Giáo án Địa lý Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga (Bản đẹp)

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga (Bản đẹp)

Đính các loại bản đồ trên bảng.

- Đọc tên các bản đồ treo ở bảng.

- Nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên mỗi bản đồ.

- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Quan sát hình 1, 2, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.

- Đọc SGK, trả lời câu hỏi:

Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ?

- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.

HSG: Em hiểu tỉ lệ vẽ trên bản đồ so với thực tế là thế nào ?

 

doc 47 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1388Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 03/09/2009.
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
	HS biết:
	- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vưc hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
	- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Một số loại bản đồ : thế giới, châu lục, Việt Nam,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	Hai em lần lượt trả lời 2 câu hỏi ở SGK/4.
	2. Bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
BẢN ĐỒ
- Đính các loại bản đồ trên bảng.
- Đọc tên các bản đồ treo ở bảng.
- Nêu phạm vi lãnh thổ thể hiện trên mỗi bản đồ.
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Quan sát hình 1, 2, rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
- Đọc SGK, trả lời câu hỏi:
Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào ?
- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
HSG: Em hiểu tỉ lệ vẽ trên bản đồ so với thực tế là thế nào ?
- HS trả lời không được - Giải thích.
- HS yếu.
- HS giỏi.
- TB, yếu nhắc lại.
- 2 HS nhắc lại.
- Giỏi-khá, TB-yếu nhắc lại.
- Thảo luận bạn bên cạnh rồi trả lời.
- HS khá-giỏi trả lời.
- ... có thể nắm nắm.
Hoạt động 2
MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA BẢN ĐỒ
- Đọc SGK, quan sát bản đồ và thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập3 VBT/2. Cử bạn yếu trình bày, bạn khá-giỏi bổ sung.
- Cố vấn giúp HS hoàn chỉnh bài làm. 
- Nhận biết một số kí hiệu bản đồ : Đọc chú giải hình 3 có những kí hiệu nào ?
- Thảo luận, giúp đỡ bạn yếu làm được bài.
- Đại diện nhóm trình bày, bạn trong nhóm bổ sung ; các nhóm khác bổ sung nếu cần.
- 1, 2 em trả lời, HS khác chỉ vào bản đồ trong SGK.
3. 
Chọn câu trả lời dúng.
	1. Tỉ lệ bản đồ cho biết:
	A. Khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thực tế của nó bao nhiêu lần.
	B. Khu vực được thể hiện trên bản đồ lớn hơn kích thước thực tế của nó bao nhiêu lần
	C. Cách tìm phương hướng trên bản đồ.
	D. Tất cả các ý trên.
	2. Tên bản đồ cho ta biết :
	A. Tên của khu vực.
	B. Những thông tin chủ yếu của khu vực.
	C. Dự báo trước một hiện tượng sẽ xãy ra.
	D. Tên của một người.
E. A và B.
	G. Tất cả các ý trên đều đúng.
- Về nhà vẽ một số kí hiệu bản đồ.
BÀI 1 - Ngày giảng 11/09/2009
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU
	HS biết:
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: 
	+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất nước Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
	+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
	- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
	- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Bài cũ
	Hai em lần lượt trả lời câu hỏi 2, 3SGK/7.
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
HOÀNG LIÊN SƠN - DÃY NÚI CAO VÀ ĐỒ SỘ NHẤT VIỆT NAM
- Đính tranh chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
- Tìm vị trí dãy Hoàng Liên Sơn ở bản đồ SGK/70.
- Dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 SGK/70, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi ghi /70.
- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
- Lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+ Cho biết độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng.
+ Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng gọi là nóc nhà của tổ quốc ?
+ Dựa vào hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- Tuyên những em trả lời tốt.
- Quan sát.
- Chỉ tay vào bản đồ ở SGK.
- Thảo luận bạn bên cạnh rồi trả lời.
- 2 em nhắc lại.
+ ...cao 3134m.
+ ....cao nhất nước ta.
+ Một vài em mô tả.
Hoạt động 2
KHÍ HẬU Ở HOÀNG LIÊN SƠN
- Đọc SGK trả lời 2 câu hỏi mục 2. 
- Giúp HS hoàng thiện câu trả lời.
* HSG: Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc.
- Thảo luận bạn bên cạnh, giúp đỡ bạn yếu hiểu được bài.
- Phát biểu, bổ sung.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Chọn câu trả lời đúng.
	1. Dãy núi cao và đồ sộ nhất nước Việt Nam là :
	A. Hoàng Liên sơn	C. Ngân Hà
	B. Đông Triều	D. Bắc Sơn
	2. Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi nào sau đây :
	A. Trương Sơn	C. Ngân Sơn
	B. Hoàng Liên Sơn	D. Đồng Triều
	3. Đỉnh Phan-xi-păng có độ cao là :
	A. 3143m	C. 3413m
	B. 2143m	D. 1433m
Thực hiện bảng con.
- Làm các bài tập ở VBT/6, 7.
BÀI 2 – Ngày giảng 18/09/2009.
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNGLIÊN SƠN
I.
	HS biết :
	- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, ...
	- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
	- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn :
	+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
	+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
II. Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
III.
1. Bài cũ
	Trả lời 3 câu hỏi ở SGK/72 (lần lượt 3 em)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
HOÀNG LIÊN SƠN – NƠI CƯ TRÚ CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
- Đọc mục 1 và vốn hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi :
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng ?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ?
+ Xếp thứ tự các dân tộc (bảng số liệu) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao ?
+ Người dân ở những nơi cao thường đi lại bằng những phương tiên gì ? Vì sao ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Đọc SGK.
+ Phát biểu ý kiến, bổ sung đến khi hoàn chỉnh.
Hoạt động 2
BẢN LÀNG VỚI NHÀ SÀN
-Tổ chức. 
+ Bản làng thường nằm ở đâu ? Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà ?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên sơn sống ở nhà sàn ?(HS khá-giỏi)
+ Nhà sàn được làm bằng vật gì ?
+ Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây ?
- Sửa chữa và giúp các em hoàn thiện câu trả lời.
- Đọc SGK mục 2, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn, thảo luận bạn bên cạnh các câu hỏi bên.
- Một em trong nhóm trình bày, em trong nhóm bổ sung rồi đến HS khác bổ sung nếu có.
- Vài em chắc lại. (HS có địa chỉ)
Hoạt động 3
CHỢ PHIÊN, LỄ HỘI, TRANG PHỤC
- Quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK/74, trả lời các câu hỏi :
+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ? Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
+ Ngoài khai thác khoáng sản người dân còn khai thác gì ?
- Giúp HS hoàn thiện từng câu hỏi trên.
- Quan sát hình 3, đọc SGK/74.
+ Lần lượt trả lời các câu hỏi bên. (nối tiếp nhau phát biểu ý kiến)
3.
Chọn câu trả lời đúng nhất.
	1. Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn để :
	A. Tránh ẩm thấp	B. Thể hiện sự giàu có
	C. Tránh thú dữ	D. Cả A và B
	E. Tất cả các ý trên
	2. Chợ phiên là nơi :
	A. Trao đổi hàng hoá	
	B. Giao lưu, gặp gỡ, kết bạn thanh niên
	C. Cả 2 ý trên.
- Về nhà làm các bài tập ở VBT/7, 8.
BÀI 3 - Ngày giảng 25/09/2009.
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.
	Học xong bài này HS biết :
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: 
	+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, ... trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
	+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, ...
	+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tí, đồng, chì, kẽm, ...
	- Sử dụng trnh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
	- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
II.
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công.
III.
	1. Bài cũ
	- Trả lời 2 câu hỏi SGK/76 (2 em).
	2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
TRỒNG TRỌT TRÊN ĐẤT DỐC
- Dựa vào kênh chữ ở mục 1, hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
- Chốt câu trả lời đúng.
- Chỉ địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ?
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ?
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang ?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang ?
- Đọc thầm.
- Phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung nếu có.
- Một em yếu nhắc lại.
- HSG ; TB chỉ lại.
- Chú ý khắc sâu.
+ ... ở sườn núi.
+ Giúp cho việc giữ nước, chống sói mòn.
+ Trồng lúa và các cây hoa màu khác : rau, đậu, cải, ...
Hoạt động 2
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
- Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận theo cặp hai câu hỏi ở mục 2 SGK/77.
- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
- Thảo luận bạn bên cạnh, giúp bạn yếu hơn mình cùng hiểu bài.
- Phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung.
Hoạt động 3
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
- Quan sát hình 3 và đọc mục 3, trả lời:
+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.
+ Ở Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ? 
- Quan sát hình 3 mô tả quy trình sản xuất ra phân lân.
- Tại sao ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ?
Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
+ ... a-pa-tít, đồng, chì, kẽm, ...
+ ... a-pa-tít.
- HS khá-giỏi ; TB-yếu nhắc lại.
- Khoáng sản có vài trò quan trọng cho ngành công nghiệp. Để hình thành khoáng sản phải mất một thời gian dài.
- ... gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng, ... ; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn ; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
3. 
	Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1, 2 sách (Bùi Bích Ngọc) - Bảng con.
	- Về nhà xem sách học thuộc phần ghi nhớ và trả lời lại hai câu hỏi cuối bài.
	- Xem trước bài học sau Trung du Bắc Bộ.
BÀI 5 – Ngày giảng 24/09/2009.
TRUNG DU BẮC BỘ
I.
	Học xong bài này HS biết :
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
	+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
	+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
	+ Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cảnh tình trạng đất bị xầu đi.
II. 
	- Bản đồ hành chính Viết Nam.
	- Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III.
1. Bài cũ
	2 em lần lượt trả lời 2 câu hỏi cuối bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học ... bài.
TUẦN 29
Thứ năm ngày 03/04/2009.
THÀNH PHỐ HUẾ
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Xác định ví trí huế trên bản đồ Việt Nam 
Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại Phát triển 
Từ hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
II/ Đồ dung dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam 
Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
Trả lời câu hỏi 1, 2 bài học trước/144. 
 Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu.
HĐ1: Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ 
* Làm việc theo cặp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. 
+ Y/c HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế. 
+ Y/c HS xác định vị trí tỉnh (thành phố) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà cá em có thể đi đến Huế
- GV y/c từng cặp HS làm các BT trong SGK
+ Con sông hảy qua thành phố Huế là sông nào ?
+ Nêu các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
- GV hỏi tiếp:
+ Các công trình kiến trúc cổ kính có từ bao giờ? vào thời của vua nào?
* GV bổ sung thêm: 
+ Phía Tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra biển 
+ Huế là cố đô là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây hơn 200 năm
HĐ2: Huế - thành phố Du lịch 
* Làm việc cả lớp hoặc nhóm nhỏ 
- GV y/c HS trả lời câu hỏi của mục 2
+ Nêu được tên của các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương.
+ Kết hợp với ảnh, nêu tên và mô tả cho nhau nghe về địa điểm có thể đến thăm quan.
 GV mô tả để HS hiểu thêm về phong cảnh hấp dẫn khác du lịch:
+ Sông Hương chảy qua thành phố Huế, các khu vườn xum xuê cây cối che bong mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu. 
+ Nét đặt sắc về văn hoá: nhã nhạc, ca múa cung đình 
+ Làng nghề: nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn
+ Văn hoá ẩm thực: bánh, thức ăn chay được chế biến từ rau, củ, quả 
Củng cố dặn dò:
* Tổng kết: 
- Gọi HS lên chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nhắc lại vị trí này.
- Giải thích vì sao Huế trở thành thành phố du lịch?
- Dặn HS chuẩn bị tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng 
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận cặp đôi, chỉ cho nhau về thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam. 
+ 3 – 4 HS lên bảng chỉ hướng đi 
+ ... Sông Hương.
+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén 
+ Các công trình này có từ rất lâu: hơn 400 năm về trước vào thời vua nhà Nguyễn. 
- Lắng nghe
+ Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền.
+ Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính 
+ Chùa Thiên mụ: năm ngay bên sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng 
+ Cầu Trường Tiền: bắc ngang sông Hương 
+ HS các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm đến thăm quan. 
- Lắng nghe.
TUẦN 30
Thứ năm ngày 09/04/2009.
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng. 
Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II/ Đồ dung dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam. 
Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng. 
Lược đồ hình 1 bài 24. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
- Trả lời câu hỏi 1, 2 bài Thành phố Huế.
Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới
Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
HĐ1: Đà Nẵng – thành phố cảng 
* Làm việc theo nhóm nhỏ hoặc từng cặp 
- GV y/c HS quan sát lược đồ chỉ TP Đà Nẵng và mô tả vị trí của TP Đà Nẵng. 
- Y/c HS quan sát hình 1 của bài và nêu các phương tiện giao thông đến ĐN.
* Đà Nẵng là mối giao thông lớn của duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đuờng giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
HĐ2: Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
* HS làm việc theo nhóm hoặc từng cặp
- GV cho nhóm HS dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi trong SGK.
* GV nhận xét 
+ Hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp 
+ Hàng do ĐN làm ra được chở đi chủ yếu là nguyên, vật liệu do các ngành khác như: Xây dựng, chế biến thuỷ sản, hải sản 
HĐ3: Đà Nẵng - địa điểm Du lịch 
* Làm việc cá nhân 
- Y/c HS tìm trên hình 1 trả lời:
+ Cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó nằm ở đâu?
 - Y/c HS nêu được lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch.
4. Củng cố dặn dò:
- Y/c HS lên chỉ TPĐN trên bản đồ. 
- Y/c HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- Dặn HS chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam. 
- 2 em.
- Lắng nghe.
- HS quan sát lượt đồ nêu:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam của Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN, bán đảo Sơn Trà 
+ ĐN có cảng biển Tiên Sa, cảng Sông Hàn gần nhau. 
+ Tàu biển, tàu sông (đến cảng Tiên Sa, cảng sông Hàn, )
+ Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua thành phố)
+ Tàu hoả (có nhà ga xe lửa)
+ Máy bay (có sân bay)
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc được tên các mặt hang từ nới khác đưa đến ĐN và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nuớc ngoài. 
- Lắng nghe 
- Phát biểu.
- Do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi.
- Do Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại du khách, có bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến thăm quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chăm. 
TUẦN 31 – Ngày giảng 16/04/2009.
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO 
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết: Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Trình một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. 
II/ Đồ dung dạy học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
- Trả lời câu hỏi 2, 3 bài Thành phố Đà Nẵng. 
3. Bài mới
Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
HĐ1: Vùng biển Việt Nam 
* Làm việc cá nhân hoặc theo từng cặp 
- GV y/c HS quan sát hình 1 trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK. 
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
+ Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
+ Biển có vai trò ntn đối với nước ta?
HĐ2: Đảo và quần đảo
* HS làm việc cả lớp 
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên biển Đông và y/c trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
- Giúp đỡ HS hoàn chỉnh câu trả lời.
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
* Làm việc theo nhóm 
- Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo các câu hỏi : 
+ Chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ viết Nam và nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo.
+ Các đảo, quần đảo nước ta có giá trị gì?
- Giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời.
* Kết luận: Không chỉ có vùng biển nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hợp lí về nguồn tài nguyên vô giá này. 
4. Củng cố dặn dò:
- Xem trước bài Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam.
- Lần lượt 2 em trả lời.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình 1 trả lời câu hỏi ở mục 1.
+ Bờ biển dài, có nhiều đảo, quần đảo...
+ ... là kho muối vô tận ; có nhiều khoáng sản, hải sản quý ; điều hoà khí hậu ; bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
+ Phát biểu, bổ sung.
+ Vùng biển phía Nam nước ta.
- 1 – 2 HS nhắc khái niệm 
- Tiến hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện 3 nhóm lên trính bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1-2 HS trình bày lại các nội dung chính của bài học. 
TUẦN 32
Thứ năm ngày 23/04/2009.
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN 
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí ; nước ta đạng khai thác dầu khí ở thềm lục dịa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển 
Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta 
Chỉ trên bảng đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta 
Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản vàg ô nhiễm lmôi truờng biển 
Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan nghỉ mát ở vùng biển 
II/ Đồ dung dạy học:
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
Trả lời 2 câu hỏi cuối bài Biển, đảo và quần đảo.
Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
- Hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dung ntn?
HĐ1: Khai thác khoáng sản 
* Làm việc theo từng cặp 
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bảng đồ vị trí nơi đang khai thác khoáng sản đó.
HĐ2: Đánh bắt nuôi trồng hải sản 
* HS làm việc theo nhóm 
- HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nuớc ta có rất nhiều hải sản 
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra ntn? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
+ HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường ?
3. Củng cố dặn dò:
- Khoáng sản nào được khai thác ở biển nước ta.
dầu, khí, than, cát trắng, sắt, muối.
- Nguyên nhân dẫn tới sự cạn kiệt nguồn hải sản ven biển là :
a. Đánh bắt quanh năm.
b. Đánh bắt theo mùa.
c. Đánh bắt bừa bãi.
d. Cả a, b, c.
- 2 em lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi bên.
+ HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở Việt Nam. 
- Thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản. 
+ Cá, tôm, cua 
+ Đánh bắt bằng mìn, điện ; vứt rác thải xuống biển ; làm tran dầu khi trên biển.
- Bảng con.
TUẦN 33
Thứ năm ngày 30/04/2009.
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án địa 4- 2009-2010.doc