Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 9 - Năm học 2018-2019

Tiết 2: TẬP ĐỌC:

 §17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

A. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 * Q&G : Quyền có sự riêng tư (Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đẫ thuyết phục mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý). (liên hệ)

B. Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh họa SGK; chép sẵn câu luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Buổi sáng) - Tuần 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9:
 Ngày soạn : 26/ 10/ 2018
 Ngày giảng: Thứ hai 29/ 10/ 2018
Tiết 1: CHÀO CỜ: ( Tập trung toàn trường)
 .......................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 §17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 * Q&G : Quyền có sự riêng tư (Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đẫ thuyết phục mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý). (liên hệ)
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh họa SGK; chép sẵn câu luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài "Đôi giày ba ta màu xanh" và TLCH.
- 2 HS đọc, trả lời câu hỏi.
- GV và HS nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: “Từ ngày ... kiếm sống”
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
 - Gọi HS đọc từng đoạn ( lần 1) 
- Đọc ( tiếp nối), kết hợp luyện PÂ 
- Gọi HS đọc ( lần 2) kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc (tiếp nối),kết hợp giải nghĩa từ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông.
-> Rút câu khó cho HS luyện đọc: 
- Luyện đọc câu khó:
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
- Mời các nhóm đọc đoạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Lớp lắng nghe.
3. HD tìm hiểu bài: 
- Y/c lớp đọc thầm Đ1
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
*Rút ý 1: Đoạn 1 nói lên điều gì?
* Cương ước mơ trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-> Mỗi chúng ta ai cũng có quyền có sự riêng tư, có ước mơ của riêng mình.
- HS liên hệ quyền riêng tư, ước mơ của mình.
- Y/c lớp đọc thầm Đ2
- HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH.
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Y/c HS đọc thầm toàn bài, nêu NX cách trò chuyện giữa 2 mẹ con Cương?
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, ...
+ Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng...
+ Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới; cử chỉ thân mật, tình cảm...
*Rút ý 2: Đoạn 2 nói lên điều gì?
*Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
Nêu ND bài?
* Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 2 HS đọc tiếp nối bài.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn.
( HS theo dõi, nhận xét giọng đọc: Toàn bài đọc giọng trao đổi, trò chuyện thân 
mật, nhẹ nhàng).
- GV đọc mẫu - HD đọc diễn cảm đoạn “Mẹ ơi! ... cây bông”
- HS nghe
- Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- HS đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- 2-3 HS thi đọc diễn cảm. 
( HS theo dõi, nhận xét, bình chọn) 
- GV nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv củng cố bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau: Điều ước của vua Mi - đát.
 .......................................................................................................
Tiết 3: TOÁN
§41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
A. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.	
	- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
* Dạy cho HS hoàn thành tốt: BT4 
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Ê - ke; vẽ sẵn BT1,2,3a vào bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu đặc điểm của góc nhọn, góc bẹt, góc tù.
- 2HS nêu.
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- HS quan sát, 1 HS đọc tên hình. 
- Mời 1 HS lên kiểm tra 4 góc của HCN bằng ê ke và nêu nhận xét.
- 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành hai đường thẳng. Hai đường thẳng BC và DC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
(Dùng ê ke kiểm tra).
 A B
 D C
- Hai đường thẳng BC và DC tạo thành mấy góc? đó là góc gì?
- 4 góc vuông .
 - Các góc này có chung đỉnh nào?
- Đỉnh C.
- Gọi 1 HS lên KT góc trên bảng
- 1 HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc trên hình vẽ.
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau (như SGK).
- HS quan sát và nêu NX: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh lớp học có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
3. Luyện tập:
*Bài 1: (Trang 50): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- GV GT hình vẽ trên bảng.
- Y/c HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng ở từng hình trong SGK, 1 HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra.
- GV chữa bài, NX.
- Lớp QS
- HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng ở từng hình trong SGK, 1 HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra.
*Kết quả:
a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng không vuông góc với nhau.
*Bài 2: (Trang 50): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS nêu yêu cầu.
- GV GT hình HCN trên bảng
 A B
 D C
- HD HS chữa bài, NX.
- HS QS - Thảo luận theo cặp. 
- 1 cặp HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra và trình bày kết quả.
*Kết quả:
Các cặp cạnh vuông góc với nhau: 
BC và CD; CD và AD; AD và AB.
*Bài 3a+4 (Trang 50): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HD HS nắm vững y/c của BT.
- Cả lớp làm bài 3a vào vở, HSHTT làm thêm BT4 vào nháp
- GV thu vài vở KT đánh giá, nhận xét.
- HS dùng ê ke để xác định.
- HS làm bài vào vở.	
*Kết quả:
a) Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có: AE, ED là 1 cặp đường thẳng vuông góc với nhau.
CD, DE là 1 cặp đường thẳng vuông góc với nhau.
*Lời giải:
a) Các cặp cạnh vuông góc với nhau: AD, AB.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau: AB và BC; BC và CD.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học, c2 bài.
- HS nghe. 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau:
Hai đường thẳng song song.
 .......................................................................................................
Tiết 4: KĨ THUẬT: 
 §9: KHÂU ĐỘT THƯA (tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 * Với HS khéo tay:
Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Mẫu vải khâu đột thưa.
 - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn.
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
- HS nêu lại quy trình khâu đột thưa
- GV nhận xét
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Thực hành: 
*Hoạt động 1: HS thực hành
- Gọi HS lên thao tác và nhắc lại - GV củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách: 
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu
- GV hướng dẫn những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi khâu đột thưa 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành là 10 phút để thực hiện đường khâu và yêu cầu HS thực hành thêu . 
(GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng).
*Lưu ý : trật tự của HS trong giờ thực hành , cẩn thận cầm kim . 
 *Hoạt động 2:
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành 
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối phẳng
+ Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét.
IV / Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Chuẩn bị bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- 1 HS khéo tay lên thao tác và nhắc lại - Lớp QS lắng nghe
.
- HS lấy dụng cụ ra để trên bàn 
- HS nghe và thực hành các mũi khâu theo hướng dẫn của GV 
- HS trình bày sản phẩm thực hành .
- Cả lớp quan sát đánh giá sản phẩm của bạn - HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên . 
- Lớp lắng nghe
******************************************************************
 Ngày soạn: 27/ 10/ 2018 
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 30/ 10/ 2018
Tiết 1: TOÁN: 
 §42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A. Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Vẽ sẵn trên bảng hình CN; vẽ sẵn BT1,2,3a
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1HS trả lời miệng bài 3b (Tr50). 
- 1HS nêu.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Giới thiệu hai đường thẳng song song:
- GT hình chữ nhật ABCD trên bảng.
- HS quan sát, đọc tên HCN đó.
- Kéo dài bằng phấn màu hai cạnh AB và DC, giới thiệu: “Hai đường thẳng AB và DC là 2 đường thẳng song song”.
+ Nếu kéo dài 2 cạnh AD và BC của hình chữ nhật ta được gì?
 A B
 D C
+ Ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.
+ 2 đường thẳng song song với nhau là 2 đường thẳng như thế nào? So sánh với 2 đường thẳng vuông góc?
 + Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS quan sát và nêu tên các đồ dùng có đường thẳng song song trong thực tế.
 - 2 mép đối diện của quyển sách HCN, 2 cạnh đối diện của bảng,
- Vẽ “hình ảnh” 2 đường thẳng song song để HS quan sát và nhận dạng.
 A B
 C D
3. Luyện tập:
* Bài 1 (Trang 51): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc đề toán. Lớp đọc thầm.
- GV gắn hình lên bảng.
- HS quan sát.
- Y/c HS trao đổi theo cặp và nêu kết quả
- HS trao đổi theo cặp và nêu kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng.
*Lời giải:
a) Cạnh AB // CD; Cạnh AD// BC.
b) Cạnh MN// PQ; Cạnh MQ// NP.
* Bài 2 (Trang 51): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS viết tên những cạnh song song
*Lời giải:
với cạnh BE vào bảng con.
Cạnh BE song song với cạnh AG; CD.
- GV chữa bài, NX.
* Bài 3a (Trang 51): - Gọi HS nêu y/c
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV HD HS làm bài.
- HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV thu 1 số vở nhận xét.
- GV và HS chữa bài trên bảng phụ, nhận xét.
*Lời giải:
MN song song với PQ
DI song song với GH
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củ ... huẩn bị bài sau: 
Ôn tập giữa học kì I.
 .............................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC:
§18: ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE 
A. Mục tiêu:
 Ôn tập các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các 
bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy ... 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
* HĐ1: Khởi động.
- GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của
- HS báo cáo việc chuẩn bị bài.
HS.
- Y/cầu HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
- Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn, chứa đủ các nhóm thức ăn với tỉ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối.
- Cho HS thảo luận trên phiếu
- HS thảo luận theo cặp: Trao đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa? Đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
- Gọi HS nêu và NX bạn
(GV NX chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống).
- Vài HS nêu, NX
*HĐ2: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe:
- HS làm việc theo nhóm 4 (mỗi nhóm 
- GV nêu y/c, giao nhiệm vụ cho các
thảo luận về một nội dung).
nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, 
nhóm khác NX, bổ sung.
Nhóm 1:
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? 
+ ... cơ quan tuần hoàn. 
- GV: Nhờ có cơ quan tuần hoàn mà máu đem các chất dinh dưỡng (hấp thụ được từ cơ quan tiêu hóa) và ô - xi (hấp thụ được từ phổi) tới tất cả các cơ quan của cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ quan của cơ thể đến các cơ quan bài tiết để thải chúng ra ngoài và đem khí các - bô - níc đến phổi để thải ra ngoài.
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác, điều kiện văn hóa, tinh thần,..
Nhóm 2:
+ Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? 
+ ... đều có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
+ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp 
+ Không có một loại thức ăn nào có thể 
nhiều loại thức ăn?
cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt
động sống của cơ thể. Tất cả .... thay đổi
món ăn.
Nhóm 3:
+ Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? 
+... Nguyên nhân gây nên các bệnh lây 
qua đường tiêu hóa là do VS ăn uống
kém, VS cá nhân kém, VS MT kém. Do
vậy, chúng ta cần giữ VS trong ăn uống,
giữ VS cá nhân và MT tốt cần diệt ruồi
để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
+ Để chống mất nước cho bệnh nhân 
+ ... phòng chống mất nước cho bệnh 
tiêu chảy, chúng ta phải làm gì?
nhân tiêu chảy, chúng ta cần pha dung
dịch ô - rê - dôn hoặc chuẩn bị nước
cháo muối.
Nhóm 4:
+ Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? 
+ Đối tượng hay bị tai nạn sông nước là trẻ em.
+ Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi, cần chú ý điều gì?
+ Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi.
+ Trước khi xuống nước phải vận động cơ thể để tránh cảm lạnh "chuột rút".
- GV nhận xét, kết luận và ghi bảng ND
chính.
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài.
- HS nghe.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài 
sau: Ôn tập: Con người và sức khỏe. 
 ..........................................................................................................
Tiết 3: TOÁN: 
 §45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT; 
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG 
A. Mục tiêu: 
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê-ke).
 * Không làm BT2
B. Đồ dùng dạy- học: 
 - Ê - ke, thước kẻ
C. Các hoạt động dạy - học:	
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm của hình vuông và hình 
- 2HS nêu.
chữ nhật.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm:
- GV vừa HD, vừa vẽ mẫu lên bảng.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy DA = 2cm.
- HS quan sát, nghe.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy CB = 2cm.
+ Nối A với B. Ta được hình chữ nhật ABCD
 A B
2cm
 D C 
 4cm 
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật
MNPQ có là góc vuông không?
MNPQ đều là góc vuông AB//CD; D//BC.
+ Nêu các cặp cạnh song song với
+ HS nêu...
nhau?
Þ Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm.
- HS thực hiện.
3.Vẽ hình vuông có cạnh 3cm:
- GV HD trên bảng
 A B 
 D	 C
- HS quan sát, nghe.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm. Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D lấy DA= 3cm. Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C, lấy CB = 3cm. Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
- Nhận xét các cạnh của hình vuông?
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông là góc gì?
- Các góc ở hình vuông đều là góc vuông.
- Nêu các cặp cạnh song song với
- AB // CD : AD // BC.
nhau?
- Cho HS vẽ hình vuông có cạnh 4cm.
- HS vẽ ra nháp.
4. Luyện tập:
*Bài 1a (Trang 54): - Nêu y/c bài
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ từng HS để các em vẽ đúng.
- GV cho HSNX, nêu cách vẽ.
- GV nhận xét
 5cm
 3cm
*Bài 1a (Trang 55): - Nêu y/c bài
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ từng HS để các em vẽ đúng.
- HS thực hiện.
 4cm
IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố ND bài. Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
 ...............................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết) : 
 §9: THỢ RÈN
A. Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
 - Làm đúng BT CT phương ngữ (2a).
B. Đồ dùng dạy - học: 
 - Chép sẵn bảng phụ BT2a 
C. Các hoạt động dạy - học: 
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: tranh giành, dông gió, giảng giải.
- Lớp viết bảng con.
- GV và HS nhận xét.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn bài viết chính tả, gọi 1HS đọc
 - Lớp lắng nghe - đọc thầm
+ Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn?
+ Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó
- HS viết bảng con: nhọ mũi, quệt ngang, quai, bóng nhẫy, diễn kịch, râu, nên nụ cười.
- GV đọc chậm từng dòng thơ cho HS viết bài.
- HS nghe và viết bài.
- Đọc chậm lại toàn bài 1 lượt.
- HS đổi vở, soát bài.
 GV thu 1 số vở nhận xét.
 GV NX, cùng HS chữa lỗi trên bảng
- HS nộp vở, dưới lớp KT bài nhau 
- HS NX, sửa sai
3. Luyện tập:
*Bài 2a (Trang 87): - Nêu y/c BT
- 1 HS nêu y/c bài.
- Cho HS làm vào vở.
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
+ Lưu ý HS làm vào vở chỉ cần ghi: Thứ 
Kết quả: 
tự các từ cần điền, không cần ghi các câu thơ.
- GV và HS chữa bài, nhận xét. 
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm khuya đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài. Nhận xét tiết học.
- Lớp lắng nghe
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa 
HKI.
 ............................................................................................................. 
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP: 
 NHẬN XÉT TUẦN 9
I. Mục tiêu:
 - GD HS ý thức tự giác, tự quản, thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong tuần và xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo.
 - Góp phần giáo dục các năng lực, phẩm chất cho HS theo định hướng đổi mới, đánh giá học sinh theo thông tư 22.	
II. Cách tiến hành:
 1. Tổ trưởng từng tổ nhận xét, đánh giá các mặt HĐ của tổ trong tuần qua:
 2. Các thành viên trong tổ, trong lớp thảo luận, phát biểu ý kiến: 
.... 
 3. Lớp trưởng tổng hợp ý kiến, đề xuất tuyên dương, phê bình: 
+ Tuyên dương: 
+ Phê bình: ... 
 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 09, triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau: 
 * Giáo viên chủ nhiệm đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 - Về học tập: Ổn định mọi nề nếp, song vẫn còn một số em vẫn rất lười học, như không thuộc bài, soạn thiếu Sách vở. Nề nếp học trên lớp ổn định, có chút tiến bộ về sôi nổi học và đọc bài đã to hơn nhưng vẫn còn vài em nói rất bé chưa tiến bộ (Doanh, Trường, Anh-Quân, A.Tuấn, Đ.Vi). Tinh thần học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến XD bài, đề nghị tuyên dương các em: Dương, Cường, Ánh, Nguyễn -Vy, Lan, Bảo Ngọc, Huy, Bích Ngọc. Về tinh thần chuẩn bị bài ở nhà, đề nghị tuyên dương em Dương, Cường, Ánh ý thức rất tốt.
+ Các vi phạm khác: ...................................................
 * Về lao động - vệ sinh: Đa số các bạn có ý thức giữ vệ sinh chung, VS cá nhân, lớp học sạch sẽ, đồng phục đầy đủ.
 * Về đạo đức - tác phong: Đa số các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp.
 * Giáo viên chủ nhiệm triển khai các nội dung kế hoạch cho tuần sau:
 - Học tập: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, chuẩn bị tốt hơn việc xem bài trước ở nhà, phấn đấu học tập tốt, thuộc bài và làm bài đầy đủ, học thuộc các bài học, môn học và bảng nhân, chia; hăng hái, sôi nổi phát biểu ý kiến trong giờ học, đọc bài, trả lời câu hỏi cần nói to, rõ ràng, nói thành câu - không nói chuyện, chú ý nghe giảng. Hưởng ứng tốt đợt thi đua dạy tốt- học tốt, chào mừng ngày NGVN 20/11. 
 * Lao động vệ sinh: trực nhật vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công; giữ gìn lớp học sạch đẹp, không vứt rác ra lớp học, sân trường; không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, đồng phục đầy đủ theo quy định.
 * Đạo đức - tác phong: Chào hỏi các thầy cô giáo, biết giữ vệ sinh thân thể, tích cực rèn luyện KNS, chấp hành tốt ATGT, đầu tóc chải gọn gàng, không nói chuyện trong giờ học, làm tốt công tác tự quản.
 * Các phong trào của Đội VN, TT: tham gia đầy đủ, sôi nổi, nhiệt tình.
 5. Tổ chức các hoạt động khác: Tổ chức cho HS tập văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11.
****************************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_buoi_sang_tuan_9_nam_hoc_2018_2019.doc