PHÉP NHÂN PHÂN SỐ. T2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số
- Thực hiện được phép nhân hai phân số
- Vận dụng làm các bài tập liên quan
* PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
* Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
TUẦN 25 Thứ Hai ngày 14 tháng 3 năm 2022 TOÁN PHÉP NHÂN PHÂN SỐ. T2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thực hiện phép nhân hai phân số - Thực hiện được phép nhân hai phân số - Vận dụng làm các bài tập liên quan * PC: Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán. * Hình thành NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) + Nêu cách cộng, trừ các phân số cùng MS và khác MS + Nêu cách nhân hai phân số? - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + HS nêu 2. Hoạt động thực hành (25p) * Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân 2 PS. Vận dụng giải toán. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp HĐ 3: Tính (theo mẫu) : HD mẫu. - Cho HS làm bảng con. KL: - Muốn nhân phân số với số tự nhiên ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số. - Muốn nhân số tự nhiên với phân số ta có thể viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1, sau đó thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường; hoặc để viết gọn ta có thể lấy số tự nhiên nhân với tử số và giữ nguyên mẫu số. HĐ 4: - GVHD: Trước tiên ta áp dụng cách nhân hai phân số : “Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số”, sau đó ta cùng chia nhẩm tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang cho các thừa số chung. - Sửa bài, chốt kết quả. HĐ 5: Giải các bài toán sau: a) Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh dài m. b) Một hình chữ nhật có m và chiều rộng 58m58m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Nêu hướng giải bài toán? - HD giải cho HS TTC. 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) HĐ 3: HS làm bảng con. HĐ 4: Làm vở, 1 HS làm bảng phụ, sửa bài. HĐ 5: HĐ cá nhân, cả lớp. Áp dụng các công thức : +) Chu vi hình vuông = cạnh × 4. +) Diện tích hình vuông = cạnh × cạnh. +) Diện tích hình chữ nhật = chiều dài × chiều rộng. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT Bài 25A . Bảo vệ lẽ phải. T1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Phẩm chất: Giáo dục lòng dũng cảm khi đối đầu với nguy hiểm. - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định. Ứng phó, thương lượng. Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Máy chiếu, máy tính, bài soạn powerpoint 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Quan sát hình ảnh bác sĩ và tên cướp trong bức tranh dưới đây và nhận xét về vẻ mặt, hình dáng của các nhân vật. - HĐ Nhóm. QS tranh để nhận xét về 2 nhân vật bác sĩ và tên cướp. - GV nhận xét chung, dẫn vào bài học - Giới thiệu chủ điểm Những con người quả cảm Quan sát hình ảnh bác sĩ và tên cướp em thấy vẻ mặt và hình dáng của hai người khác nhau: - Bác sĩ có vẻ mặt hiền từ, nghiêm nghị; vóc dáng cao ráo, lịch sự và đĩnh đạc. - Tên cướp vẻ mặt cau có, hung hăng, nanh ác; dáng người cao lớn, vạm vỡ, da đen đúa, râu tóc xuề xòa.Nắm được nội dung của bài, đọc ngắt câu dài, giọng dứt khoát, gấp dần theo diễn biến của câu chuyện. 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng rành mạch, dứt khoát, phân biệt rõ lời của bác sĩ Ly và lời của tên cướp biển: + Tên cướp biển: thô lỗ, dữ dằn + Bác sĩ Ly: điềm đạm, cương quyết - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) HĐ 2. GV đọc HD đọc từ: trắng bệch, nín thít,.. HĐ 3: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với lời từ ngữ ở cột A: HĐ 4: Cùng luyện đọc. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 4 đoạn + Đoạn 1: Tên chúaman rợ + Đoạn 2: Một lầnphiên toà sắp tới. + Đoạn 3: Phần còn lại. HĐ 2: HS luyện đọc. HĐ 3: Làm cá nhân, cặp HĐ 4: Luyện đọc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (loạn óc, man rợ, nín thít, nanh ác, làu bàu...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp HĐ 5: Thảo luận, thực hiện các việc sau: 1) Nối đúng tên nhân vật với hành động của nhân vật: 2) Chọn ý trả lời đúng: a) Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? b) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Nêu nội dung của truyện? HĐ 6: Thi kể chuyện theo vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly). - Cho HS thi kể. * GDKNS: Trong cuộc sống khi gặp bất kì tình huống gì cũng cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhât. Cần luôn tin rằng: Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, công lí sẽ thuộc về những người bảo vệ chính nghĩa + Nội dung của bài là gì? HĐ 5: Làm việc cá nhân, nhóm, BHT chia sẻ. a) Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì bác sĩ tin vào sức mạnh của lẽ phải, cương quyết bảo vệ lẽ phải. => Đáp án đúng là: a2 b) Câu chuyện giúp em hiểu: Sức mạnh tinh thần của người có chính nghĩa có thể làm một kẻ hung hãn phải khuất phục. => Đáp án đúng là: b1 Ý nghĩa: Sức mạnh tinh thần của con người có chính nghĩa có thể làm một kẻ hung hãn phải khuất phục. HĐ6. HĐ cá nhân- thảo luận thống nhất trong nhóm. 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, phân biệt và thể hiện được lời của bác sĩ Ly, tên cướp biển * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài - Hãy kể về một người kiên quyết bảo vệ lẽ phải mà em biết trong cuộc sống. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT Bài 25A . Bảo vệ lẽ phải. T2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học; đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN. - Phẩm chất: HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ - Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: bảng phụ 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) + Thêm VN để hoàn chỉnh các câu kể theo mẫu Ai là gì? a) Hà Nội........................... b) Mùa xuân...................... + Nêu cấu tạo của VN trong câu kể Ai là gì? - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + VN do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành 2. Hình thành KT (15 p) * Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: HĐ 7. Tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?. HĐ cả lớp, GV giúp HS xác định chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Rút ghi nhớ - HS lấy thêm ví dụ minh họa. + Trong các câu vừa đọc ở ý a, b, câu nào có dạng Ai là gì? + Gạch dưới bộ phận CN trong các câu vừa tìm được. + CN có ý nghĩa gì? + CN trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? + CN thuộc từ loại gì? b. Ghi nhớ: - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. Nhóm 4 – Chia sẻ lớp a. Có 3 câu dạng Ai là gì? Đó là: + Ruộng rẫy là chiến trường. + Cuốc cày là vũ khí. + Nhà nông là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta. a. Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ. b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta. + CN chỉ ... - Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác *GD BVMT: HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả, có phẩm chất gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: GV: Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết lời giải. 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. HĐ thực hành (30p) *Mục tiêu: - Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; - Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. * Cách tiến hành: HĐ 1. HS làm cá nhân vào phiếu, trao đổi kết quả. Dưới đây là hai đoạn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau? a) Vườn nhà em có một cây hồng nhung rất đẹp. b) Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa thược dược rực rỡ đủ màu, hoa cúc vàng tươi rực rỡ, hoa vi-ô-lét tim tím nhớ thương ... Hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. - GV: Mở bài gián tiếp bao giờ cũng làm bài văn mềm mại và hay hơn, cuốn hút người đọc hơn HĐ 2: Viết đoạn văn mở bài (theo cách mở bài gián tiếp) cho một trong ba bài văn tả cây phượng, cây hoa mai hoặc cây dừa, theo gợi ý sau: a) Đó là một cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em. ) Đó là một cây hoa mai ba em trồng trước sân nhà. c) Đó là một cây dừa ở đầu xóm nhà em. - Đối tượng: Cây phượng, cây mai hoặc cây dừa. - Mở bài gián tiếp: Nói đề tài khác rồi mới dẫn và giới thiệu cây cần miêu tả. - GV nhận xét, khen những bài HS viết hay. - Cùng HS sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho các bạn HĐ 3: Quan sát một cây mà em yêu thích và cho biết: a) Cây đó là cây gì? b) Cây được trồng ở đâu? c) Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào (hoặc: do ai mua, mua vào dịp nào)? d) Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó thế nào? HĐ 4: Từ kết quả hoạt động 3, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả. - GV cùng HS sửa lỗi trong bài viết. - GV nhận xét, khen những HS viết hay. * Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2 viết được đoạn văn mở bài. HS M3+M4 viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. 3. HĐ ứng dụng (1p) - GD BVMT: Các loài cây đều rất gần gũi và có ích với cuộc sống con người. Mỗi loài cây đều có vẻ đẹp riêng. Cần biết bảo vệ các loài cây để cuộc sống luôn tươi đẹp. 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân - Cả lớp Đáp án: * Cách 1: Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả. * Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. + HS trả lời - HS lắng nghe HĐ 2: Làm cá nhân vào vở nháp. Chia sẻ kết quả làm bài. VD: Con đường nhỏ đi vào xóm em được lót xi măng sạch sẽ và luôn rợp mát bóng cây. Trong số những cây xanh tỏa bóng xuống mặt đường có một cây dừa cao được trồng từ rất lâu năm. VD: Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân. Ở đó không bao giờ thiếu màu sắc của những loài hoa. Mẹ em trồng hoa hồng. Em thì trồng mấy cụm mười giờ. Riêng bố em năm nào cũng chỉ trồng một thứ hoa là hoa mai. Bố bảo: Hoa mai mang nắng phương Nam về Bắc. Vì vậy, trước sân nhà em không bao giờ thiếu chậu hoa mai của bố. HĐ 3: Làm việc cá nhân. VD: a) Đó là cây hoa giấy có hoa màu hồng thắm. b) Cây được trồng ở sát cột cổng. c) Cây do bố em trồng vào dịp tết năm xưa. d) Ấn tượng chung của em về cây đó: em rất thích cây hoa giấy vì nó lớn rất nhanh và luôn rực rỡ hoa. Khi mà các loài hoa xuân đã tàn hết thì những chùm hoa giấy vẫn đua nhau nó đều thật là đẹp mắt. HĐ 4: Làm cá nhân vào vở. VD: Xuân về, trăm hoa đua nở. Mỗi loài hoa có mỗi sắc màu. Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp khác nhau. Nhưng em thích nhất là cây hoa giấy. VD: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, đào, mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rõ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: “Ôi, cây hoa đẹp quá” - Liên hệ bảo vệ, chăm sóc cây - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả một cây hoa ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tìm Hiểu về âm nhạc dân tộc. Mĩ thuật dân gian. I. Yêu cầu cần đạt : - HS nắm được một số nhạc cụ của dân tộc như : Đàn bầu, đàn nhị, đàn Tơ-rưng, trống cơm, đàn tranh... - Hiểu được khái niệm về mĩ thuật dân gian. - Đánh giá hoạt động tuần 25, đề ra phương hướng tuần 26. - Đánh giá, nhận xét hoạt động tuần. - GDHS yêu các nhạc cụ dân tộc, tinh thần yêu nước. - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL tự học và GQVĐ... II. Chuẩn bị: Máy chiếu, máy tính, tranh về các nhạc cụ dân tộc. II. Nội dung hoạt động : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động tập thể : 1. Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc: - Yêu cầu học sinh kể tên một số điệu hát, điệu hò tiêu biểu của dân tộc ta? - Nghệ sĩ thường biểu diễn các bài hát đó kèm với những loại nhạc cụ nào? - Chiếu tranh GT về các nhạc cụ dân tộc. KL: Đất nước ta có nhiều nhạc cụ dân tộc. Vì vậy âm nhạc dân toccj cũng rất phong phú. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi chúng ta phải có ý thức trau dồi kiến thức veefaam nhạc của dân tộc và biết thưởng thức về âm nhạc dân tộc mình. - Em thích điệu hát nào nhất? Vì sao? 2. Tìm hiểu về mĩ thuật dân gian. - Chiếu một số tranh mĩ thuật dân gian. - Tranh thể hiện đề tài nào? - Em có biết tác giả của các bức tranh này không? Vì sao? - Tranh mĩ thuật dân gian là gì? - Em có nhận xét gì về các bức tranh? - KL: Về tranh dân gian... B. Sinh hoạt lớp a) Đánh giá hoạt động tuần 25: - Cán sự lớp đánh giá, tổng kết thi đua trong tuần. - Xếp loại thi đua cá nhân, tổ. - GV đánh giá chung: +Các em tự giác truy bài 15 phút đầu giờ.. + Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ ; Trực nhật lớp và vệ sinh khu vực trường tốt. +Phong trào thi đua chưa thật sự sôi nổi, một số HS lưới học, kĩ năng tính toán còn chậm: + Duy trì các buổi học phụ đạo. + Việc rèn chữ giữ vở có tiến bộ. + Thực hiện nghiêm túc ATGT trên đường đến trường. 2. Kế hoạch tuần 26: - Duy trì và phát huy những nề nếp đã đạt được. -Tăng cường rèn chữ, ôn bảng nhân chia - Tăng cương rèn luyện kỹ năng thực hiện 4 phép tính - Ôn luyện cách tính diện tích, thể tích các hình đã học - Tăng cường vai trò tự quản của cán sự lớp. * Nhận xét tiết học. -Thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Nhóm bạn bổ sung. -...Hát ví dặm (Nghệ Tĩnh), hò Huế, ca cải lương (Nam Bộ), dân ca quan họ (Bắc Ninh)... - Kể tên các loại nhạc cụ dân tộc: Khèn, sáo, đàn bầu, đàn tranh, nhị... -HS quan sát ảnh nói tên nhạc cụ và hiểu biết về nhạc cụ đó. - Nghe. - HS nêu. - HS quan sát tranh. - Tranh về đề tài cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, cảnh đẹp đất nước... - HS nêu. - HS nêu: Tranh mĩ thuật dân gian là các tác phẩm mĩ thuật có từ lâu đời; không rõ tên tác giả, được truyền từ đời này sang đời khác. - HS nêu. - Ban cán sự lớp nhận xét. - Lắng nghe đánh giá. - Lớp theo dõi, bổ sung - HS theo dõi - Tuyên dương: Diễm, Cảm - HS theo dõi, bổ sung SHTT - KNS ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 25 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI TƯ DUY PHẢN BIỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 25 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần 26 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Khởi động - Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. + Học tập: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể mừng Đảng - mừng Xuân
Tài liệu đính kèm: