Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên

3. Phẩm chất

- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.

- HS: SGK, vở viết

 

doc 58 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2021
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên
3. Phẩm chất
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn:
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ, bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp, nêu được nội dung từng khổ, nội dung bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì?
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
+ Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ muốn nói điều gì? 
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. 
+Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. 
+ Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. 
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. 
+ Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. 
+ Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. 
+ Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ
Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui tươi.
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
-Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2.
- YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động vận dụng (1 phút)
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 -4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- Thi học thuộc lòng tại lớp.
- HS nêu
- Hãy vẽ về ước mơ của em
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Tính được tổng của 3 số.
2. Kĩ năng
- Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1 (b), bài 2 (dòng 1, 2), bài 4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: - Phiếu nhóm, bảng phụ
 - HS: Vở BT, SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu vào bài
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Tính được tổng của 3 số.
 - Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất 
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
Bài 1: Bài 1(b): Đặt tính rồi tính tổng
HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài
- GV chốt đáp án, lưu ý cách đặt tính 
Bài 2(dòng 1,2): Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Muốn tính thuận tiện ta cần chú ý gì?
- Gọi đại diện 2 cặp lên bảng làm bài.
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách tính thuận tiện.
 Bài 4:(a)HSNK làm hết bài
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV chốt đáp án.
Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
- Củng cố cách tính chu vi hình CN, cách tính giá trị của BT có chứa 2 chữ
3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Cá nhân - Nhóm 2-Lớp
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ nhóm 2
- 2 HS lên bảng
- HS lên đánh giá đúng, sai..
Đ/a:
 26 387 54 293
 + 14 075 + 61 934
 9 210 7 652 
 49 672 123 879
Nhóm 2- Lớp
- HS đọc yêu cầu bài:
- HS (M3, M4) nêu cách tính thuận tiện với phép tính mẫu 96+78+4
+Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- HS làm bài theo cặp đôi.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
Đ/a:
a. 96 + 78 + 4 
 = ( 96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 
 = 178 
 67 + 21 + 79 
= 67 + ( 21 + 79) 
= 67 + 100 = 16 
b. 789 + 285 + 15
= 789 + ( 285 + 15)
= 789 + 300
= 1 089
 + 448 + 594 + 52
= ( 448 + 52 ) + 594
= 500 + 594 = 1094
- HS đọc đề, phân tích bài toán.
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
a. Số dân tăng thêm sau hai năm là: 
 79 + 71 = 150 (người)
b. Sau 2 năm, dân số xã đó là: 
 5256 + 150 = 5 406 (người)
 Đáp số: a. 150 người 
 b. 5 406 người
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài 
- HS làm vào vở Tự học
Bài 3: Tìm x
a. x- 306 = 504 b. x+254 = 680
 x = 504+306 x = 680-254
 x = 810 x = 426
Bài 5:
a. P= (16+12)x2 = 56 cm
b. P= (45+15)x2 = 120cm
- Ghi nhớ KT ôn tập
- Tìm các bài tập tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (VNEN)
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC ( CT HIỆN HÀNH)
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
2. Kĩ năng
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
3. Phẩm chất
- Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết v ... Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, che, hồ tiêu... 
+ Cà phê Buôn Ma Thuột có chất lượng như thế nào?
 - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột)
+ Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì?
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
* GV: Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng là rất quan trọng...
 Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: 
- Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. 
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? 
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
*GV: Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghề truyền thống ở Tây Nguyên. Số lượng trâu, bò, voi là một biểu hiện về sự giàu có, sung túc của các gia đình ở Tây Nguyên. 
3. Hoạt động vận dụng (2p)
- Liên hệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - BVMT
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm-Lớp
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè Chúng thuộc loại cây công nghiệp. 
+Cây cà phê được trồng nhiều nhất. 
 + Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan. 
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK 
- Buôn Ma Thuột là vùng chuyên trồng cà phê (nơi đây cây trồng chủ yếu là cây cà phê)
- HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ. 
+ Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. 
- HS quan sát.
+ Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. 
+ Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây. 
Cá nhân – Lớp
+ Trâu, bò, voi. 
+ Bò được nuôi nhiều nhất. 
+ Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa (hình3)
- Lắng nghe
- Diễn hoạt cảnh: Chú voi con ở Bản Đôn.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 8
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 8
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 9
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Diễn tả 
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
THỂ DỤC
Tiết 15: QUAY SAU. ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI – ĐVẬN LẠI.
TRÒ CHƠI: NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng.
- Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái - đvận lại và giữ khoảng cách các hàng trong khi đi.
- Trò chơi"Ném trúng đích" YC tập trung chú ý, ném chính xác vào đích.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC còi, 4 quả bóng ném.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Trò chơi"Thi đua xếp hàng"
1-2p
1-2p
2-3p
1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn quay sau, ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đvận lại.
+GV điều khiển lớp tập.
+Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, sửa chữa sai sót cho các tổ.
+Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV nhận xét, biểu dương các tổ.
+Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố.
b.Trò chơi"Ném bóng trúng đích".
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, rồi cho một số HS lên chơi thử. Sau đó cho cả lớp cùng chơi.
12-14p
1-2p
3-4p
2-3p
2-3p
4-5p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X
 X X
 X O O X
 X X
 X X
 r 
X
X ¢
X
III.PHẦN KẾT THÚC
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- Đvận tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn ĐHĐN.
1-2p
1-2p
1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
Tiết 16: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY
TRÒ CHƠI: "NHANH LÊN BẠN ƠI"
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
- Học 2 động tác vươn thở và tay. YC bước đấu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài TD phát triển chung
- Trò chơi"Nhanh lên bạn ơi".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối hông.
- Chạy thường quanh sân trường thành một hàng dọc.
- Trò chơi" Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
 1-2p
 1-2p
 200m
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. PHẦN CƠ BẢN
a. Học 2 động tác
- Học động tác vươn thở.
+Lần 1: GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa phân tích, giảng giải từng nhịp để HS bắt chước.
+Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở.
+Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.
+Lần 4: GV cho cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập. 
GV dành thời gian để sửa sai cho các em.
- Động tác tay:
GV nêu tên động tác, rồi vừa làm mẫu vừa giải thích cho
HS bắt chước.
Tiếp theo cho 1-2 HS tập tốt ra làm mẫu, sau đó GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
b. Trò chơi"Nhanh lên bạn ơi"
GV nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó cho chơi chính thức có phân thắng thua. 
3-4 lần
4lần x
8 nhịp
4-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
X X -----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
 r
 X
III. PHẦN KẾT THÚC
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học. Về nhà ôn 2 động tác TD đã học.
học.
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.doc