu cầu luyện đọc đoạn diễn cảm:
Yêu cầu thi đọc đoạn hay.
Nhận xét và tuyên dương em đọc 
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu đọc lại toàn bộ bài và nêu nội dung chính của bài.
Qua bài tập đọc các em thấy tinh thần, sức mạnh của các chú bé có nghĩa hiệp.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Chuyện cổ tích về loài người.
Nhận xét chung tiết học.
- Theo dõi nhận xét của cô và rút kinh nghiệm.
Theo dõi.
Quan sát và trả lời.
Các bạn nhỏ trong tranh đang múa hát.
Quan sát và trả lời.
- Trong tranh có bốn bạn trai nhỏ, cảnh sông và một góc cây to
- HS Theo dõi.
- Cá nhân đọc trôi chảy toàn bài.
Theo dõi.
- 5 em đọc nối 5 đoạn.
- Cá nhân đọc phát âm lại.
- 5 em đọc nối 5 đoạn.
Đọc nối tiếp trong nhóm đôi
Theo dõi.
Cá nhân đọc thầm đoạn 1 và 2 để trả lời.
- Về sức khỏe: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi sức khỏe bằng lúc 18 tuổi.
- Về tài năng: 15 tuổi tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn- quyết trừ diệt cái ác.
- Cùng với ba người bạn đó là: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vò đóng cọc, Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tay để tát nước, Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
Nối tiếp nêu nội dung của bài
Cá nhân 5 em đọc nối đoạn.
- Cá nhân theo dõi và nêu các từ nhấn giọng Nhấn giọng các từ gạch đó nhằm thể hiện sức mạnh phi thường của chú bé Cẩu Khây.
- Luyện đọc nhóm đôi
3 em đọc, cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc hay nhất.
- Cá nhân đọc bài và nêu nội dung chính của bài.
 ...............................................................
Tiết 3: TOÁN
 KI-LÔ-MÉT VUÔNG.
I. Mục tiêu. Giúp HS :
-Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
-Biết đọc,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông;biết 1km2=1000000m2 và ngược lại.
-Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích:cm2; dm2; m2 và km2.
II. Hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
- Nhận xét bài kiểm tra học kì I.
- Nhận xét chung kết quả thi kì I.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn nội dung:
Treo tranh một khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 km:
Giới thiệu: Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét.
Yêu cầu hãy tích diện tích của khu rừng, cánh đồng có hình ảnh là một hình vuông cạnh dài 1 Ki-lô- mét.
Nhận xét và ghi 1km x 1km = 1km2.
-Ki-lô-mét vuông viết tắt là:km2 
Dựa vào diện tích hình vuông có cạnh 1km và diện tích hình vuông có cạnh 1000m. Em nào có thể nêu 1km2 bằng bao nhiêu m2?
Nhận xét và ghi bảng. 
1km2=1000000m2
Yêu cầu học sinh nêu lại.
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: Yêu cầu nêu kết quả.
Ghi kết quả vào bảng.
Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu làm vào bảng.
Đọc lần lượt các bài, yêu cầu học sinh làm và kiểm tra.
Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu làm vào vở.
Yêu cầu đọc đề, nêu yêu cầu 
Thu chấm và nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu thi hai dãy.
Treo bảng, yêu cầu đọc đề và suy nghĩ, phát cho hai dãy hai bông hoa.
Đại diện nhóm lên dán bông hoa vào số em cho là hợp lí.
a) Diện tích phòng học: 81cm2, 900dm2, 40m2.
b) Diện tích nước Việt Nam: 5 000 000m2, 324 000dm2, 330 991km2.
Nhận xét nhóm làm nhanh và đúng.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu lại nội dung bài.
Về xem bài lại, chuẩn bị bài Luyện tập.
Nhận xét chung tiết học.
- Theo dõi.
-Quan sát tranh và theo dõi cô giới thiệu.
Cá nhân nêu, nhận xét và bổ sung ý bạn.
Cá nhân nêu.
1km2=1 000 000m2
Cá nhân nêu lại
Đọc đề và nêu yêu cầu.
Cá nhân nêu.
1km2= 1 000 000m2
1000000m2= 1km2
1m2= 100dm2
5km2= 5 000 000m2
32m249dm2= 3 249dm2
2000000m2= 2km2
Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
Giải
Diện tích khu rừng đó là:
2 x 3 = 6(km2)
 Đáp số:6km2
Đọc đề và nêu yêu cầu.
Nhận bông hoa và thảo luận, đại diện dãy lên thi gắn.
a) Diện tích phòng học: 40m2.
b) Diện tích nước Việt Nam: 330 991km2.
Cá nhân nêu lại.
 ..........................................................
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC 
 KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG.(Tiết 1)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
 -Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu giá trị của lao động?
 +Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”
 -GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghèo nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận:
 Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
Nông dân, Bác sĩ, Người giúp việc trong (nhà) gia đình, Lái xe ôm, Giám đốc công ty; Nhà khoa học; Người đạp xích lô; Giáo viên; Kẻ buôn bán ma túy; Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em; Kẻ trộm, Người ăn xin; Kĩ sư tin học;Nhà văn, nhà thơ
 -GV kết luận:
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- Sgk(29- 30)
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
 Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
òNhóm 1 :Tranh 1
òNhóm 2 : Tranh 2
òNhóm 3 : Tranh 3
òNhóm 4 : Tranh 4
òNhóm 5 : Tranh 5
òNhóm 6 : Tranh 6
 -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
 -GV kết luận:
 +Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) 
 -GV nêu yêu cầu bài tập 3:
ï Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;
a/. Chào hỏi lễ phép
b/. Nói trống không
c/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
d/. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ/. Học tập gương những người lao động
e/. Quý trọng sản phẩm lao động
g/. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h/. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Cho HS đọc ghi nhớ
Dặn HS ghi nhớ bài học
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
 +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 +Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 +Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
-Cả lớp thực hiện.
.................................................................................................................................
 CHIỀU
Tiết 1: ÂM NHẠC :
 HỌC HÁT : BÀI CHÚC MỪNG
 MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HẤT
I. Mục tiêu : 
 Hát đúng hát giai điệu ,thuộc lời ca của bài hát. Bước đầu nhận biết được sự khác nhau giưũa nhịp 3 và nhịp 2 
 Biết bài hát chúc mừng là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc vui tươi, nhịp nhàng.
II. Chuẩn bị : Băng đĩa ghi bài hát, tranh ảnh về nước Nga
III. Hoạt động dạy học
HĐ Giáo viên
HĐ Học sinh
1. Phần mở đầu :
- Giới thiệu bài hát
- GV sử dụng ...  ABCD có cạnh AB đối diện cạnh DC, cạnh AD đối diện BC.
Hình 2: Hình bình hành EGHK, có cạnhEGđối diện với KH, cạnh EK đối diện cạnh GH.
Hình 3: Hình tứ giácMNPQ, có cạnh MN đối diện với PQ. cạnh MQ đối diện cạnh NP.
+ Hình chữ nhật ABCD và Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối song song bằng nhau.
+ Bạn đó nói đúng, vì hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song bằng nhau.
Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
Đại diện hai dãy lên thi làm.
Theo dõi cổ vũ bạn cùng dãy.
- Củng cố về cách tính diện tích của hình BH.
- Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
+ Tính tổng độ dài của các cạnh.
* a + b + a + b 
* ( a + b ) x 2
a) Chu vi là: (8 + 3) x 2 = 22 cm
b) Chu vị là: ( 10 + 5 ) x 2 = 30 dm
Cách tính chu vi của hình bình hành.
Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu
Giải:
Hình bình hành có diện tích là:
40 x 25 = 1000( dm2)
Đáp số: 1000 dm2
Giải toán có lời văn về tính diện tích hình BH.
Cá nhân nêu.
 .................................................................
Tiết 3: KHOA HỌC:
GIÓ NHẸ,GIÓ MẠNH.PHÒNG CHỐNG BÃO.
I. Mục tiêu Sau bài học hs biết:
-phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió to gió dữ.
-Nói về những thiệt hạo do dông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Chuẩn bị.
-Phiếu học tập cho các nhóm
-Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về các thiệt hại do dông bão gây ra.
III. Hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra.
Hãy nêu nguyên nhân gây ra gió.
Nêu nội dung cần biết bài học Tại sao có gío?
Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu:.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu về một số cấp gió.
Yêu cầu đọc nội dung cần biết.
Treo tranh: 1, 2, 3 ,4 yêu cầu đọc lần lượt các thông tin.
Yêu cầu thảo luận nhóm tổ để hoàn thành phiếu.
Đại diện nhóm nêu, ghi vào phiếu sau:
Nhận xét và tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
Yêu cầu nêu lại các cấp của bão
Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
Treo tranh 5, 6 yêu cầu quan sát đọc thầm mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi:
-Nêu dấu hiệu đặc trưng cho biết cóbão.
-Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão.
Nhận xét và kết luận:
Trời có gió mạnh, ra đường đi lại khó khăn, cây cối ngã hoặc gãy, nhà của tốc mái.
Bão gây tác hại về người, tiền của, mùa màng
Yêu cầu nêu lại nội dung cần biết sgk
Cho h/s xem một số tranh ảnh về bão gây ra
Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình.
Phô tô 4 hình minh họa các cấp độ của gió. Viết lời ghi chú vào các tấm bìa cứng.
Yêu cầu hai dãy thi nhau đính tốc độ của gió phù hợp với tranh.
Nhận xét tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
3. Củng cố dặn dò.
- Yêu cầu nêu nội dung bài học.
- Về học bài và chuẩn bị bài Không khí bị ô nhiễm.
Nhận xét chung tiết học.
- Cá nhân nêu.
- Cá nhân đọc nội dung cần biết.
Các nhóm tổ làm việc: quan sát và đọc thầm thông tin.
Nhận phiếu và học nhóm ghi kết quả vào.
Đại diện nhóm nêu.
Cá nhân nêu:có tất cả là 13 cấp độ từ 0 đến 12.
- Cá nhân quan sát tranh, đọc thầm nội dung và trả lời
Trời có gió mạnh, cây cối ngã hoặc gãy, nhà của tốc mái.
Tác hại người, tiền của, mùa màng
- Cá nhân nêu.
- Nhóm dãy chọn bạn đại diện, nhận thẻ ghi tốc độ của gió.
Tiến hành thi đính đúng tốc độ của gió.
Cổ vũ dãy của mình.
- Cá nhân nêu.
 .................................................................................
Tiết 4: LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập lại kiến thức đã học trong tuần. Làm thành thạo các bài tập 
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Ôn tập kiến thức.
Gv cho HS ôn lại về cách nhận biết một hình ình hành và nêu công thức tính diện tích của chúng.
GV cho nhiều HS lên bảng để vẽ hình bình hành.
Gv nêu 1 số ví dụ về tính diện tích để HS tính diện tích của chúng.
2/ Bài tập thực hành.
Bài 1: Viết vào ô trống 
Hình bình hành
Đáy
Chiều cao
Diện tích
9cm
12cm
15dm
12dm
27m
14m
Gv cho HS đọc lại bảng.
HS áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tính.
1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào voẻ bài tập 
Gv nhận xét và chữa bài tập cho HS.
Bài 2: 
 Một mảnh bìa hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 7cm. Tính diện tích của mảnh bìa đó ?
1 HS đọc lại đề bài.
Gv cho HS làm bài vào vở.
1 HS nêu kết quả bài mình làm, HS khác nhận xét và bốung (nếu cần)
Gv nhận xét và kết luận.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
Số
km2
m2
cm2
1980 000 cm2
90 000 000cm2
98 000 351m2
HS quan sát bảng 
Gv nêu y/c và HS tự đỏi về theo y/c.
HS tự làm bài.
Gv chấm bài của HS và nêu nhận xét chung
Bài 4: Khonh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Một khu rừng hình vuông có cạnh bằng 5000m. Diện tích của khu rừng là:
A.20 000m2
B. 25 000m2
C. 25km2
D. 2km25000m2
- 1 HS đọc bài toàn và HS tự nhẩm tính để khoanh vào kết quả đúng.
- HS làm bài và nêu kết quả mình làm.
- HS khoanh vào ý C.
III/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét ý thức học tập của HS. Nhắc những HS còn làm nhiều bài sai.
Gv ra bài tập về nhà cho HS.
....................................................................................................................................
 Chiều
Tiết 4 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
 LUYỆN TẬP
I, Mục tiêu: Gíúp HS củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1:Nối chủ ngữ ở cột A với vị ngữ thích hợp ở cột B
1. Trẻ em
2. Bàn tay mềm mại của Tấm
3. Các cụ già
4. Chú thương binh
a. rắc đều những hạt cơm quanh cá bống
b. tung tăng đến trường
c. từ xa chống nạng đi tới
d.chụm đầu bên những chóe rượu cần
 A B
Bài 2: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các câu sau:
a.............................................viết thư cho cô giáo cũ.
b.............................................nhẹ nhàng khuyên bảo những bạn hay nói chuyện trong giờ học.
c............................................luôn giúp đỡ các bạn học yếu.
d. Có hôm tôi bị ốm, ................................phải lọ mọ ra vườn hái trầu rồi lại lại lúi húi nấu cháo đậu cho tôi ăn.
Bài 3. Tìm vị ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm:
a. Thỏ mẹ và đàn con ................................................................................
b. Anh chàng gà Trông nhà tôi ............................................................... 
c. Đàn chim .......................................................................................
d. Bà con nông dân.............................................................................
Bài 4:
 H ãytả lại chiếc đồng hồ báo thức của em.
Hướng dẫn Hs viết đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu . Lưu ý Hs chú ý viết câu mở đoạn và câu kết đoạn
HS làm bài vào vở sau đó gọi HS đọc bài viết trước lớp.
2. Hướng dẫn chữa bài.
- Gv cho HS chữa bài và nhận xét bài HS làm.
III/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. Ra bài tập về nhà cho HS.
..................................................................................................
Tiết 2,3: BDHSK-G: 
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố lại nội dung bài học trong tuần và làm thành thạo các bài tập.
Nang cao kiến thức cho HS về tiếng viêt.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Ôn tập kiến thức đã học:
-Củng cố lại vốn từ về tài năng. Hiểu được các từ nói vè tài năng.
- Giúp HS ôn lại kiến thức về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Gv cho HS lấy 1 số ví dụ để minh hoạ.
2/ Bài luyện tập
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
 Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân. Trời vừa rạng sáng. Minh mạc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, Quốc Toản ngồi trên lưng ngựa trắng phau. Theo sau Quốc Toản làd người tướng già và sáu trăm dũng sĩ. Đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng, tiếng trống rập rình. Bà con ra tiễn vẫn còn trông thấy lá cờ thêu sáu chữ vàng căng lên trong gió.
Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên.
Gạch chân dưới chủ ngữ từng câu vừa tìm được ? 
Gv cho HS đọc lại đề bài.
HS nhắc lại cấu tạo của câu kể Ai làm gì ? Nêu chủ ngữ trong câu kể thường là từ loại nào cấu tạo thành 
HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
GV nhận xét ghi bảng. GV cho HS nêu lại kết quả.
Bài 2: Điiền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
A, ....................... viết thư cho Lan.
B,............nhẹ nhàng khuyên bảo những bạn hay làm việc riêng trong lớp. 
C, .................luôn luôn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn để học tập tốt hơn.
D, Có hôm tôi bị ốm, ............. đã chép bài giúp tôi.
- 1 HS đọc lại đề bài
- HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở.
- Gv chấm 1 số bài HS và nêu nhận xét chung về bài HS làm.
Bài 3: Tìm vị ngữ thích hợp với mỗi chủ ngữ ( chỉ con vật, đồ vật,cây cối được nhân hoá) dưới đây rồi điền vào chỗ trống.
A, Gấu mẹ và đàn con ..........................................................................................................
B, Anh chàng Trống trường tôi ...........................................................................................
C, Anh chuối ngự ấy ...........................................................................................................
D, Bất thình lình, chị mèo mướp ........................................................................................
- GV cho HS đọc lại bài.
- HS tự suy nghĩ và làm bài. Gv cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả của mình làm
- Gv chữ từng bài cụ th cho HS, sửa những bài HS còn làm sai.
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn, thuật lại một trong các công việc sau:
A, Phụ giúp mẹ hoặc anh chị nấu cơm.
B, Học bài, làm bài ở nhà.
Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì ? Gạch chân dưới chử ngữ trong câu Ai làm gì ? trong đoạn văn.
 - Gv cho HS đọc lại đề bài. 
Gv cho HS tự làm bài cá nhân.
HS nêu kết quả bài mình làm.
GV chữa bài cho HS.
III/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. ra bài tập về nhà cho HS.
...........................................................................................................
 Tiết 4: SINH HOẠT CUỐI TUẦN:
1. Đánh gía hoạt động trong tuần qua .
 HS đi học đầy đủ đúng giờ , học bài làm bài ở lớp cũng như ở nhà tương đối đầy đủ.
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
Kỉ luật trong lớp nghiêm túc.
Sinh hoạt 15 phút đầu giưo nghiêm túc có chất lượng .
Dạy học hoàn thành chương trình tuần 19.
2. Kế hoach tuần tới.
Dạy học chương trình tuần 20
Duy trì thực hiện tốt các nề nếp của đội , của nhà trường
..................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 T18 ca ngayThanh.doc