Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Bài 72: Em ôn lại những gì đã học.

I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố tính chất của phân số, so sánh phân số, dấu hiệu chia hết và các phép tính với số tự nhiên

- Vận dụng tính chất của PS để giải các bài toán liên quan

- Thực hiện so sánh và sắp thứ tự các phân số

- Làm đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

- Phẩm chất: HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

- Góp phần phát triển năng lực:

- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học: Trình bày được cách so sánh hai phân số và các dấu hiệu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 28 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ Hai ngày 28 tháng 2 năm 2022
TOÁN
Bài 72: Em ôn lại những gì đã học.
I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố tính chất của phân số, so sánh phân số, dấu hiệu chia hết và các phép tính với số tự nhiên
- Vận dụng tính chất của PS để giải các bài toán liên quan
- Thực hiện so sánh và sắp thứ tự các phân số
- Làm đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
- Phẩm chất: HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
- Góp phần phát triển năng lực: 
- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học: Trình bày được cách so sánh hai phân số và các dấu hiệu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.. 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
HĐ 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai thông minh hơn ?” :
- Em viết rổi đọc một phân số bất kì, chẳng hạn : 2/3
- Các bạn trong nhóm tìm các phân số bằng phân số em đã viết.
- Cử đại diện ghi lại các phân số nhóm mình viết được. Nhóm nào viết được nhiều phân số nhất sẽ thắng cuộc.
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
HĐ 1: Làm việc nhóm, chia sẻ kết quả trước lớp.
Ví dụ :
- Em viết phân số 3/4, đọc là “ba phần tư”.
- Các phân số bằng với phân số là 3/4: 6/8;9/12;12/16;15/20;18/24;21/28 ;
2. Hoạt động thực hành (35p)
* Mục tiêu: - HS thực hiện so sánh được 2 PS và vận dụng các bài toán liên quan
 - Vận dụng các dấu hiệu chia hết vào làm các bài tập
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 HĐ 2:
a) Viết phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây:
Rút gọn phân số: 4/6;9/12;10/20;8/18
HD làm bài:
 Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau :
• Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
• Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.                 
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. 
HĐ 3: So sánh hai phân số: 
a) 1/3 và 1/4 ;            3/5 và 5/6
b) 3/10 và 8/5 ;                        4/3 và 7/6.
c) 7/4 và 1/6;                          5/6 và 7/8.
Phương pháp giải:
Áp dụng các quy tắc so sánh phân số :
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn hơn.
- Trong hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
HĐ 4: Đặt tính rồi tính:
a) 780139 + 23507 ;        364563  – 91904 ;
b) 512 × 307 ;                 70308 : 217.
HĐ 5: Viết chữ số thích hợp vào ô trống sao cho :
a) 67□ chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
b) 67□ chia hết cho 9.
HD HS làm:
Áp dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3:
HĐ nhóm, củng cố lại tính chât cơ bản của PS.
Bài 3+ Bài 4 Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
HĐ 2: làm bài cá nhân vào SGK:
a)
HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài.
HĐ 3: HS làm vở nháp, nêu miệng trước lớp
a) • 1/3  và 1/4
1/3>1/4 (vì 3<4).
Cách 1 :
Giữ nguyên phân số 3/10;
8/5/=/8×2/5×2 = 16/10 
Mà 3/10 < 16/10 (vì 3 <16).
Vậy 3/10<8/5.
Cách 2 : 
Ta có : 3/10 1
Hay 3/10 < 1 < 8/5 Vậy 3/10 < 8/5
HĐ 4: HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài.
HĐ 5: HS làm SGK, nêu miệng kết quả.
a) Giả sử chữ số cần điền vào ô trống là xx.
Vì số 67x¯ chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 nên chữ số tận cùng phải là 5, hay x = 5.
Vậy số cần tìm là: 675.
b) Giả sử chữ số cần điền vào ô trống là xx.
Vì số 67x¯ chia hết cho 9 nên 6+7+x chia hết cho 9, hay 13+x chia hết cho 9.
Suy ra x = 5.
Vậy số cần tìm là: 675. 
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3: Đáp án:
a) 
b) Thực hiện rút gọn các phân số:
; ; 
Vì: nên 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
 Bài tập PTNL HS:M3+M4
Không quy đồng mẫu số, hãy so sánh các phân số dưới đây:
; 
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 23A . Thế giới hoa và quả. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Phẩm chất: Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Máy chiếu, máy tính, bài soạn powerpoint
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
HĐ 1: Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em
- GV cho BHT chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
HĐ 1: HĐ cả lớp. HS nêu ý kiến:
- Tán cây bàng như những chiếc ô xanh khổng lồ, tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi.
- Hè đến, hàng bằng lăng trước sân trường nhuộm tím cả vùng trời, tô điểm cho mái trường Tiểu học của em.
- Những bông hồng rung rinh trong nắng như đón chào chúng em tới trường.
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
HĐ 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
HĐ 4: Cùng luyện đọc: GV HĐ đọc câu, từ khó.
GV HD đọc chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đoá, phần tử, xoè ra, nỗi niềm, mát rượi ,...)
 - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
HĐ 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Chọn ý trả lời đúng:
1) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
- Nêu ý nghĩa bài? GD HS
HĐ 6: Chọn một đoạn của bài văn và thi đọc.
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
HĐ 5:
1) Vẻ đẹp của hoa phượng có điểm đặc biệt: Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.
=> Đáp án đúng là: a
2) Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.
=> Đáp án đúng là: c
3) Tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”: Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
=> Đáp án đúng là: d
Ý nghĩa: Bài ca ngợi vẻ đẹp của hoa phượng, hoa phượng gắn với nhiều kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
- Cho HS đọc theo nhóm, thi đọc
Nội dung: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả hoa phượng của tác giả?
- Lưu ý HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về hoa phượng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Bài 23A . Thế giới hoa và quả. T2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.
 * HS M3+M4 viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT.
3. Phẩ ... ộ cao của cái đẹp.
- GV cho các nhóm thảo luận, đưa ra luật chơi.
Cho HS thi => Chốt kết quả đúng.
Mở rộng thêm một số từ khác: 
HĐ 3: Mỗi em đặt một câu với một từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
GV làm mẫu 1 câu, HS thực hành trong nhóm ghi kết quả vào bảng con.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân – Chia sẻ lớp
HĐ 2: Làm việc nhóm, các nhóm thi xếp.
a) Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn: đôn hậu, thông minh, nết na, khảng khái, chân thực, trung hậu, tài trí, tốt bụng, dịu hiền.
b) Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, mê hồn, khôn tả, tuyệt diệu, tuyệt trần, vô cùng, khôn tả.
HĐ 3; Cá nhân làm, chia sẻ trước lớp.
- Đóa hoa nở rộ, đẹp mê hồn.
- Nàng tiên cá có vẻ đẹp tuyệt trần.
- Phong cảnh Sa Pa đẹp tuyệt vời.
- Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm
- Tìm thêm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu ngày 4 tháng 3 năm 2022
Tiết 2:Toán
BÀI 75: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Em biết trừ phân số có cùng mẫu số
- Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học: Trình bày được cách trừ hai phân số.
- Rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ: GV: TLHD, các tấm thẻ.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Khởi động
- HĐTQ cho lớp chơi trò chơi 
- Nhận xét. 
- GV giới thiệu bài, viết tên bài lên bảng
- GV chốt mục tiêu:
BHT cho chơi trò chơi.
- Học sinh đọc tên bài và viết vào vở
- Học sinh đọc mục tiêu bài học
- Chia sẻ mục tiêu của bài học trước lớp 
A. Hoạt động khám phá 
2. Thực hiện lần lượt các 
hoạt động
- GV đưa ra bài toán:
Từ băng giấy màu, lấy băng giấy để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tìm kết quả bài toán này ta phải thực hiện phép tính gì ?
- GV nhận xét và đưa ra kết luận: 
Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số. 
- Gv đưa ra ví dụ: 
- GV hướng dẫn thực hiện phép tính.
3.
a. Nói cho nhau nghe về phép trừ hai phân số cùng mẫu ? 
b. Em hãy viết hai phân số có cùng mẫu số rồi đố bạn trừ hai phân số đó
- Gv nhận xét .
B. Hoạt động thực hành
1. Tính 
- Gv nhận xét.
2. Rút gọn rồi tính 
- HSCQT thực hiện ý a
- Quan sát, hỗ trợ HS
- Gv nhận xét.
C. HĐ ứng dụng
- Thực hiện các bài tập phần ứng dụng
HĐ cả lớp
- HS theo dõi phân tích bài toán 
- Bài toán cho biết: Từ băng giấy màu, lấy băng giấy để cắt chữ
- Bài toán hỏi còn lại bao nhiêu phần của băng giấy ?
- Ta phải thực hiện phép tính trừ .
Ta lấy : - 
Ta có : - = 
- HS đọc kết luận.
- HS quan sát HS hướng dẫn
HĐ cặp đôi
a. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số . 
b. Cá nhân viết hai phân số có cùng mẫu số rồi đố bạn trừ hai phân số đó và ngược lại.
- Báo cáo GV
HĐ cá nhân 
HS làm vào vở:
a. b.
c.
- Báo cáo GV
HĐ cặp đôi 
- HS thực hiện cá nhân 
- Chia sẻ cặp đôi
a. 
b. 
- Báo cáo GV
- HS thực hiện ở nhà và báo cáo vào tiết học sau
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................_______________________________
TIẾNG VIỆT
Bài 23C Vẻ đẹp tâm hồn. (Tiết 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học HS có thể:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết 
3. Phẩm chất: Tích cực, tự giác làm bài, có ý thức chọn lựa từ ngữ khi miêu tả.
4. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết lời giải.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hình thành kiến thức (15p)
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành:
HĐ 4: Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Cho HS đọc yêu cầu BT 
+ Đọc lại bài Cây gạo (trang 32);
+ Tìm các đoạn trong bài văn nói trên; nêu nội dung chính của mỗi đoạn.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- GV: Bài văn miêu tả cây cối thường có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định
b. Ghi nhớ: 
Nhóm 4 – Chia sẻ lớp
HĐ 4. HS đọc lại các bài văn, trao đổi nêu nội dung của mỗi đoạn.
GV rút ghi nhớ, HS đọc ghi nhớ và lấy ví dụ.
Đáp án:
a) Các đoạn trong bài Cây gạo:
- Đoạn 1: Từ đầu đến cây gạo già thật đẹp.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến hết mùa hoa quê mẹ.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
3. HĐ thực hành (18p)
*Mục tiêu: 
- Xác định được các đoạn văn và nội dung của từng đoạn văn trong bài Cây trám đen
- Viết được đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây
* Cách tiến hành: 
a) Đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu 
- GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? 
- GV nhận xét
b) Dựa vào dàn ý trên, Bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn, nhưng chưa viết dược đoạn văn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này (Viết vào chỗ có dấu ()
- Nghe báo cáo kết quả.
- HSCQT: Viết đoạn văn 2 - 3 câu miêu tả cây cối
- Nhận xét bài làm của HS.
C. Hoạt động ứng dụng
- Đọc đoạn văn viết trên lớp cho người thân nghe
HĐ cả lớp
- 1 HS đọc dàn ý. Cả lớp theo dõi.
- HS trả lời
Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu về cây chuối tiêu.
Thân bài
+ Đoạn 2: Tả bao quát cây chuối tiêu.
+ Đoạn 3: Tả các bộ phận của cây chuối tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối)
Kết bài (đoạn 4): Nêu lợi ích của cây chuối tiêu.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
HĐ cá nhân
- HS suy nghĩ và viết vào vở đoạn văn hoàn chỉnh.
- Một số em đọc bài viết của mình trước lớp các em khác nhận xét.
- HS thực hiện ở nhà cùng người thân
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
BÀI 4. KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
I. Yêu cầu cần đạt :
- Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm.
- Trình bày và thực hành được các kĩ năng giúp làm việc nhóm hiệu quả.
- Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Biết đoàn kết, yêu thương và chia sẻ.
- Sơ kết chủ điểm.
II. Đồ dùng: Tài liệu KNS/16-19
III. Các hoạt động dạy - học:	
A. Khởi động: 
- Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ?
- Khi lắng nghe cần có hành động và thái độ thế nào?
- Nhận xét, đánh giá. 
B. Khám phá.
HĐ 1. Tìm hiểu về cách làm việc nhóm
 Đọc truyện: Làm việc nhóm hiệu quả
- GV yêu cầu HS đọc truyện.
- Yêu cầu HS thảo luận: 
BT1: Rút ra bài học nhóm từ câu chuyện trên?
BT2: HS làm bài tập trong SGK/17=> Chốt ý đúng
BT3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi 
BT4: Viết kinh nghiệm của bản thân giúp em làm việc nhóm hiệu quả. => Chốt ý đúng.
Thực hành
BT5: Em cùng các bạn lập kế hoạch tập văn nghệ cho nhóm nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
HĐ 2: Bài học
- Nêu ndung bài học và những điều nên tránh.
HĐ3: Đánh giá nhận xét. 
- HS tự đánh giá vào bảng/19 
- GV đánh giá HS.
Vận dụng: 
- Em cần làm gì để làm việc nhóm hiệu quả.
- Vận dụng vào học tập, làm việc hàng ngày. 
D. Sinh hoạt lớp
a) Đánh giá hoạt động tuần 23:
- Cán sự lớp đánh giá, tổng kết thi đua trong tuần.
- Xếp loại thi đua cá nhân, tổ.
- GV đánh giá chung: 
 +Các em tự giác truy bài 15 phút đầu giờ..
 + Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, trực nhật lớp và vệ sinh khu vực trường tốt.
 +Phong trào thi đua chưa thật sự sôi nổi, một số HS lưới học, kĩ năng tính toán còn chậm:
 + Duy trì các buổi học phụ đạo.
 + Việc rèn chữ giữ vở có tiến bộ.
 + Thực hiện nghiêm túc ATGT trên đường đến trường. 
2. Kế hoạch tuần 24:
- Duy trì và phát huy những nề nếp đã đạt được.
-Tăng cường rèn chữ, ôn bảng nhân chia 
- Tăng cương rèn luyện kỹ năng thực hiện 4 phép tính 
- Ôn luyện cách tính diện tích, thể tích các hình đã học
- Tăng cường vai trò tự quản của cán sự lớp.
* Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS đọc truyện.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS làm bài tập trong SGK
- HS tham gia trò chơi.
- Viết kinh nghiệm và nêu trước lớp.
- HS trong nhóm lập kế hoạch.
- HS nêu
- Ban cán sự lớp nhận xét.
- Lắng nghe đánh giá.
- Lớp theo dõi, bổ sung
- HS theo dõi
- Tuyên dương: Diễm, Cảm
- HS theo dõi, bổ sung 
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_23_nam_hoc_2021_202.doc