Giáo án Địa lí Khối 4 - Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

Giáo án Địa lí Khối 4 - Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :

 - Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất badan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.

 - Rèn luyện kĩ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê

 - Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.

 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Khối 4 - Tiết 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
TÂY NGUYÊN
	Tuần 8
	Tiết 8
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng :
	- Biết và trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên : trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất badan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
	- Rèn luyện kĩ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê 
	- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ :
- GV đưa ra các ô chữ kèm theo các câu hỏi gợi ý. HS điền vào ô chữ.
+ Tây Nguyên là nơi sinh sống của 
+ Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều sinh hoạt tập thể 
+ Khố, váy là  đặc trưng của người Tây Nguyên.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI :
* Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất badan.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lí do.
- HS lên bảng vừa chỉ trên lược đồ, vừa trình bày.
Những cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là cao su, cà phê, hồ tiêu, chè  Đó là những cây công nghiệp lâu năm, rất phù hợp với vùng đất đỏ badan, tơi xốp, phì nhiêu.
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi. Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
1. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên ? Ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nổi tiếng ?
- Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là cây cà phê với diện tích 494.200ha. Trong đó nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột.
2. Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì ?
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao, thông qua việc xuất khẩu các hàng hóa này ra các tỉnh thành trong nước và đặc biệt với nước ngoài.
* GV kết luận : Đất đỏ badan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
- 1-2 HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
- Yêu cầu quan sát lược đồ cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi. Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
1. Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên ?
- Các vật nuôi ở Tây Nguyên : bò, trâu, voi.
2. Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn ? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển ?
- Vật nuôi có số lượng nhiều hơn là bò. Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
3. Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng ? Để làm gì ?
- Ngoài trâu, bò Tây Nguyên còn có nuôi voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch
- Yêu cầu HS sơ đồ hóa kiến thức được học.
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Trồng cây công nghiệp lâu năm cà phê, hồ tiêu trên đất badan.
Chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò trên các đồng cỏ.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_khoi_4_tiet_8_hoat_dong_san_xuat_cua_nguoi_da.doc