TOÁN
EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC. T1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về dãy số tự nhiên, biểu đồ, thời gian.
2. Kĩ năng
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Xác đinh được một năm thuộc thế kỉ nào .
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ học bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, NL mô hình hóa Toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
TUẦN 6 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021 TOÁN EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC. T1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ôn tập các kiến thức về dãy số tự nhiên, biểu đồ, thời gian. 2. Kĩ năng - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Xác đinh được một năm thuộc thế kỉ nào . 3. Phẩm chất - HS chăm chỉ học bài 4. Góp phần phát huy các năng lực Góp phần hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ toán học; NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học, NL mô hình hóa Toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng nhóm 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Tổ chức trò chơi củng cố về cách đọc các số có nhiều chữ số - TK trò chơi- Dẫn vào bài - Chơi trò chơi Chuyền điện 2. Hoạt động thực hành (30p) * Mục tiêu: Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Xác đinh được một năm thuộc thế kỉ nào . * Cách tiến hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề. a) Viết số tự nhiên liền sau của số 3980428. b) Viết số tự nhiên liền trước của số 3980428. c) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau: 35 609 349, 6 705 001, 4 567 890. - GV thu vở, nhận xét, đánh giá (8-10 bài) -GV chữa bài và yêu cầu HS 2 nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên. + Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc gì? * GV chốt: a) Để tìm số tự nhiên liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị. b) Để tìm số tự nhiên liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị. c) - Để đọc các số ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi lớp triệu, mỗi lớp có ba chữ số. Sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải. - Xác định hàng của chữ số 5 trong mỗi số, từ đó nêu được giá trị của chữ số đó. Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn 7879012, 7978012, 7789012, 8007232. * Cách so sánh hai số tự nhiên : 1) Trong hai số: - Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. - Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. Bài 3: Dưới đây là biểu đồ về số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai: - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? Dựa vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi sau : a) Số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 bao nhiêu tấn ? b) Năm nào công ty Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất? Năm nào xuất khẩu được ít cà phê nhất ? c) Trung bình mỗi năm trên, công ty Yến Mai xuất khẩu được bao nhiêu tấn cà phê ? 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân - Lớp - HS đọc yêu cầu đề -HS nối tiếp nêu miệng. Đ/a: a) Số tự nhiên liền sau của số 3 980 428 là 3 980 429. b) Số tự nhiên liền trước của số 3 980 428 là 3 890 427. c) • 35 609 012 : Ba mươi lăm triệu sáu trăm linh chín nghìn không trăm mười hai. Giá trị của chữ số 5 là 5 000 000. • 6 705 001: Sáu triệu bảy trăm linh năm nghìn không trăm linh một. Giá trị của chữ số 5 là 5000. • 4 567 890: Bốn triệu năm trăm sáu mươi bảy nghìn tám trăm chín mươi. Giá trị của chữ số 5 là 500 000. + Phụ thuộc vị trí của nó trong số Nhóm 2 –Lớp - Hs đọc yêu cầu đề - Làm vở. Chia sẻ kết quả. So sánh các số đã cho ta có : 7789012 < 7879012 < 7978012 < 8007232. Vậy các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là : 7789012;7879012;7978012; 8007232. - HS làm bài nhóm 2 - Chia sẻ lớp - TBHT điều hành hoạt động báo cáo Nhóm 4 –Lớp - HS đọc đề. HS làm bảng nhóm. Chia sẻ. - Vậy : a) Số cà phê xuất khẩu của công ty Yến Mai trong năm 2012 nhiều hơn năm 2009 là : 830 – 500 = 330 (tấn) b) Ta có : 830 tấn > 630 tấn > 600 tấn > 500 tấn. Do đó, năm 2012 công ty Yến Mai xuất khẩu được nhiều cà phê nhất. Năm 2009 xuất khẩu được ít cà phê nhất. c) Trung bình mỗi năm trên, công ty Yến Mai xuất khẩu được số tấn cà phê là : (500 + 630 + 600 + 830) : 4 = 640 (tấn) - Ghi nhớ KT của bài - Tìm các bài toán cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT BÀI 6A: DŨNG CẢM NHẬN LỖI. T1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, khóc nấc lên, nức nở - Hiểu ND bài: Hiểu ND: Nỗi dằn vặt cảu An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. Kĩ năng - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 3. Phẩm chất - Giáo dục HS đức tính trung thực, tình cảm yêu thương gia đình 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh họa, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. (Máy chiếu) 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - Đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo Chiếu tranh: Mọi người trong tranh đang làm gì? - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới -TBHT điều hành: HS nêu: Quan sát tranh em thấy: Bạn An-đrây-ca đang ngồi buồn bã và nghĩ về việc mình đã mải chơi bóng nên mua thuốc về chậm đã khiến ông bạn ấy đã qua đời. An-đrây-ca cảm thấy dằn vặt vô cùng. 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và lời của chú bé Chôm - GV chốt vị trí các đoạn. - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ: + Em hiểu "khóc nấc lên" là khóc như thế nào?(khóc to, khóc thành từng cơn) +Chạy một mạch là chạy như thế nào? (chạy thật nhanh, không nghỉ) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: dằn vặt (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp Thảo luận, trả lời câu hỏi : - YC HS thảo luận nhóm. 1) An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 2) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? 3) Vì sao An-đrăy-ca tự dần vặt mình? a. Em bị mẹ trách mắng vì không mua thuốc về nhanh. b. Em đã không nghĩ ra việc đề nghị bác sĩ luôn bên ông. c. Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm. 4) Dòng nào dưới đây nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca? a. Biết vâng lời mẹ, yêu thương ông và thích đá bóng. b. Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình. c. Chăm chỉ giúp đỡ mẹ làm nhiều việc. + Qua câu chuyện trên em thấy dược điều gì từ An - đrây - ca? - GV ghi nội dung lên bảng. GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét 1) Trên đường đi mua thuốc cho ông, An- đrây-ca đã nhập cuộc vào trận đá bóng cùng mấy đứa bạn rồi sau đó mới chạy đi mua thuốc. 2) Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thì em thấy mẹ khóc nấc lên, ông đã qua đời. 3) An-đrây-ca tự dần vặt mình vì: Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm. => Đáp án đúng: c. 4) Dòng nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca vì: Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình. => Đáp án đúng: b. -Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. - HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung 3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp + Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Qua bài đọc, em rút ra bài học gì? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật, hiểu được Phẩm chất của từng nhân vật - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai cả bài + Phân vai trong nhóm. - HS nêu suy nghĩ của mình - Đặt tên khác cho câu truyện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT BÀI 6A: DŨNG CẢM NHẬN LỖI. T2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là danh từ chung và danh từ riêng. 2. Kĩ năng - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng; nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế 3. Phẩm chất - HS có ý thức viết hoa đúng cách, đún ... cùng HS giải nghĩa một số từ: + Em hiểu thế nào là tự kiêu? tự ái? Bài tập 3: Sắp xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm, viết vào vở. a) Các từ chỉ tính tốt b) Các từ chỉ tính xấu Câu 4 a) Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống? b) Đọc lại đoạn văn, xét xem từ chọn điền đã đúng với mỗi chỗ trống và đúng với cả đoạn văn chưa. c) Viết vào vở theo mẫu: M: (1) tự trọng - Nhận xét, khen/ động viên Bài tập 3: - Phát giấy, bút dạ và y/c các nhóm làm bài. - Y/c nhóm nào làm xong trước lên dán phiếu và trình bày. - Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lời giải đúng. a) Trung có nghĩa là “ở giữa”. b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” - Gọi hs đọc lại hai nhóm từ. Bài tập 4: - HS tiếp nối đặt câu theo nhóm của mình. Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng là thắng cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đặt câu hay. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 2- Lớp - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - Thảo luận cặp đôi: Một bạn hỏi và 1 bạn trả lời. - Đại diện 3 nhóm lên trình bày bài. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng những từ điền đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. + Tự kiêu: Tự cho mình giỏi hơn người khác nên coi thường người khác + Tự ái: tự cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về bản thân - HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh Nhóm- Lớp - Đọc đề bài. - Thi viết bảng phụ. Đáp án: a) Các từ chỉ tính tốt: tự tin, tự trọng, tự hào. b) Các từ chỉ tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự ái. Cá nhân – Cả lớp. Đáp án: Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) tự trọng. ". Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2) tự kiêu. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3) tự ti nhất cũng dần dần thấy (4) tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5) tự hào về bạn Minh. Nhóm 4 – Cả lớp. - Hoạt động trong nhóm. - Các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác n.xét và bổ sung. - Các nhóm so sánh và chữa bài. Trung có nghĩa là “ở giữa” Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” Trung thu Trung bình Trung tâm Trung thành Trung nghĩa Trung kiên Trung trực Trung hậu - Hs suy nghĩ, đặt câu. + Bạn Tuấn là học sinh trung bình của lớp. + Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu. . - Lắng nghe và ghi nhớ. - Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm - Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT BÀI 6C: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG. (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện 2. Kĩ năng: Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện. 3. Phẩm chất: Phẩm chất: Rèn phẩm chất trung thực. 4. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: +Tranh minh hoạ cho truyện (Máy chiếu) + Bảng phụ 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Cho cả lớp hát 1 bài - Chuyển ý vào bài mới - Cả lớp hát. 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: +Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện + Phát triển ý dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện * Cách tiến hành: * Bài tập 1: - Nghe thầy cô kể chuyện “Ba lưỡi rìu”. 2 lần - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nắm được cốt truyện: +Truyện có những nhân vật nào? + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Truỵên có ý nghĩa gì? *GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. 2. Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh. - Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. *Bài tập 3: -Gv hướng dẫn làm bài *VD: Tranh 1. + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chàng trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Tổ chức cho HS thi kể. - Hướng dẫn HS làm tương tự với các bức tranh còn lại - Nhận xét, đánh giá. - Cả lớp nghe. Cá nhân - Nhóm – Lớp - 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh - Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo: +Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông). + Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. +Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. Nhóm 4- Cả lớp. - HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh – Tập kể trong nhóm 4 Ví dụ về lời kể: Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. Nhóm 2- Cả lớp. - Quan sát và đọc thầm. + Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. + Chàng trai nói: “Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”. + Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. + Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. - HS kể tranh 1. - Nhận xét lời kể của bạn. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KHOA HỌC BẠN CÓ BIẾT CÁC BỆNH VỀ DINH DƯỠNG? T2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: 2. Kĩ năng - Kể được tên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. - Nêu được ích lợi của muối i-ốt. - Cùng bố mẹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và cho chính bản thân mình bằng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng 3. Phẩm chất: Có ý thức ăn uống đầy đủ các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng. 4. Góp phần phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Đồ dùng: GV: - Máy chiếu: Các hình minh hoạ SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi. - KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Khởi động (5p) Trò chơi: Kết nối Bước 1: Tổ chức: - GV chia lớp làm 2 đội: Mỗi đội cử ra một đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước. Bước 2: GV nêu cách chơi và luật chơi. - Kết thúc trò chơi, GV khen/ động viên. - TBHT điều hành cho HS chơi VD: Đội 1 nói “thiếu chất đạm”. Đội 2 phải trả lời nhanh” sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu, “thiếu i- ốt”. Đến đội 1 phải nói được tên bệnh “sẽ bị bướu cổ”. Trường hợp đội 1 nói sai đội 2 sẽ được ra câu đố. Chú ý: Cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được là do thiếu chất gì. 3. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: - Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp 1. Làm việc với phiếu bài tập Hãy viết chữ N trước những việc nên làm và chữ K trước những việc không nên làm - Cá nhân làm SGK, trao đổi cặp, 2. Quan sát và lựa chọn Lựa chọn thức ăn, đồ uống cho 3 ngày và viết vào bảng nhóm theo gợi ý sau: Ngày Tên các loại thức ăn Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Nếu thường xuyên lặp lại thực đơn trên thì có nguy cơ mắc bệnh về dinh dưỡng nào không? Vì sao? 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 2 – Cả lớp. - Cá nhân điền SGK – trao đổi cặp. - Chia sẻ. Nhóm 4 – Cả lớp - Đọc yêu cầu bài tập. - Bài làm: Ngày Tên các loại thức ăn Thứ nhất Sáng: Bánh mì, sữa tươi Trưa: Cơm, canh cá, nem rán, rau luộc, dưa hấu Tối: cơm, canh khổ qua nhồi thịt, tôm, dưa chua, chuối Thứ hai Sáng: xôi, trứng Trưa: Cơm, thịt xào đậu, canh cua mồng tơi, lạc rang muối, sữa chua Tối: Cơm, đậu phụ nhồi thịt, rau muống luộc, canh cá, chôm chôm Thứ ba Sáng: sắn luộc, ngô luộc, sữa Trưa: Thịt kho trứng, cơm, dưa chua, canh cua mồng tơi, hồng xiêm Tối: Cơm, tôm, canh khổ qua nhồi thịt, trứng luộc, sữa chua - Nếu thường xuyên lặp lại thực đơn trên thì vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh về dinh dưỡng vì trong các loại thực phẩm này chưa cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần thường xuyên thay đổi thực đơn phù hợp để đảm bảo chất dinh dưỡng và tránh nhàm chán món ăn. - Ghi nhớ một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng - Sưu tầm tranh ảnh về bệnh do thiếu dinh dưỡng. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ANGT: CHỦ ĐỀ 1: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP AN TOÀN ( TIẾT 2)
Tài liệu đính kèm: