Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 14+15

Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 14+15

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)

I. MỤC TIÊU:

- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,

- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.

- (HSG):

 + Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.

 + Biết qui trình sản xuất đồ gốm.

II. CHUẨN BỊ:

 - SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 4 - Tuần 14+15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 14
Ngày dạy: / / 20
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
	+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
	+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 12, 1, 2 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- (HSG):
	+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
	+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- GDBVMT: Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở ĐBBB?
- Lễ hội của người dân ĐBBB được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB
- Nhận xét
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời CH:
 + Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của cả nước? (HSG)
- Yêu cầu HS quan sát các hình SGK/104, nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? (HSG)
GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước
- Hãy kể tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ. (HSY)
- Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt?
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, trả lời CH:
 + Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? (HSY)
Quan sát bảng số liệu SGK/ 105 & cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC? Đó là những tháng nào?
 + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? (HSG)
 + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? 
GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết, khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Vì sao lúa gạo được trồng hiều ở ĐBBB?
- GDBVMT: Chúng ta phải biết tận dụng khí hậu ở mọi nơi như trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB.
- Về xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- HS nhắc lại tựa bài
-HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời CH:
+ Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa
+ HS quan sát các hình và nêu: Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
- HS lắng nghe
- Cây trồng: ngô, khoai, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt cá, tôm, nuôi lợn, gà, vịt.
- Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa, gạo và các sản phẩm phụ của lúa, gạo như cám, ngô, khoai
- HS dựa vào SGK, trả lời CH:
+ Kéo dài 3 đến 4 tháng, nhiệt độ thường giảm nhanh  thổi về
- (HSY) nêu: Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC: tháng 12, 1, 2
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...); Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số lọai cây bị chết.
- HS kể tên
- (HSG) trả lời
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TIẾT 15
Ngày dạy: / / 20
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ, 
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
- (HSG):
	+ Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
	+ Biết qui trình sản xuất đồ gốm.
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Kể tên những cây trồng, vật nuôi của đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao ở đồng bằng Bắc Bộ sản xuất được nhiều lúa gạo?
Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Nhận xét
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
- Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tt)
1. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời CH:
 + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ (nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công)
 + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? (HSG)
 + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? (HSY)
GV nhận xét, nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Yêu cầu HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm. (HSG)
2. Chợ phiên
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của mình, thảo luận nhóm 2:
 + Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ) (HSY)
 + Hãy mô tả về cảnh chợ phiên
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Hãy trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Về xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời CH 
+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề đạt tới trình độ tinh xảo, nhiều sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, 
+ Khi một làng có nghề thủ công phát triển mạnh sẽ trở thành làng nghề như: làng Bát Tràng ở Hà Nội chuyên làm gốm, làng Vạn Phúc ở Hà Tây chuyên dệt lụa, 
+ Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là nghệ nhân.
- HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và nêu: nhào luyện đất, tạo dáng, phơi, vẽ hoa, tráng men, đưa vào lò nung, sản phẩm gốm
- HS dựa vào tranh ảnh, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận
+ Hoạt động mua, bán rất tấp nập, ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân
+ HS mô tả theo sự quan sát của mình
- HS trình bày
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_4_tuan_1415.doc