Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Bài: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ

A.MỤC TIÊU:

- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định.

- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.

 HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ

B.CHUẨN BỊ:

- Một số loại bản đồ, thế giới, châu lục, VN.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 64 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày dạy: / /2022 
Bài: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
A.MỤC TIÊU: 
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định. 
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. 
HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ 
B.CHUẨN BỊ: 
- Một số loại bản đồ, thế giới, châu lục, VN.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra 
- Đồ dùng sách vở
III / Bài mới 
1/ Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
a / Bản đồ: 
 Hoạt động 1: Làm viêc cả lớp 
 Bước 1: 
- GV treo các loại bản đồ lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ trên bảng 
- Nêu phạm vi lảnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
Bước 2: 
- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất
 định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1: Quan sát hình 1, 2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng tranh
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi sau 
+ Ngày nay muốn vẽ được bản đồ người ta thường làm như thế nào?
+ Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Đia lí tự nhiên trên tường?
Bước 2: 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
b / Một số yếu tố của bản đồ
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát bản đồ thảo luận gợi ý sau: 
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
- Trên bản đồ người ta quy định như thế nào?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? 
- Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
Bước 2: 
- GV nhận xét kết luận. 
 IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Bản đồ là gì? Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau
- Hát vui
- HS nhắc lại 
- HS quan sát.
- 1 – 2 em đọc nội dung bản đồ 
- Bản đồ thế giới: thể hiện toàn bộ bề mặt 
trái đất.
- Bản đồ châu lục: thể hiện một bộ phận của trái đất và các châu lục.
- Bản đồ VN: thể hiện nước VN 
- Một vài HS nhắc lại.
- 1- 2 em chỉ.
- Người ta thường dùng ảnh chụp nghiên cứu lại vị trí đối tượng cần thể hiện tính toán và các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ.
- Vì hai bảng đồ này vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ khác nhau. (HS khá, giỏi)
- HS thảo luận trả lời câu hỏi 
- Cho biết khu vực thông tin thể hiện 
- Phía trên Bắc, dưới Nam, phải đông, trái Tây
- (HS khá, giỏi).
- Bản đồ nhỏ hơn kích thước thực bao nhiêu.
- Thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung 
- Một vài HS nhắc lại
.
Tuần 2
Tiết 2
Ngày dạy: / /2022 
Bài: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
A.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đạc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
 + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. 
 + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. 
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận
 xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7
* HS kh giỏi: 
+ Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Tranh ảnh về dãy núi HLS và đỉnh núi Phan-xi-phăng 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ
- Trên bản đồ người ta quy định như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm 
III / Bài mới 
1/ Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
a / HLS - dãy núi cao và đồ sộ nhất VN
 Hoạt động 1: làm viêc cá nhân 
- GV chỉ vị trí dãy núi HLS trên bản đồ treo tường (bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam) 
Bước 1: 
- HS dựa vào hình 1 và mục 1 SGK trả lời câu hỏi sau: 
- Kể tên những dãy núi ở phía Bắc nước ta, dãy núi nào dài nhất? 
- Dãy HLS nằm phía nào cảu sông Hồng và sông Đà? 
- Dãy HLS dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km? 
- Đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy HLS như thế nào? 
Bước 2: 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bước 1: 
- Làm việc trong nhóm theo các câu hỏi sau
+ Chỉ đỉnh Phan - xi – păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó? 
+ Tại sao đỉnh Phan – xi - păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc?
+ Quan sát hình 2 tả về đỉnh núi Phan - xi - păng? 
Bước 2: 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
b / Khí hậu lạnh quanh năm 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
Bước 1: Đọc thầm mục 2 SGK
- Cho biết khí hậu ở những nơi cao của HLS như thế nào? 
- Chỉ vị trí của Sa Pa trên hình 1 
- Dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận xét về 
nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7?
- Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc? 
Bước 2: 
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
- GV chốt nội dung bài như SGK
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Nêu một số đặc điểm về địa hình khí hậu ở HLS? 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau.
- Hát vui
- 2 – 3 HS trả lời 
- HS nhắc lại 
- HS tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1 SGK 
- (HS khá, giỏi) - Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm; Ngân Sơn; Bắc Sơn; Đông Triều 
- Nằm giữa Hồng và sông Đà 
- Chạy dài 180 km, rộng gần 30 km;
- Có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- HS trình bày kết trước lớp 
- HS thảo luận nhóm
- Cao 3143 m 
- Vì nó là đỉnh núi cao nhất nước ta. 
- (HS khá, giỏi) - Đỉnh nhọn quanh năm có mây mù che phủ. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp 
- Các nhòm khác sửa chữa bổ sung.
- HS đọc
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. 
- 2 - 3 HS lên chỉ 
- (HS khá, giỏi) – Tháng 1 nhiệt độ xuống thấp có khí hậu lạnh, tháng 7 khí hậu mát mẽ. 
- Có khí hậu mát mẽ, phong cảnh đẹp thu hút khánh du lịch. 
- HS nêu
Tuần 3
Tiết 3
Ngày dạy: / /2022 
Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
A.MỤC TIÊU: 
 - Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao 
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn vá trang phục cua một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: 
 + Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở .
 + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa
 * HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ địa lí VN 
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ
- Bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét ghi điểm cho từng hS. 
III / Bài mới 
1/ Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
1 / HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Hoạt động 1: Làm viêc cá nhân 
 Bước 1: Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời: 
- Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
- Kể tên các dân tộc ít người ở HLS?
- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao?
- Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? 
Bước 2: 
- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
kết luận 
2 / Bản làng với nhà sàn 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
 Bước 1 
- Bản làng thường nằm ở đâu?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn?
- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước?
Bước 2: 
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
3 / Chợ phiên, lễ hội, trang phục 
Hoạt động 3: làm việc cả lớp 
Bước 1 
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ?
- Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này?
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS?
- Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4, 5 và 6 
Bước 2: 
-GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học. 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt, trang phục, lể hội của một số dân 
tộc ở HLS.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau.
- Hát
-HS trả lời
-2 HS nhắc lại 
- Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng.
- Thái, Mông, Dao 
 - Thái – Dao –Mông.
- Người dân thường đi bộ, đi ngựa 
- HS trả lời từng câu hỏi trước lớp 
 HS dựa vào mục 2 SGk và tranh ảnh trả lời: 
- Ở sườn núi hoặc thung lũng.
- Có ít nhà 
- (HS khá giỏi) - Để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- (HS khá, giỏi) - Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- HS dựa vào mục 3 tranh, ảnh về chợ phiên 
trả lời: 
- (HS khá, giỏi) - Mua bán, trao đổi hàng hoá
- Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ 
- (HS khá, giỏi) - Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được
- Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng 
- Được tổ chức vào mùa xuân, thi hát, múa sạp, múa còn 
- (HS khá, giỏi) Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thiêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ.
- HS trình bày
Tuần 4
Tiết 4 
Ngày dạy: / /2022 
Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
A.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở HLS
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trống rau và cây ăn quả. trên nương rẫy, ruộng bậc thang. 
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc 
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa . 
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. 
- Nhận biết những khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 * HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: do địa hình dốc, người dân phải sẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khóang sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ tự nhiên VN 
- Tranh ảnh về dãy núi HLS.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các đặc điểm về dân cư, sinh hoạt của các dân tộc ở HLS? 
- GV nhận xét ghi điểm 
III/ Bài mới 
1 Giới thiệu bài 
 ... g đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đi đến Đà Nẵng? 
+ Đà Nẵng có những cảng gì?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?
- GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
Hoạt động 2: làm việc cả lớp 
+ Dựa vào bảng em hãy kể tên một số hàng hóa dược đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi nơi khác bằng tàu biển? 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
- Em hãy cho biết nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch nhất?
- Vì sao nơi dây thu hút nhiều khách du lịch? 
Bài học SGK
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
- Hát
-2 -3 HS trả lời 
- Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
- (HS khá, giỏi) 
- Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
- (HS khá, giỏi) 
- Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
- Hàng đưa đến: Otô, máy móc, thiết bị, may mặc 
- Hàng đưa đi: vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, quần áo, haải sản 
- Có nhiều hài sản, bãi biển đẹp núi non, có bảo tàng chăm .
Vài HS đọc
- HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
........................................................................................................................................
Tuần 31
 Thứngàytháng.năm
Bài: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO
A.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. 
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quàn đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo. 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: 
 + Khai thác khoàng sản: dầu khí, cắt trắng, muối. 
 + Đánh bắt va nuôi trống hải sản. 
HS khá giỏi: 
 + Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
 + Biết vai trò của biển đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quý, điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. 
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt Nam.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch của nước ta?
- GV nhận xét ghi điểm 
III / Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân theo từng cặp 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi ở mục 1.
- Biển nước ta có diện tích là bao nhiêu?
- Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
- Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên bản đồ tự nhiên Việt Nam
- GV mô tả, cho HS xem tranh ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của biển Đông đối với nước ta.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- GV chỉ các đảo, quần đảo.
- Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
- Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
- Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
Hoạt động 3: 
- Nêu đặc điểm của các đảo ở vịnh Bắc Bộ? Các đảo ở đây được tạo thành do nguyên nhân nào?
- Các đảo, quần đảo ở miền Trung & biển phía Nam có đặc điểm gì?
- Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
- GV cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế & hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bài học SGK
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài: Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông.
- GV nhận xét tiết học
- Hát
-2 -3 HS trả lời 
- HS quan sát hình 1, trả lời các câu hỏi của mục 1
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
- (HS khá, giỏi) 
- (HS khá, giỏi) 
- HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vùng biển của nước ta, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK & vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi.
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận tar lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt Nam & nêu đặc điểm, giá trị kinh tế của các đảo, quần đảo.
Vài HS đọc
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
........................................................................................................................................
Tuần 32
Thứngàytháng.năm
Bài: KHAI THÁC DẦU KHÍ VÀ HẢI Ở BIỂN ĐÔNG
A.MỤC TIÊU: 
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển, ) 
 + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cắt trắng, muối. 
 + Đánh bắt và nuôi trồng ha sản. 
 + Phát triển du lịch, 
- Chỉ vị trí bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sải của nước ta. 
HS khá giỏi: 
 + Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản. 
 + Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. 
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ tự nhiênVN
- Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp VN
- Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta?
- Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta?
- GV nhận xét ghi điểm 
III / Bài mới: 
Hoạt động 1: 
- GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
- GV: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của nước ta, nước ta đã & đang khai thác dầu khí ở biển Đông để phục vụ trong nước & xuất khẩu.
- Mô tả quá trình thăm dò, khai thác dầu khí?
- Quan sát hình 1 & các hình ở mục 1, trả lời câu hỏi của mục này trong SGK?
- Kể tên các sản phẩm của dầu khí được sử dụng hàng ngày mà các em biết?
- GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc & chế biến dầu.
Hoạt động 2: 
- Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
- Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
- Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK
- Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
- GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
Bài học SGK
IV/. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài: Ôn tập
- GV nhận xét tiết học
- Hát
-2 -3 HS trả lời 
- HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển.
-
 HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời.
- HS nêu
- HS lên bảng chỉ bản đồ nơi đang khai thác dầu khí ở nước ta.
- HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Vài HS đọc
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
........................................................................................................................................
Tuần 33 – 34 
 Thứngàytháng.năm
Bài: ÔN TẬP
A.MỤC TIÊU: 
- Chỉ được trên bản đồ Đại lí tự nhiên Việt Nam: 
 + Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng,, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, và các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên
 + Một số thánh phố lớn.
 + Biển Đông các đảo và quần đảo chính . 
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng 
- Hệ thống tên một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải niềm Trung; Tây Nguyên. 
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, caonguyên, đống bằng, biển đảo. 
B.CHUẨN BỊ 
- Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
- Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
- Phiếu học tập 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định: 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Khai thác dầu khí & hải sản ở biển Đông.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta rất nhiều hải sản?
- Chỉ trên bản đồ nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta?
- GV nhận xét ghi điểm 
III / Bài mới: 
Hoạt động 1: 
- GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập
Hoạt động 2: 
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau: 
Tên thành phố 
Đăc điểm tiêu biểu 
1. Hà Nội 
2. Hải Phòng 
3. Huế 
4 . Đà Nẵng 
5. Đà Lạt 
6. Tp Hồ Chí Minh 
7. Cần Thơ 
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Tiết 2
Hoạt động 3: 
- Làm việc cá nhân, 
* Đáp án đúng câu 4 là: 1: ý d; 2: ý b; 3: ý b; 4: ý b 
- GV sửa chữa giúp
 Hoạt động 4: 
- HS làm việc nhóm đôi 
* Đáp án đúng câu 5 là: 
 + 1 ghép b 
+ 2 ghép c
+ 3 ghép a
+ 4 ghép d
+ 5 ghép e
+ 6 ghép đ
- GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt có nhiều đóng góp cho bài học. 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Chuẩn bị bài kiểm tra HKII 
- GV nhận xét tiết học
- Hát
-2 -3 HS tra lời 
- HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.
- HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố)
- HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
- HS đọc câu hỏi 3, 4 trong SGK 
- HS làm câu hỏi 3, 4 trong SGK
- HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
- HS đọc câu hỏi trong SGK 
- HS làm câu hỏi 5 trong SGK
- HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
A
B
1. Tây Nguyên 
2. ĐB Bắc Bộ 
3 . ĐB Nam Bộ 
4. ĐB duyên hải NT 
5. Hoàng Liên Sơn 
6. Trung Du Bắc Bộ 
a) Sản xuất nhiều 
b) Nhiều dất đỏ ..
c) Vựa lúa, lớn thứ...
d) Nghề đánh cá .
đ) Trồng rừng để 
e) Trồng lúa nước ..
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.doc