Giáo án Địa lí 4 tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ (tt)

Giáo án Địa lí 4 tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ (tt)

ĐỊA LÍ :

Tiết 15 :HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động làng nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB.

 - Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình tạo nên sản phẩm gốm.

 - Đọc sách, quan sát tranh ảnh để tìm thông tin.

 - Có ý thức tìm hiểu về vùng ĐBBB, tự hào, trân trọng sản phẩm nghề thủ công, các thành quả lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình 9,10,11,12,13 SGK. Bản đồ, lược đồ VN và ĐBBB.

 - Hình GV và HS đã sưu tầm được.

 - Bảng phụ ghi các bảng thông tin, câu hỏi, bút, giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 tiết 15: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ : 
Tiết 15 :HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động làng nghề thủ công và chợ phiên của người dân ĐBBB.
	- Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình tạo nên sản phẩm gốm.
	- Đọc sách, quan sát tranh ảnh để tìm thông tin.
	- Có ý thức tìm hiểu về vùng ĐBBB, tự hào, trân trọng sản phẩm nghề thủ công, các thành quả lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình 9,10,11,12,13 SGK. Bản đồ, lược đồ VN và ĐBBB.
	- Hình GV và HS đã sưu tầm được.
	- Bảng phụ ghi các bảng thông tin, câu hỏi, bút, giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng ĐBBB ?
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhờ điều kiện gì mà ĐBBB sản xuất được nhiều lúa gạo ?
* GV nhận xét, cho điểm.
B. BÀI MỚI 
* Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : ĐBBB - Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Treo hình 9 và một số tranh ảnh sưu tầm được và giới thiệu : Người dân ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống khác nhau như làm đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm khảm trai, chạm bạc, dệt chiếu cói.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS quan sát tranh và cho biết thế nào là nghề thủ công ?
- Nghề thủ công là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
- GV : Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện từ rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.
Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, mỗi làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công.
- Lắng nghe.
- Dựa vào SGK và hiểu biết HS kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng đó.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Mỗi HS kể tên một làng nghề kèm theo sản phẩm. Các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- GV chốt : ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Chuyển ý : Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về một trong số các nghề thủ công đó là nghề làm gốm sứ.
* Hoạt động 2 : Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm ?
... từ đất sét đặc biệt (sét cao lanh).
... có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm gốm.
- Treo lên bảng các hình về sản xuất gốm như SGK. Yêu cầu HS nêu tên các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- HS trao đổi, nêu tên các công đoạn.
1. Nhào đất và tạo dáng cho gốm.
2. Phơi gốm.
3. Vẽ hoa văn cho gốm.
4. Tráng men.
5. Nung gốm.
6. Các sản phẩm gốm.
- Em có nhận xét gì về nghề gốm ?
- Làm nghề gốm rất vất vả vì để tạo ra một sản phẩm gốm phải tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất định.
- Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ?
- Nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung.
- Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm, cũng như các sản phẩm thủ công ?
- Phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm.
* Hoạt động 3 : Chợ phiên ở ĐBBB.
- Ở ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập nhất ở đâu ?
- Ở các chợ phiên.
- GV treo hình. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình và trả lời các câu hỏi : Chợ phiên có đặc điểm gì ?
- HS quan sát, thảo luận và trả lời.
1. Về cách bày bán hàng ở chợ phiên ?
- Cách bày bán hàng ở chợ phiên : bày dưới đất, không cần sạp hàng cao, to.
2. Về hàng hóa bán ở chợ ? Nguồn gốc hàng hóa ?
- Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, trứng, cá ...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
3. Về người đi chợ để mua và bán hàng ?
- Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó.
- GV chốt : 
+ Chợ phiên là dịp người dân trao đổi hàng hóa.
+ Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm ở địa phương do chính người dân làm ra và các sản phẩm khác phục vụ người dân địa phương.
+ Người bán và người mua chủ yếu là người dân địa phương.
- Lắng nghe.
- GV mở rộng : 
+ Chợ phiên là dịp để người dân ĐBBB mua sắm, mang các sản phẩm do mình làm được ra bán. Nhìn các hàng hóa ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì.
+ Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến mua bán.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 4 : Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở ĐBBB.
- GV treo tranh chợ phiên và tranh nghề gốm. Yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 2 bức tranh chuẩn bị nội dung.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, chọn và chuẩn bị nội dung cho tranh.
1. Mô tả hoạt động sản xuất trong tranh ?
2. Mô tả về một chợ phiên ?
- Yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nghe, bổ sung.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- 1-2 em đọc.
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về thủ đô Hà Nội.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Thủ đô Hà Nội.

Tài liệu đính kèm:

  • docdiali15.doc