Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I.Mục tiêu : Giúp HS :

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.

II.Chuẩn bị :

- Thước thẳng có vạch chia xăng - ti mét ( dùng cho mỗi HS ).

- Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng " thu nhỏ " trên đo.

III.Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng vẽ đoạn thẳng thu nhỏ từ một kích thước thực tế cho trước .

b.Giảng bài:

1.Giới thiệu bài tập 1 :

- Gọi HS đọc bài tập .

- GV gợi ý HS :

- Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường dài mấy mét ? - Dài 20m .

+Đề bài yêu cầu ta làm gì ?

-Vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 400

-Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ .

+Ta phải tính theo đơn vị nào ?

- Tính theo đơn vị xăng - ti - mét.

- Hướng dẫn HS ghi bài giải như SGK .

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ 7 ngày 9 tháng 4 năm 2011.
 (Dạy bài thứ 2)
 TẬP ĐỌC:
 ĂNG - CO - VÁT 
I.Mục tiêu :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ và tên tiếng nước ngoài : Ăng - co - vát ; Cam - pu - chia );Các chữ số La Mã 
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng - co – vá,t một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia . 
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : kiến trúc , điêu khắc , thốt nốt , kì thú , muỗm , thâm nghiêm ...
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
-Tranh ảnh minh hoạ chụp đền Ăng - co - vát ( phóng to nếu có).
-Bản đồ thế giới chỉ đất nước Cam - pu - chia.
-Quả địa cầu.
III. Hoạt động trên lớp:
1.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Dòng sông mặc áo " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
 2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi và giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
HS luyện đọc các tên riêng ( Ăng co vát ; Cam - pu - chia ) các chỉ số La Mã chỉ thế kỉ .
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
 -Gọi một, hai HS đọc lại cả bài .
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
+Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, rành mạch. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của Ăng - co - vát : tuyệt diệu, gần 1500 mét, 398 phòng, kì thú, lạc vào, nhẵn bóng, kín khít, huy hoàng, cao vút, lấp loáng , uy nghi , thâm nghiêm ,...
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
	- Ăng - co - vát được xây dựng ở đất nước Cam - pu - chia từ thế kỉ thứ mười hai .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? 
	- Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét . Có 398 gian phòng .
+ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
	- Khu đền chính được kiến trúc với những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và được bọc ngoài bằng đá nhẵn . ..
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
	- Vào hoàng hôn Ăng - co - vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền ; những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn...
* ĐỌC DIỄN CẢM:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
 -Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
3.Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau .
.................................................................
ÂM NHẠC
(GV BỘ MÔN DẠY)
...............................................................
TOÁN:
 THỰC HÀNH (tiết 2)
I.Mục tiêu : Giúp HS : 
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
II.Chuẩn bị : 
- Thước thẳng có vạch chia xăng - ti mét ( dùng cho mỗi HS ).
- Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng " thu nhỏ " trên đo.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng vẽ đoạn thẳng thu nhỏ từ một kích thước thực tế cho trước . 
b.Giảng bài:
1.Giới thiệu bài tập 1 :
- Gọi HS đọc bài tập .
- GV gợi ý HS : 
- Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường dài mấy mét ? - Dài 20m .
+Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 400
-Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ .
+Ta phải tính theo đơn vị nào ?
- Tính theo đơn vị xăng - ti - mét.
- Hướng dẫn HS ghi bài giải như SGK .
+ Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng trên bản đồ 
- 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm .
b) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài : đo độ dài cái bảng và đọc kết quả cho cả lớp nghe .
- Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở 
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2: (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài :đo chiều dài và chiều rộng của nền nhà hình chữ nhật.
-Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở 
- Đổi 8 m = 800 cm ; 6 m = 600 cm 
- Độ dài thu nhỏ là 800 : 200 = 4 ( cm ) 
 600 : 200 = 3 ( cm )
- Độ dài nền phòng thu nhỏ :
 3cm
 4cm 
3.Củng cố - Dặn dò:
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-------- cc õ dd --------
 Thứ 3 ngày tháng 4 năm 2011
(GV BUỔI 2 DẠY)
-------- cc õ dd --------
 Thứ 4 ngày 13 tháng 4 năm 2011
KĨ THUẬT
(GV BỘ MÔN DẠY)
.....................................................
 TẬP ĐỌC:
 CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I.Mục tiêu: 
* Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : mênh mông, lặng sóng, luỹ tre xanh, ...
- Đọc trôi chảy và lưu loát toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+Biết đọc diễn cảm cả bài với giọng đọc phù hợp : thiết tha , dịu dàng thể hiện sự ngạc nhiên ; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn ( lúc tả chú chuồn nước đậu một chỗ, lúc tả chú tung cánh bay ) .
*Đọc - hiểu:
-Hiểu nội dung bài : Bài văn ca ngợi về vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn , bộc lộ tình cảm của tácgiả với đất nước quê hương .
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : giấy bóng ,phân vân , lộc vừng ... 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-Ảnh chụp con chuồn chuồn và cây lộc vừng .
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III.Hoạt động trên lớp:
1.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc 3 trong bài " Ăng - co vát " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và nêu câu hỏi .
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
 b.HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI:
 * LUYỆN ĐỌC:
-Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
-GV treo tranh minh hoạ con chuồn chuồn và tranh cây lộc vừng ,hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong bài 
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
-Gọi 2 HS đọc cả bài .
-GV đọc mẫu
* TÌM HIỂU BÀI:
-Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bàng những hình ảnh so sánh nào ?
	+ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung 
- Em thích nhất hình ảnh so sánh nào ?
+ HS phát biểu theo ý thích :
- Em thích hình ảnh chú chuồn chuồn với bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung ra cánh và đôi mắt của chú chuồn chuồn nước.
- Em thích hình ảnh chú chuồn chuồn với thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu vì đó là hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung ra được màu sắc hài hoà mát dịu của chú chuồn chuồn nước.
-1 HS đọc tiếp theo của bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Cách miêu tả chú chuồn chuồn nước bay có gì hay ?
	- Đây là hình ảnh miêu tả rất thực tế về cách bay lên rất bất ngờ, tả theo cánh bay của chú chuồn chuồn nhờ vậy mà tác giả đã kết hợp để tả được cảnh thiên nhiên một cách tự nhiên về phong cảnh làng quê.
+Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào ? 
	Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng ; luỹ tre xanh rì rào ... ; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ... 	
* Đọc diễn cảm:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài 
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
Ôi ! chao chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh . Bốn cái cánh mỏng như giấy bỏng . Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh . Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân .
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3.Củng cố – dặn dò
- Nội dung chính của bài là gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài học sau .
............................................................
 TOÁN:
 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
A.Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về : 
+ So sánh số tự nhiên.
+ Xếp số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 B.Các hoạt động dạy học:
1.KT Bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT4 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh. 
2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập, củng cố các kiến thức về số tự nhiên . 
b) Thực hành :
*Bài 1 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
-GV hướng dẫn học sinh làm mẫu 1 bài .
-Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiệuso sánh các cặp số còn lại vào vở 
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
+Tiếp nối nhau đọc kết quả và nêu cách so sánh đối với từng cặp số:
+ 989 < 1321 ( vì 989 có số chữ số ít hơn 1321) 
+ 34579 < 34 601 ( có cùng số chữ số nhưng ở hàng trăm có 6 trăm lớn hơn 5 trăm ) 
+ 83 00 : 10 và 830 
- Ta có : 830 = 830 
+ 72 600 và 726 x 100 
 - Ta có : 72 600 = 72 600 
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV nhắc HS : Trước hết phải so sánh các số trong dãy số viết số nhỏ nhất ra nháp tiếp theo viết số lớn dần cho đến hết .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 : 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV nhắc HS : Trước hết phải so sánh các số trong dãy số viết số lớn nhất ra nháp tiếp theo viết số bé dần cho đến hết .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và thực hiện tính vào vở 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 4 : (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm )
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS .
+ Số bé nhất có 1 chữ số là số nào ?+ Số bé nhất có 1 chữ số là số 0
+ Số lẻ bé nhất có 1 chữ số là số nào ?+ Số lẻ bé nhất có 1 chữ số là số 1
+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào ?+ Số lớn nhất có 1 chữ số là số 9 
+ Số chẵn lớn nhất có 1  ... ác nhau ?
- Em hãy đặt câu hỏi cho phần in nghiêng 
- Theo em phần in nghiêng trong câu trên có tác dụng gì ?
* GV lưu ý : - Trạng ngữ có thể đứng trước C- V của câu, đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc đứng sau nòng cốt câu. Trong trường hợp trạng ngữ đứng sau, nó thường được phân cách với phần nòng cốt câu bằng một quãng ngắt hơi ( thể hiện bằng dấu phẩy khi viết ) hoặc bằng một quan hệ từ chỉ nguyên nhân , mục đích, phương tiện. Để phù hợp với trình độ của các em .
c) Ghi nhớ : 
- Gọi 2 -3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK .
- Yêu cầu HS học thuộc lòng phần ghi nhớ.
d.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở .
- GV dán 2 tờ phiếu lớn lên bảng .
- Mời 2 HS đại diện lên bảng làm vào 2 tờ phiếu lớn .
- GV nhắc HS chú ý : - bộ phận trạng ngữ trả lời các câu hỏi : Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ?...
- Gọi HS phát biểu ý kiến .
-Gọi HS khác nhận xét bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các ý đúng.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV gợi ý HS viết đoạn văn dựa vào yêu cầu gợi ý của đề bài ( Nói về một lần đi chơi xa , mà trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ ) 
+ Nhận xét tuyên dương ghi điểm những HS có đoạn văn viết tốt .
3.Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết cho hoàn chỉnh đoạn văn và tìm thêm các câu khác trong sách giáo khoa có sử dụng bộ phận trạng ngữ , chuẩn bị bài sau.
 -3 HS lên bảng đặt câu cảm theo từng tình huống 
- Tiếp nối đọc kết quả:
a/ Tình huống vui sướng:
+ A ! bố đã về ! 
-Ôi !vườn hoa nhà mình trông đẹp quá!
b/ Với tình huống bất ngờ :
+Trời ơi ! Bà cụ hàng xóm đã mất tối hôm qua !
-Ôi ! mình không ngờ bạn vẫn nhớ ngày sinh nhật và còn tặng quà cho mình nữa.
+ Nhận xét bổ sung cho bạn ..
-Lắng nghe.
-3 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
-Hoạt động cá nhân .
+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp :
- Ở câu b có thêm một bộ phận đứng trước câu ( được in nghiêng )
- Vì sao I - ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
- Nhờ đâu mà I - ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
- Khi nào I - ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ?
- Nêu nguyên nhân ( nhờ tinh thần ham học ) và thời gian ( sau này ) xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ ( I - ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ) 
-Nhận xét câu trả lời của bạn .
+ Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động cá nhân .
+2 HS lên bảng dùng viết dạ gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ có rong mỗi câu .
+ Lắng nghe .
+ Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp :
 - Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng .
- Trong vườn, muôn loài hoa đua nở .
- Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng . Làng cô ở cách làng Mĩ Lí hơn mười lăm cây số. Vì vậy , mỗi năm , cô chỉ về làng chừng hai ba lượt .
-Nhận xét câu trả lời của bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
-Thảo luận trong bàn, suy nghĩ viết đoạn văn 
- Tiếp nối đọc đoạn văn trước lớp :
-Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy .
- Vào giờ toán, ngày thứ tư tuần trước, lớp em có rất nhiều bạn đạt điểm cao. Vì vậy, thầy giáo chủ nhiệm lớp em rất vui lòng .
+Vì trời mưa to, nên chiếc cầu bắc qua con suối bị cuốn trôi. Các bạn đi học gặp rất nhiều khó khăn khi đến trường .
- Nhận xét bổ sung bình chọn bạn có đoạn văn viết đúng chủ đề và viết hay nhất .
-HS cả lớp .
 CHÍNH TẢ:
 NGHE LỜI CHIM NÓI 
I.Mục tiêu: 
-Nhớ – viết lại chính xác, đẹp và trình bày đúng chính tả đoạn văn trong bài "Nghe lời chim nói " .
-Làm đúng BT chính tả phân biệt các âm đầu dễ lẫn l/ n hoặc có thanh hỏi / thanh ngã . 
II. Đồ dùng dạy học: 
-3- 4 tờ phiếu lớn viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b .
-Phiếu lớn viết nội dung BT3a , 3b .
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong bài "Nghe lời chim nói " để HS đối chiếu khi soát lỗi III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng .
-Mời 1 HS đọc cho các bạn viết các tiếng có nghĩa bắt đầu bằng âm r / d và gi .
- GV nhận xét ghi điểm từng HS.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ
nghe đọc để viết đúng và viết đẹp một đoạn trong bài "Nghe lời chim nói " và làm bài tập chính tả có viết với âm l/ n hay thanh hỏi , thanh ngã .
b.Hướng dẫn viết chính tả:
- Gọi 2 HS đọc đoạn thơ viết trong bài: 
" Nghe lời chim nói "
-Hỏi: - Đoạn thơ này nói lên điều gì ?
* HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ KHÓ:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * NGHE VIẾT CHÍNH TẢ:
+ GV yêu cầu HS gấp sách giáo khoa lắng nghe GV đọc để viết vào vở đoạn thơ trong bài " Nghe lời chim nói ".
 * SOÁT LỖI CHẤM BÀI:
+ Treo bảng phụ đoạn văn và đọc lại để HS soát lỗi tự bắt lỗi .
 c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 
-GV dán tờ phiếu đã viết sẵn yêu cầu bài tập lên bảng .
- GV chỉ các ô trống giải thích bài tập 2 
- Yêu cầu lớp đọc thầm sau đó thực hiện làm bài vào vở .
- Phát 4 tờ phiếu lớn và 4 bút dạ cho 4 HS.
- Yêu cầu HS nào làm xong thì dán phiếu của mình lên bảng .
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung bài bạn 
-GV nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương những HS làm đúng và ghi điểm từng HS .
* Bài tập 3: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu đề bài . 
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu , mời 4 HS lên bảng thi làm bài .
+Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi hoàn chỉnh 
- GV nhận xét ghi điểm từng HS .
3.Củng cố – dặn dò:
*Bảo vệ môi trường: Giáo dục Hs biết yêu thiên nhiên bảo vệ động vật chính là bảo vệ moi trường.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng viết .
- HS ở lớp viết vào giấy nháp .
rên rỉ, rầu rầu, rúi rít, rêu rao, rong rêu, râm ran 
- dào dạt, da dẻ, dương liễu, dông tố, dốt nát, dê con.
giáo viên, giáo dục, giông tố, giành dật ,...
- Nhận xét các từ bạn viết trên bảng.
+ Lắng nghe.
-2HS đọc đoạn trong bài viết , lớp đọc thầm .
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
+ HS viết vào giấy nháp các tiếng khó dễ lần trong bài như : lắng nghe , nối mùa , ngỡ ngàng , thanh khiết , thiết tha , .. .
+ Nghe và viết bài vào vở.
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập .
-1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát , lắng nghe GV giải thích .
-Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi cột rồi ghi vào phiếu.
-Bổ sung.
-1HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
+ a/ Các từ có âm đầu cần chọn để điền là :
Trường hợp chỉ viết với l không viết với n 
Trường hợp chỉ viết với n không viết với l 
- là , lạch , laĩ , làm , lãm , lảm , lảng , lãng, lãnh , lảnh , làu , lảu , lạu, lặm , 
lẳng , lặp , lắt , lặt , lâm , lẩm , lẫm , lẩn , lận , lất , lật , lầu , lầy , lẽ , lèm , lẻm , lẹm , lèn , lẻn , lẽn , liễn , liến , liéng , liệng , liếp , liều , liễu , lim , lìm , lịm , lỉnh , lĩnh , loà , loá , loác , loạc , lao , loài , loại , loan , loàn , loạn , loang , loàng , loãng , loãng , lói , lọi , lỏi , lõm , lọm , lõng , lồ , lộc , lổm , lổn , lốn , lộng , lốt , lột , lời , lởi , lợi , lờm , lợn , lơn , lờn , lớn , lởn , lù , lủ , lũ , lùa , lúa , lụa , , luân , luấn , luận lưng , lững , lười , lưỡi , lưới , lượm , lươn , lườn , lưỡng , lường , lượng , lướt , lựu , lưu .
Nãy , này , nằm , nắn nậm, nẫng , nấng , nẫu , nấu , néo , nêm , nếm , nệm , nến , nện , nỉ , nĩa , niễng , niết , nín , nịt , nõ , noãn , nống , nơm , nuối , nuột , nước nượp 
- Nhận xét , bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có 
-2 HS đọc đề thành tiếng, lớp đọc thầm 
- 4 HS lên bảng làm, HS ở lớp làm vào vở .
+Lời giải : a) ( băng trôi ) Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này .
b) ( Sa mạc đen ) Ởnước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới 
- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh .
- Nhận xét bài bạn .
- HS cả lớp .
 KHOA HỌC:
 ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 -Phân loài động vật theo nóm thức ăn của chúng.
 -Kể tên một số loài động vật và thức ăn của chúng.
II.Đồ dùng dạy học:
 -HS sưu tầm tranh (ảnh) về các loài động vật.
 -Hình minh họa trang 126, 127 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Giấy khổ to.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.KTBC:
-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:
 +Muốn biết động vật cần gì để sống, thức ăn làm thí nghiệm như thế nào ?
 +Động vật cần gì để sống ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2.Bài mới:
-Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh của HS.
-Hỏi: Thức ăn của động vật là gì ?
*Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Thức ăn của động vật
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-Phát giấy khổ to cho từng nhóm.
-Yêu cầu: Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó. Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng.
-GV hướng dẫn các HS dán tranh theo nhóm.
 +Nhóm ăn cỏ, lá cây.
 +Nhóm ăn thịt.
 +Nhóm ăn hạt.
 +Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ.
 +Nhóm ăn tạp.
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về động vật, phân loại động vật theo nhóm thức ăn đúng, trình bày đẹp mắt, nói rõ ràng, dễ hiểu.
-Yêu cầu: hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.
+Em biết những loài động vật nào ăn tạp ?
*Hoạt động 2: Tìm thức ăn cho động vật 
 Cách tiến hành
-GV chia lớp thành 2 đội.
-Luật chơi: 2 đội lần lượt đưa ra tên con vật, sau đó đội kia phải tìm thức ăn cho nó.
 Nếu đội bạn nói đúng – đủ thì đội tìm thức ăn được 5 điểm, và đổi lượt chơi. Nếu đội bạn nói đúng – chưa đủ thì đội kia phải tìm tiếp hoặc không tìm được sẽ mất lượt chơi.
-Cho HS chơi 
-Tổng kết trò chơi.
3.Củng cố:
-Hỏi: Động vật ăn gì để sống ?
4.Dặn dò:
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
-Thức ăn của động vật là: lá cây, cỏ, thịt con vật khác, hạt dẻ, kiến, sâu, 
-Tổ trưởng điều khiển hoạt động của nhóm dưới sự chỉ đạo của GV.
-Đại diện các nhóm lên trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó.
-Tiếp nối nhau trình bày:
- gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.
+Gà, mèo, lợn, cá, chuột, 
 -------- cc õ dd --------
Thứ 4 ngày 21 tháng 4 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_thu_hang.doc