Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách qui đồng được mẫu số hai phân số.

- HS thực hiện quy đồng các phân số.

- Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.

- Góp phần phát triển năng lực:

- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ

 2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

 

doc 32 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ Hai ngày 21 tháng 1 năm 2022
TOÁN
BÀI 69: LUYỆN TẬP 
I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố cách qui đồng được mẫu số hai phân số.
- HS thực hiện quy đồng các phân số.
- Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực.
- Góp phần phát triển năng lực: 
- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
 2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành (30p)
* Mục tiêu: Thực hiện rút gọn và quy đồng được phân số
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
HĐ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số:
- HD giải:
- Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất).
- Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách rút gọn phân số. Lưu ý giúp đỡ HS M1, M2 rút gọn tới PS tối giản
HĐ 2: - HD giải:
a) Viết 5 dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó viết phân số đó thành phân số có mẫu số là 7 bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với 7; giữ nguyên phân số 2/7
- Nhận xét chung, chốt đáp án, cách làm
HĐ 3: Quy đồng mẫu số các phân số (theo mẫu):
Mẫu : Quy đồng mẫu số các phân số 1/3;1/4 và 4/5.
Lấy tích 3×4×5 = 60 làm mẫu số chung. GV HD cách quy đồng;
- Có thể chọn mẫu số chung là tích của ba mẫu số của ba phân số đã cho
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với tích của mẫu số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ ba.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với tích của mẫu số của phân số thứ nhất và mẫu số của phân số thứ ba.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ ba nhân với tích của mẫu số của phân số thứ nhất và mẫu số của phân số thứ hai. 
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách rút gọn tới phân số tối giản
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
HĐ 1: Làm việc cá nhân. 3 HS làm bảng phụ.
HĐ cá nhân, cặp.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
a) và ; MSC: 24 
 = 
 b)và ; MSC: 45 
= = 
c)và; MSC là 36
= = 
d)và; MSC:12 
 Nhóm b) có số ngôi sao đã tô màu.
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập về phân số trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 22A: Hương vị hấp dẫn. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Phẩm chất: Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Máy chiếu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
HĐ 1:QS các tấm ảnh và trả lời câu hỏi:
Em nghĩ gì khi ngắm những bức ảnh trên?
b) Nói 3 - 4 câu về hình ảnh đẹp trong một tấm ảnh ở trên hoặc trong tranh, ảnh em sưu tầm.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
a) Khi ngắm những bức ảnh trên em thấy vẻ đẹp của thiên nhiên thật kì vĩ và giàu sức sống. Thiên nhiên mang lại cho con người nguồn cảm hứng bất tận và khiến cho cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Em hy vọng tất cả mọi người cùng có ý thức bảo vệ, giữ gìn thế giới tự nhiên.
b) Hình ảnh đẹp em thích trong ảnh là hình ảnh những chú cá heo đang vẫy vùng trên mặt biển. Trông chúng thật tự do, yêu đời và tinh nghịch. Hơn nữa, cá heo còn là người bạn thông minh, gần gũi của người đi biển.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ sau: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  kì lạ.
+ Đoạn 2: Hoa sầu riêng  tháng năm ta.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quyện,lủng lẳng, rộ, thẳng đuột, quằn,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
HĐ 3: HĐ cá nhân -cặp thống nhất kết quả.
HĐ 4: Cùng luyện đọc
HĐ 4: Cùng luyện đọc: HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
HĐ 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi:
a) Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
b) Dựa vào bài văn, hãy nêu lại những nét đặc sắc của:
- Hoa sầu riêng ...
- Quả sầu riêng ...
- Dáng sầu riêng ..., (thân ..., cành ..., lá ...).
c) Những câu văn nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
(Chọn trong những câu sau để trả lời:
- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
- Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
- Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
- Khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê).
- Nêu ý nghĩa của bài?
- Liên hệ: Em có biết loại cây nào ở miền Bắc cũng có nhiều nét giống trái sầu riêng? Em có gì ấn tượng với loài cây đó?
- Giáo dục HS tình yêu với cây cối, thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây 
HĐ 5: Làm việc cá nhân, nhóm, cả lớp.
a) Sầu riêng là đặc sản của miền Nam nước ta.
b)  Những nét đặc sắc của sầu riêng:
- Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
- Quả sầu riêng: có gai nhọn lớn hơn gai mít, bao bọc xung quanh vỏ. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mỗi trái sầu riêng có lớp vỏ dày. Trái sầu riêng chín tỏa hương thơm nức. Đó là mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. Hương sầu riêng có vị béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong.
- Dáng sầu riêng kì lạ; thân khẳng khiu, cao vút; cành ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại.
c) Những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng là:
- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
- Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
- Khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
- Ý nghĩa: Sầu riêng là đặc sản của miền Nam, đồng thời nói lên tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
Nội dung: Bài văn nêu lên giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
- HS ghi lại nội dung bài.
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa và trái sầu riêng.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
-HĐ 6: Chọn một đoạn trong bài và thi đọc.
 Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả cây sầu riêng của tác giả?
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về quả sầu riêng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 22A: Hương vị hấp dẫn. T2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? 
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn; viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào?.
 * HS M3+M4 viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào?.
- Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết
- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi đ ...  mang vẻ đẹp giản dị và giàu sức sống.
- Bộ lông của chú mèo thật mượt mà, dễ thương.
- Đôi thiên nga đang vui đùa trên mặt nước.
- Mặt trời đỏ rực đang khuất dần sau dãy núi.
- Dòng thác như dải lụa trẳng đổ từ trên cao xuống.
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học; bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
* Cách tiến hành
HĐ 2: Xếp vào ô thích hợp trong bảng dưới đây các từ thể hiện vẻ đẹp của người, con vật và cảnh vật. Viết kết quả vào vở hoặc phiếu học tập.
- HS đọc các từ, GV giải nghĩa một số từ: tươi giòn, kì vĩ, tráng lệ, diễm lệ, hoàng tráng,..
HĐ 3. Chuyển HĐ nhóm thành HĐ cá nhân
Đặt câu với một từ tìm được ở hoạt động 2
HĐ 4: Điền thành ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau:
Chuyển HĐ nhóm thành HĐ cá nhân
3. HĐ ứng dụng (1p)
- GDBVMT: Cuộc sống có nhiều cái đẹp, cần phải biết yêu quý và giữ gìn để cái đẹp luôn tồn tại và làm đẹp cho cuộc sống.
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Chia sẻ lớp
HĐ 2: HĐ cặp, xếp các từ vào nhóm thích hợp.
HĐ 3: Chuyển HĐ nhóm thành HĐ cá nhân. HS làm bài cá nhân, rồi chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Nàng công chúa khiến mọi người trầm trồ bởi vẻ đẹp diễm lệ.
- Chú chim công có bộ lông rực rỡ vô cùng.
- Đỉnh núi Phan-xi-păng trông thật hùng vĩ.
HĐ 4: Làm việc cá nhân, chia sẻ:
- Mặt tươi như hoa, Huệ mỉm cười chào mọi người
- Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
- Viết cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới.
- HS làm miệng.VD:
+ Chị gái em rất dịu dàng, thuỳ mị.
+ Quang cảnh đêm trung thu đẹp lung linh.
+ Mùa xuân tươi đẹp đã về trên khắp đất nước.
- HS viết câu vào vở
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- Lắng nghe
- Đặt 1 câu với thành ngữ ở BT 4
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu ngày 25 tháng 1 năm 2022
TOÁN
So sánh hai phân số khác mẫu số (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố KT về so sánh phân số
- Thực hiện so sánh được các PS cùng MS, khác MS, cùng TS. 
- Vận dụng sắp thứ tự các số tự nhiên
- Phẩm chất: Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học; NL giao tiếp toán học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, luyện tập-thực hành
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(3p)
+ Bạn hãy cho biết muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm như thế nào?
+ Bạn hãy nêu ví dụ về so sánh hai phân số khác mẫu?
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điểu hành lớp trả lời, nhận xét
- HS lấy VD và thực hiện so sánh
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: - Thực hiện so sánh được các PS cùng MS, khác MS, cùng TS. 
- Vận dụng sắp thứ tự các số tự nhiên
* Cách tiến hành
HĐCB - HĐ1
So sánh hai phân số:
a) 3/4 và 1/3                      b) 2/5  và 3/2
c) 7/2 và 1/4                     d) 3/4 và 5/6
- HS nhắc lại: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta làm tn?
Sửa bài, chốt kết quả.
HĐ 2: Rút gọn rồi so sánh hai phân số:
 6/10  và 4/5      b) 3/4 và 6/12
YC HS nhắc lại:
- Khi rút gọn phân số ta làm thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở.
- Sửa bài, chốt kết quả đúng.
HĐ 3: a) Đọc kĩ ví dụ sau và nói với bạn cách so sánh hai phân số có cùng tử số :
Ví dụ : So sánh hai phân số 3/5 và 3/6.
HD HS , rút ra KL:
+ Em có nhận xét gì về TS của 2 phân số trên?
+ Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa TS và thứ tự của các số.
+ Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào?
HĐ 4: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
 3/5;8/5;2/5; b) 5/2;1/6;4/3⋅⋅
HD HS làm bài:
 So sánh các phân số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt lại cách quy đồng MS các PS
3. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
HĐ 1:- HS làm bài cá nhân vào vở, 2 HS làm bảng phụ, sửa bài.
HS làm cá nhân vào vở, 1-2 HS làm bảng phụ, sửa bài:
HS nêu: - Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau 
• Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
• Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.                 
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
HĐ 3: HS làm bài vào bảng con:
Trong hai phân số có cùng tử số :
- Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn.
- Phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
HĐ 4: HS làm bài vào vở nháp, 1-2 HS làm bảng phụ, sửa bài.
- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp
a)Vì 4 < 5; 5 < 6 nên < ; < . 
b) Quy đồng mẫu số các phân số ; ; 
 = = ; = = ; = = 
 Vì < < nên < < 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
BTPTNL: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhât.
 a. ; b. bvc..
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
TIẾNG VIỆT
Bài 22C Từ ngữ về cái đẹp. T2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu 
- Viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích.
- Phẩm chất: Tích cực, tự giác làm bài, có ý thức chọn lựa từ ngữ khi miêu tả.
- Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác
*GD BVMT: Nhận xét trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ (hoặc giấy khổ to).
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành (30p)
*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2).
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Nhận xét về cách tả các bộ phận của cây.
Dưới đây là hai đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
a) Tả lá cây:
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc hay kích cỡ của lá bàng?
- Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?
   Viết vào vở nhận xét của em: Điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi: 
b) Tả thân cây và gốc cây:
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự nào (từng năm hay từng mùa trong năm)?
- Hình ảnh so sánh, nhân hóa nào được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên rất sinh động.
   Viết vào vở nhận xét của em: Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi: 
HĐ 2: Viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em yêu thích.
Gợi ý:
- Lựa chọn bộ phận cây muốn miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
HĐ 1: HS làm cá nhân vào phiếu, trao đổi kết quả.
a)
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng.
- Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự từng mùa trong năm.
=> Điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi: Tác giả đã tả chi tiết và sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
b)
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự từng mùa trong năm.
- Hình ảnh so sánh, nhân hóa được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên sinh động là:
+ Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật.
+ Hình ảnh nhân hóa: những cánh tay to xù xì, những ngón tay quều quào, già nua cau có và khinh khỉnh, đang say sưa ngây ngất, không còn những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu, cây sồi già cằn cỗi đã sinh ra chùm lá non.
=> Điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lép Tôn-xtôi: Tác giả tả cây sồi già thay đổi theo thời gian. Từ xấu xí, khinh khỉnh, cây sồi đã sinh ra chùm lá non mơn mởn trên chiếc thân già cằn cỗi. Với nghệ thuật so sánh và nhân hóa, tác giả cho ta chiêm ngưỡng được bước thời gian đã đi qua thân cây sồi già.
HĐ 2. HS dựa vào dàn ý viết đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cây mà em yêu thích, đọc và sửa bài trước lớp.
    Phượng vĩ là loài cây em yêu nhất. Bởi vậy, cây phượng vĩ ở góc sân trường đã gắn bó thân thiết với em. Phượng vĩ đẹp nhất trong em không chỉ là hoa hay lá, mà phượng còn đẹp ở cái dáng nghiêng nghiêng chiều lượn, chiều quằn. Thân cây to, tỏa nhiều cành. Dưới gốc, một vòng tay em ôm thân cây không xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi, sờn bạc. Thế nhưng bên trong lớp áo ấy là dòng nhựa mát lành luôn vận chuyển chất màu. Nhờ dòng nhựa ấy mà cây quanh năm xanh tốt. Và có lẽ vẻ đẹp của cây hội tụ lại ở những chùm hoa đỏ thắm trên cành.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_22_nam_hoc_2021_202.doc