Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Nhận biết được chữ số La Mã

+ Viết được chữ số La Mã trong phạm vi 20

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

 

docx 15 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Nhã Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Luyện Toán 3
TUẦN 20 
BÀI 47: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ (TIẾT 1)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Nhận biết được chữ số La Mã
+ Viết được chữ số La Mã trong phạm vi 20
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:
+ Nhận biết được chữ số La Mã
+ Viết được chữ số La Mã trong phạm vi 20
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 10 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 10, 11 Vở Bài tập Toán. 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
* Bài 1: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)/VBT tr.10
- Cho HS quan sát 
+ Đồng hồ 1: Chỉ mấy giờ?Tại sao em biết?
- GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã.
- Học sinh trả lời: Đồng hồ 1 chỉ 3 giờ. Vì Kim ngắn chỉ giờ (chỉ số La Mã III); Kim dài chỉ phút: Chỉ số La Mã XII.
- HS nối tiếp trả lời
+ Đồng hồ 2: 8 giờ 30 phút
+ Đồng hồ 3: 12 giờ
+ Đồng hồ 4: 5 giờ qua 15 phút
- Học sinh nhận xét
* Bài 2: Nối (theo mẫu) (VBT/10)
- GV cho 2 bạn lên thực hiện với hình thức trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?”
+ 2 học sinh thực hiện với thời gian các bạn dưới lớp hát bài : “Một con vịt”; nếu kết thúc bài hát, bạn nào nhanh, đúng bạn đó thắng.
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã
- HS lắng nghe cách thực hiện
- HS thực hiện làm bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, quan sát
* Bài 3: VBT/11
- GV cho học sinh lên thực hiện
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
 è Gv chốt cách nhận biết và viết chữ số La Mã trong phạm vi 20.
- 2 HS lên bảng làm bài
a)I. một; VII. bảy; XIII. mười ba; XIX. Mười chín
b) XVI, XVII, XVIII, XIX, XX
* Bài 4: VBT/11. 
- GV gọi 1 hs nêu
- GV nhận xét, chốt kết quả:
+ Các trang bị mất được ghi sốXII (mười hai) và XIII (mười ba).
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã
-Hs nêu kết quả: + Các trang bị mất được ghi số XII (mười hai) và XIII (mười ba).
3. HĐ Vận dụng
- Hãy cho biết bạn nào viết đúng số La Mã theo thứ tự từ 1 đến 10:
+ Bạn Lan viết:
I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X
+ Bạn Việt viết:
I, II, III, VI, V, IV, VII, VIII, IX, X
- GV cho học sinh quan sát, tìm ra bạn viết đúng các số La Mã
- GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.
- GV nhận xét giờ học. 
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe
- HS thực hiện
- HS trả lời, nhận xét
+ Bạn Lan viết: Đúng
I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
BÀI 47: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ (TIẾT 2)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố lại biểu tượng về các chữ số La Mã và số ghi bằng chữ số La Mã
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK; giấy A3, màu vẽ (bài 4); hình ảnh đồng hồ ( HĐ vận dụng)
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
- Củng cố lại biểu tượng về các chữ số La Mã và số ghi bằng chữ số La Mã
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1, 2/ 11 Vở Bài tập Toán
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 11, 12 Vở Bài tập Toán 
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs trong quá trình làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Dùng que tính có thể xếp thành các số La Mã như hình bên:
a) Để xếp cả số 3 và số 6 bằng chữ số La Mã thì dùng hết.que tính.
b) Để xếp ba số 12 bằng chữ số La Mã thì dùng hếtque tính.
- GV cho học sinh lên thực hiện và đọc bài làm
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã.
- 2 HS lên thực hiện
- HS nhận xét
a) Để xếp cả số 3 và số 6 bằng chữ số La Mã thì dùng hết 6 que tính.
b) Để xếp ba số 12 bằng chữ số La Mã thì dùng hết 12 que tính.
(Vì: Xếp 1 số 12 dùng hết 4 que tính; do vậy xếp 3 số 12 dùng hết 12 que tính)
* Bài 2: Viết số La Mã thích hợp vào thùng hàng còn trống (VBT.11)
- GV cho HS lên thực hiện
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã
- HS lắng nghe cách thực hiện
- HS thực hiện làm bài
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, quan sát
X
VIII
* Bài 3: (VBT.11)
- GV cho học sinh lên thực hiện
- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức
 è Gv chốt cách nhận biết và viết chữ số La Mã trong phạm vi 20.
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
* Bài 4: Nối các số La Mã theo thứ tự từ I đến XX để hoàn thiện bức tranh (VBT.12)
- GV cho học sinh thực hiện trò chơi: Nhanh – Đúng (Thời gian 5p)
+ Cho học sinh chia 4 nhóm nối và tô màu thuyền ( khổ giấy A3)
+ Nhóm nào nhanh, nhóm đó thắng
- GV cho học sinh chơi trò chơi
- GV nhận xét, khen, chốt kết quả:
 è Gv chốt cách nhận biết chữ số La Mã
- HS lắng nghe cách thực hiện
- HS thực hiện
- HS nhận xét
3. HĐ Vận dụng
- Hãy cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
Đồng hồ 1
 Đồng hồ 2
- GV nhận xét giờ học. Khen HS trả lời tốt
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Bài 48: LÀM TRÒN SỐ ĐẾN HÀNG CHỤC, HÀNG TRĂM 
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố học sinh kiến thức :
+ Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
+ Làm tròn được một số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; 
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: 
+ Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
+ Làm tròn được một số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài 1/13
Vở Bài tập Toán 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4/ 13 Vở Bài tập Toán .
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho HS trong quá trình làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
Bài 1: Số?
- GV cho học sinh nối tiếp lên thực hiện, mỗi em 1 ý
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
 è Gv chốt quy tắc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm.
- HS thực hiện nối tiếp ý a, b
9600
9590
8100
8140
- HS nhận xét
* Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp (VBT.13)
Đỉnh núi Khang Su Văn (Lai Châu cao 3012 m. Kh ...  lời tốt
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời: 
+ Giá túi kẹo làm tròn đến hàng trăm là: 2500 đồng
+ Giá túi kẹo làm tròn đến hàng chục là: 2520 đồng
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
BÀI 49: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 1)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố học sinh kiến thức:
+ Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000 
+ Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số 
+ Biết làm tròn số đến hàng chục.
+ Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã 
+ Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 
- Xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000). 
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; thẻ Đ.S cho học sinh thực hiện bài 3
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài1,2,3/ 14 Vở Bài tập Toán 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 13 Vở Bài tập Toán.
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs trong quá trình làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (VBT/ 14)
a) Số.đọc là bốn nghín ba trăm linh tư
b) Số.đọc là ba nghìn không trăm bốn mươi.
c) Số.đọc là sáu nghìn tám trăm
d) Sốđọc là hai nghìn tám trăm năm mươi chín.
- GV cho học sinh nối tiếp lên thực hiện, mỗi em 1 ý
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
GV hỏi thêm: Số lớn nhất và bé nhất trong các số: 4304, 3040, 6800, 2859 là số nào?
- HS thực hiện theo yêu cầu
a) Số 4304 đọc là bốn nghìn ba trăm linh tư
b) Số 3040 đọc là ba nghìn không trăm bốn mươi.
c) Số 6800 đọc là sáu nghìn tám trăm
d) Số 2859 đọc là hai nghìn tám trăm năm mươi chín.
- HS nhận xét
-HS trả lời:
+ Số bé nhất: 3040
+ Số lớn nhất: 6800
* Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
(VBT/ 14)
a) 6084, 6085, 6086,.,, 6089, .., 6091
b) 10 000, .., ., 9997, 9996, 9995, .., 9993.
- GV cho HS lên thực hiện, mỗi em 1 ý
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét, khen HS 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (VBT/ 14)
a) Số 5807 có chữ số hàng trăm là:
A. 5 B. 8
C. 0 D. 7
b) Số 5807 làm tròn đến hàng trăm thì được số:
A. 5900 B. 5810
C. 5800 C. 5700
- GV cho HS dơ đáp án Đ/S
- GV nhận xét , chốt đáp án đúng
- 2 HS thực hiện, đọc bài làm
a) 6084, 6085, 6086,6087, 6088 6089, 6090, 6091
b) 10 000, 9 999, 9 998, 9997, 9996, 9995, 9994, 9993.
- HS nhận xét
- HS dơ thẻ Đ/S
a) Số 5807 có chữ số hàng trăm là: B. 8
b) Số 5807 làm tròn đến hàng trăm thì được số: C. 5800 
- HS nhận xét
* Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (VBT/ 14)
Mỗi bạn Mai, Nam, Việt và Rô – bốt đã viết một bài văn giới thiệu về trường với số từ lần lượt là: 2342 từ, 974 từ, 1700 từ và 2100 từ
a) Bạn viết bài văn dài nhất là bạn
Bạn viết bài văn ngắn nhất là bạn.
b) Những bạn viết bài văn dài hơn 2000 từ là
- GV cho học sinh lên thực hiện
- GV nhận xét, khen, chốt kết quả
Bài 5: Viết số La Mã thích hợp vào chỗ trống (VBT/15)
- GV cho học sinh lên thực hiện
- GV nhận xét
- HS thực hiện, mỗi bạn trả lời 1 ý
a) Bạn viết bài văn dài nhất là bạn Mai
Bạn viết bài văn ngắn nhất là bạn Nam
b) Những bạn viết bài văn dài hơn 2000 từ là bạn Mai và bạn Rô – bốt.
- HS nhận xét
- HS nối tiếp lên thực hiện
+ 3 – III; 10 – X; 12- XII; 9 – IX
- HS nhận xét
3. HĐ Vận dụng
+ Em hãy đọc các số sau
5986, 5089, 2391, 3789 
- GV nhận xét giờ học. Khen HS trả lời tốt
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời nối tiếp
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
BÀI 49: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 2)
Thời gian thực hiện:..............
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố học sinh kiến thức:
+ Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000 
+ Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số 
+ Biết làm tròn số đến hàng trăm
+ Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã 
+ Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 
- Xác định được số lớn nhất hoặc bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000). 
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 10 000)
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với dạng toán vận dụng thực tế.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; thẻ Đ.S cho học sinh thực hiện bài 3
2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Khởi động 
- GV tổ chức cho Hs hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. HĐ Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.
- Gv lệnh: HS chưa đạt chuẩn làm bài1,2,3/ 15 Vở Bài tập Toán. 
- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, /15, 16 Vở Bài tập Toán.
- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút. 
- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs trong quá trình làm bài.
- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở. 
- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.
-Hs làm bài
- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.
Hoạt động 2: Chữa bài:
- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:
Bài 1: a. Số? (VBT /15)
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Làm tròn số 2764 đến hàng trăm ta được số
- Làm tròn số 9805 đến hàng trăm ta được số.
- Làm tròn số 6159 đến hàng trăm ta được số.
- Làm tròn số 4971 đến hàng trăm ta được số.
- GV cho HS nối tiếp thực hiện
- GV nhận xét bài làm trên bảng, khen học sinh thực hiện tốt.
- HS thực hiện theo yêu cầu
a. 
Số
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
2764
2
7
6
4
9805
9
8
0
5
6159
6
1
5
9
4971
4
9
7
1
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Làm tròn số 2764 đến hàng trăm ta được số 2800
- Làm tròn số 9805 đến hàng trăm ta được số 9800
- Làm tròn số 6159 đến hàng trăm ta được số 6200
- Làm tròn số 4971 đến hàng trăm ta được số 5000
- HS nhận xét
* Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (VBT/ 16)
a) Trong các số 5084, 4058, 4850, 5048 chữ lớn nhất là
A. 5084 B. 4058 C. 4850 D. 5048
b) Trong các số 5084, 4058, 4850, 5048 chữ bé nhất là
A. 5048 B. 4058 C. 4850 D. 5048
- GV cho HS lên thực hiện, mỗi em 1 ý
- Cho học sinh nhận xét
- GV nhận xét, khen HS 
Bài 3: Viết các số La Mã thích hợp vào chỗ chấm (VBT/ 16)
Mỗi thùng hàng dưới đây ghi một trong các số XVI đến XIX
 Thùng hàng bị che khuất ghi số..
- GV cho học sinh trả lời
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng
- 2 HS thực hiện, lên bảng chữa bài.
a) Trong các số 5084, 4058, 4850, 5048 chữ lớn nhất là
A. 5084 
b) Trong các số 5084, 4058, 4850, 5048 chữ bé nhất là
A. 5048 
- HS nhận xét
- HS trả lời 
+ Thùng hàng bị che khuất ghi số XVIII
- HS nhận xét
* Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (VBT/ 16)
Cho dãy số: 1145, 1514, 1541, 1451. Mỗi lần đổi chỗ ta được quyền đổi chỗ hai số trong dãy số đó. Để nhận được dãy số với các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, ta cần đổi chỗ ít nhất.lần
- GV cho học sinh nêu câu trả lời
- GV nhận xét, khen, chốt kết quả
- HS trả lời
+ Cho dãy số: 1145, 1514, 1541, 1451. Mỗi lần đổi chỗ ta được quyền đổi chỗ hai số trong dãy số đó. Để nhận được dãy số với các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, ta cần đổi chỗ ít nhất 2 lần
- HS nhận xét
3. HĐ Vận dụng : 
+ Rô – bốt đố bạn Mai và Việt
+ Công ty may Ngọc Lan trong 1 tháng may được 3456 chiếc áo và công ty may Minh Việt trong 1 tháng may được 5683 chiếc áo. Hỏi công ty nào may được nhiều áo hơn.
- GV nhận xét giờ học. Khen HS trả lời tốt
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời 
+ Công ty may Minh Việt may được nhiều áo hơn. ( 5683 > 3456)
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_n.docx