Giáo án Địa lý Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 Học xong bài này, HS biết

 Định nghĩa đơn giản về bản đồ

 Một số yếu tố của bản đồ : tên địa phương, tỉ lệ ,kí hiệu bản đồ

II. Đồ dùng dạy-học:

 Một số loại bản đồ : Thế giới, châu lục Việt Nam

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 36 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 1	MỞ ĐẦU 
	 	Môn Lịch sử và địa lí
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
 + Vị trí, địa lí, hình dáng của đất nước ta
	+ Vị trí hình dáng của đất nước ta 
	+ Trên đất nước ta có rất nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, một tổ quốc 
+ Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí
II. Đồ dùng dạy-học:
	+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
	+ Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
Lặp lại
Hoạt động 1
Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước
+ Yêu cầu HS đọc SGK từ “Nước Việt Nam.đảo và quần đảo” và trả lời câu hỏi 
Ø Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
Ä GV chốt lại các ý 
+ HS đọc và trả lời các câu hỏi của GV nêu 
Ø Nước Việt Nam bao gồm các phần đất liền đảo và quần đảo, vùng biển va øvùng trời bao trùm lên các bộ phận đó 
Ø Phần đất liền nước ta có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào,và Nam là vùng biển rộng lớn
Ø Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển đông .Trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo 
Hoạt động 2
Các dân tộc sinh sống trên đất nước và nét văn hóa 
+ Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng HS kết hợp đọc SGK từ “Trên đất nước Việt Nam .một truyền thống Việt Nam”
+ Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó 
Ä Kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng một tổ quốc một lịch sử Việt Nam
+ Chia nhóm, làm việc theo nhóm và trình bày trước lớp
Hoạt động 3
Ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước 
 + Nêu câu hỏi: Để tổ quốùc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ. Em nào có thể kể được một sự kiện cách mạng đó
+ GV chốt ý 
+ HS lần lượt phát biểu 
Ø Khoảng 700 năm TCN nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời : Tên nước là Văn Lang, vua trị vì là Hùng Vương 
Ø Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 
 Ø Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( năm 938)
Hoạt động 4
Hướng dẫn cách học 
+ HS cầøn quan sát sự vật hiện tượng 
+ Thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử địa lý
+ Mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời
+ Nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình 
+ GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ (2HS)
4.Củng cố – dặn dò
 + Nhận xét tiết học
+ Dặn dò bài sau: Làm quen với bản đồ
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
Tiết 1	(địa lí ) 	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
	 Bài 2 :	LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
+ Định nghĩa đơn giản về bản đồ
+ Một số yếu tố của bản đồ : tên địa phương, tỉ lệ ,kí hiệu bản đồ
II. Đồ dùng dạy-học:
	+ Một số loại bản đồ : Thế giới, châu lục Việt Nam
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
Trả lời 2 câu hỏi của bài 1(SGK)
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
a) Bản đồ
Hoạt động 1
Định nghĩa đơn giản về bản đồ 
+ Treo các loại bản dồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ: thế giới, châu lục, Việt Nam
 Ø Em hãy đọc tên các bản đồ
Ø Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
Ä GV kết luận : bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo tỉ lệ nhất định
+ Quan sát và trả lời 
Ø HS đọc trên từng bản đồ
Ø Nêu phạm vi một số lãnh thổ theo câu hỏi của giáo viên
Hoạt động 2
Tỉ lệ bản đồ 
+ Yêu cầu HS quánát H1 và H2 chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình 
+ Yêu cầu HS đọc SGK từ “ ngày nay..trên bản đồ “ trả lời câu hỏi 
 Ø Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm thế nào ?
Ø Tại sao cũng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 tronh SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam 
+ Quan sát và chỉ từng hình
Ø Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, nghiên cứu vị trí tính toán các khoảng cách vẽ thu nhỏ theo tỉ lệ
Ø Nhỏ hơn bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và được vẽ thu nhỏ hơn
b) Một số yếu tố của bản đồ 
Hoạt động 3
Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
+ Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bản, thảo luận và trả lời câu hỏi 
Ø Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Ø Hoàn thiện bảng sau:
+ Chia nhóm và thảo luận, trả lời câu hỏi 
Ø . Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ
Tên bản đồ
Phạm vi thể hiện (khu vực)
Thông tin chủ yếu
Ø Tên bản đồ người ta thường quy định các hướng B,N,Đ,T như thế nào
Ø Chỉ các hướng B,N,Đ,T trên bản đồ địa lí TNVN
Ø Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì ?
Ø Đọc tỉ lệ bản đồ ở H2 và cho biết 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực tế ?
Ø Bảng chú giải ở H 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì ?
Ä Kết luận : Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ 
+ HS dựa vào các bảng đồ trên bảng để hoàn thiện bảng 
Ø .phía trên là hướng B, dưới là hướng N bên phải là hướng Đ, bên trái là hướngT
Ø . Khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực của nó bao nhiêu lần
Ø 1 cm ứng với 2000 cm = 200 m trên thực tế
Ø HS kể ra. Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ 
Ø Các nhóm trình bày kết quả
Ø các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện
Hoạt động 3
Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
+ Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải H3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí : đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, TP, mỏ, khoáng sản 
+ Quan sát và thực hành vẽ kí hiệu 
+ 2 HS thi đố cùng nhau( 1 HS vẽ kí hiệu, 1HS nói kí hiệu thể hiện gì)
4.Củng cố – dặn dò
 + Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bản đồ
+ Kể một số yếu tố của bản đồ 
+ Bản đồ được dùng để làm gì?
+ Dặn dò chuẩn bị bài sau “Làm quen với bản đồ” ( tt)
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 2	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 2 (lịch sử ) 	LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt)
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
+ Trình tự các bước sử dụng bản đồ
+ Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước
+ Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ 
II. Đồ dùng dạy-học:
	+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, 
+ Bản đồ hành chính Việt Nam
	III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 HS trả lời câu hỏi
Trả lời 3 câu hỏi của bài 2
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 1
Cách sử dụng bản dồ 
+ Gv nêu câu hỏi cho cả lớp 
 Ø Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
Ø Dựa vào bảng chú giải ở H3 bài 2 đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí 
Ø Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng (TQ,Lào,Cam-pu-chia) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốcgia 
+ Giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
Ø khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ
Ø HS dựa vào bản đồ và bảng chú giải để đọc
Ø căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải - Các bước sử dụng bản đồ 
+ Các bước sử dụng bản đồ :
Ø Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì
Ø Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí 
Ø Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu 
Hoạt động 2
Thực hành theo nhóm 
+ Yêu cầu các nhóm lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK và báo cáo kết quả 
+ Chia nhóm và làm bài tập a,b
Ø Bài tập a: Chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ 
 Hoàn thành bảng sau vào vở
Đối tượng lịch sử 
Kí hiệu thể hiện
Quân ta mai phục 
Quân ta tấn công
Địch tháo chạy
+ Treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng yêu cầu 
Ø Đọc trên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
Ø Chỉ vị trí của thủ đô mình đang sinh sống trên bản đồ 
Ø Nêu tên những tỉnh, giáp với TP của mình
b) –Đọc tỉ lệ :1:9000000
-Hoàn thành bảng
Đối tượng địa lí 
Kí hiệu thể hiện
Đường biên giới q.gia 
 sông
Thủ đô
Ø Chỉ đườngbiên giới quốc gia trên bản đồ 
Ø Các nước láng giềng của VN,TQ,Lào, Cam Phu Chia
Ø Vùng biển nước ta là phần của biên đông
Ø Quần đảo của Việt Nam : Hoàng Sa, Trường Sa
Ø đảo : Phú quốc, Cát Bà
Ø Sông chính: Sông Hồng, Sông Thái Bình, Sông Tiền, Sông Hậu
Ø 1 HS đọc tên và lên bảng chỉ 
Ø F HS lên bảng chỉ 
Ø 1 HS nêu
4.Củng cố – dặn dò
 + Nhận xét tiết học
+ Dặn dò chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 2:	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
THIÊN NHIÊN VÀHOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI
Ở MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU
Tiết 1: 	BÀI 1: DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN 
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí TNV ... ù hai của cả nước
+ Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi 
 Ø Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúc lớn thứ hai của đất nước?
Ø Nêu thứ tự các công việc cần làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lú gạo của người nông dân?
+ GV nhận xét – chốt lại
+ Làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi 
Ø Đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nướcdồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước
Ø Làm việc cặp đôi
Ø Làm đất-gieo mạ-nhổ mạ- cấy lúa- chăm sóc lúa – gặt lúa-tuốt lúa- phơi lúa
Ø Việc trồng lúa vất vả nhiều công đoạn
Ø HS báo cáo kết quả
Ø Lớp nhận xét 
Hoạt động 2
Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ 
+ Yêu cầu HS đưa tranh ảnh đã sưu tầm được giới thịêu về vật nuôi ,cây trồng ở ĐBBB
+ Hỏi : kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB GV ghi lên bảng
+ Chốt lại và giải thích nơi đây nuôi nhiều lợn gà, vịt do có sẵn nguồn thức ăn và lúa gạovà các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai
+ HS đưa tranh ảnh giới thiệu với bạn bên cạnh
Cây trồng 
Vật nuôi
Ngô, khoai
Trâu, bò,lợn(gia súc)
Lạc, đỗ
Vịt, gà ( gia cầm
Cât ăn quả
Nuôi, đánh bắt cá
Hoạt động 3
Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
+ Yêu cầu HS dựa vào SGK, thảo luận ( quan sát sơ lược)
 Ø Mùa đông của đồng bằng Băc Bộ dài bao nhiêu tháng
 Ø Khi đó nhiệt độ như thế nào?
Ø Nhiệt dộ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Ø Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ 
 + GV : khí hậu có gió mùa Đông lạnh giáp vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây, tuy nhiên nhiều khi trời quá rét lại ảnh hưởng xấu tới cây trồng, vật nuôi. Do đó người dân phải có những biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi
+ Yêu cầu HS kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi
+ HS chia nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
Ø .dài 3 tháng (12.1,2)
Ø Nhiệt độ giảm nhanh, hạ thấp khi cógió mùa Đông Bắc tràn về
Ø Thuận lợi trồng thêm cây vụ đông ( ngô, khoai tây, su hào, bắp )
Ø Khó khăn : nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết 
Ø .. xà lách, bắp cải, súp lơ, cà rốt
+ HS nêu các cách bảo vệ như
 Ø Phủ kín ruộng mạ
Ø Sưởi ấm cho gia cầm 
Ø Làm chuồng nuôi vững chắc, kín gió
4.Củng cố – dặn dò
 + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
+ Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề
+ GV kết thúc bài 
+ 1,2 HS đọc lại 
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 15:	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 15: 	BÀI 14: 
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
+ Trình bày môt số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
+ Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm 
+ Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên ,dân cư với hoạt động sản xuất 
+ Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân
II. Đồ dùng dạy-học:
+ Tranh, ảnh về các nghề thủ công, chự phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 HS trả lời câu hỏi
3 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 13
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 1
Vựa lúa thứ hai của cả nước
+ Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận 
 Ø Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
Ø Khi nào một làng trở thành làng nghề?
Ø Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
+ Yêu cầu HS trình bày 
+ GV nói về một số làng nghề và sảnphẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ
 + GV chuyển ý sang hoạt động 2
+ Các nhóm thảo luận
Ø Có rất nhiều nghề thủ công truyền thống đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước 
Ø Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo thành các làng nghề, mỗi làng nghề thường chuyên làm 1loại hàng thủ công 
Ø Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân 
 Ø Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Hoạt động 2
Các công đoạn tạo ra sản phẩm gồm 
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
 Ø Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì?
 Ø ĐBBB có điều kiện gì? thuận lợi để phát triển nghề gốm 
+ Yêu cầu HS quan sát các hình về sản xuất gốm BảtTàng và nêu trình tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm
+ cá nhân trả lời 
Ø đất sét đặc biệt ( sét cao lanh)
Ø  có đất phù sa màu mở đồnthời có nhiều lớp đất sét thích hợp để làm gốm 
Ø HS quan sát và trình bày 
 [ Nhào luyện đất – tạo dáng – phơi – vẽ hoa- tráng men- đưa vào lò nung- lấy sản phẩm từ lò nung ra 
Hoạt động 3
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ 
 + Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận và trả lời câu hỏi 
Ø Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Ø Mô tả về chợ theo tranh ảnh 
+ Yêu cầu HS trình bày 
+ GV chốt ý nói lại đặc điểm của chợ phiên
+ Các nhóm thảo luận
Ø . Bày dưới đất, không cần sạp hàng cao to, Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phươngvà một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân. Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó 
Ø HS mô tả 
Ø HS các nhóm lần lượt trình bày
4.Củng cố – dặn dò
 + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
+ Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về thủ đô Hà Nội
+ 2 HS đọc 
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 16:	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 16: 	BÀI 15: 
THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
 + Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
+ Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ là trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học
+ Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội
II. Đồ dùng dạy-học:
+ Các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam 
+ Bản đồ Hà Nội 
+ Tranh, ảnh về Hà Nội
II.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 14
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 1
Hà Nội- thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ 
+ GV giới thiệu Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc 
GV treo bản đồ Việt Nam ,lược đồ Hà Nội. Yêu cầu HS quan sát ở các hình trả lời câu hỏi 
Ø Chỉ vị trí của thủ đô HàNội 
Ø Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào?
Ø Cho biết từ TP em ở có thể đến Hà Nội bằng những phươngtiện giao thông nào? 
+ GV chốt ý 
+ HS quan sát và trả lời cá nhân 
Ø 1 HS lên bảng chỉ 
Ø Thái Nguyên BắcGiang ,BắcNinh, Hà Tây, Vĩnh Phúc
Ø đường ô tô, đường sông ,đường sắt, đường hàng không
+ HS lắng nghe GV
Hoạt động 2
Hà Nội – thành phố cổ đang phát triển 
+ Yêu cầu HS dựa vào và vốn hiểu biết của bản thân mình, tranh ảnh SG K thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
 Ø Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Ø Khu phố có đặc điểm gì?
Ø Kể tên những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của Hà Nội?
+ GV chốt lại – giảng thêm :Hà Nội từng có các tên:Đại La,Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, .năm 1010 có tên là Thăng Long 
+ GV dựa vào bản đồ Hà Nội giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ khu phố mới
+ Các HS theo dõi thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi 
Ø  Thăng Long 
Ø ở tuổi 1000
Ø Tên phố gắn với những hoạt động sản xuất trước đây ở phố đó.Nhà thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính.Đường phố nhỏ chật hẹp, yên tĩnh 
Ø Tên phố thường được lấy tên các danh nhân .Nhà cao tầng kiến trúc hiện đại .Đường phố to, rộng, nhiều xe cộ đi lại
Ø Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Láng..
Hoạt động 3
Hà Nội- Trung tâm chính trị, văn hóa ,khoa học và kinh tế lớn của cả nước 
+ Yêu cầu HS dựa vào SGK tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân mình, thảo luận 
Ø Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là 
 [ Trung tâm chính trị 
[ Trung tâm kinh tế lớn
[ Trung tâm văn hóa –khoa học
Ø Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng ở Hà Nội
 + GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
+ Các nhóm tiếp tục thảo luận và nêu dẫn chứng 
 [ Hà Nội là nơi làmviệc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước 
[ Hà Nội có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện 
[ Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu ,trường đại học, viện bảo tàng
+ ..ĐH quốcgia HàNội, ĐH sư phạm Hà Nội, viện toán học, bảo tàng quân đội.
+ Các nhóm trao đổi trước lớp 
4.Củng cố – dặn dò
 + Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
+ Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh tư liệu tìm hiểu về TP Hải Phòng
+ Gv kết thúc bài 
+ 2 HS đọc 
Rút kinh nghiệm:
.
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 17:	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 17: 	 
ÔN TẬP ĐỊA LÍ
TUẦN 18:	Ngày dạy, Thứngày .tháng.năm 200..
Tiết 18: 	 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỊA LÍ 
(CUỐI HỌC KÌ 1)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_hoc_ky_i_ban_chuan_kien_thuc.doc