Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền

TIẾNG VIỆT

Bài 9A NHỮNG ĐIỀU EM MƠ ƯỚC (T1, T2)

I. Mục tiêu

1. Đọc – hiểu bài Thưa chuyện với mẹ.

2. Nghe – viết đúng bài thơ Thợ rèn; viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ có tiếng chứa vần uôn/uông.

* HS trên chuẩn: Hiểu nội dung bài. Trình bày khoa học, sạch sẽ.

II. Đồ dùng dạy học

 - Vở ô ly ghi môn Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 57 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ Hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 9A NHỮNG ĐIỀU EM MƠ ƯỚC (T1, T2)
I. Mục tiêu
1. Đọc – hiểu bài Thưa chuyện với mẹ.
2. Nghe – viết đúng bài thơ Thợ rèn; viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ có tiếng chứa vần uôn/uông.
* HS trên chuẩn: Hiểu nội dung bài. Trình bày khoa học, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Vở ô ly ghi môn Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
-Y/C HS thực hiện bước 1.
-GV lên lớp nhận xét và giới thiệu tiết học hôm nay học và Y/C các em thực hiện bước 2 và bước 3. Sau đó GV ghi tên đầu bài lên bảng.
-GV chốt mục tiêu và nêu thêm phần mục tiêu phân hóa.
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Nói về một nghề em yêu thích theo các câu hỏi gợi ý sau:
a)Lớn lên em thích làm nghề gì ?
b)Vì sao em thích làm nghề đó ?
- GV nhận xét
2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: Thưa chuyện với mẹ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết trong tranh vẽ cảnh gì? 
-GV: Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ. Các em sẽ được nghe và tìm hiểu bài Thưa chuyện với mẹ.
-GV đọc bài
?Bài này đọc với giọng như thế nào ?
?Bài này được chia làm mấy đoạn ?
3.Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
- Nhóm trưởng thực hiện bước 1.
- CTHĐ lên giới thiệu. Sau đó mới các ban lên làm việc.
- BVN lên Khởi động cho các bạn hát.
- HS thực hiện bước 2, 3.
- Chia sẻ mục tiêu bài học.
Nhóm 
- HS thực hiện, trình bày
Trả lời theo suy nghĩ.
Trả lời theo suy nghĩ.
Cả lớp
Bức tranh vẽ một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là một lò rèn. Ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.
-Lắng nghe
-HS nghe và nhẩm theo.
Trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ cho đi học nghề rèn, giúp em thuyết phục cha. Lời mẹ ngạc nhiên, khi thấy con xin học nghề lò rèn. Ba dòng cuối bài đọc chậm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn.
Bài này được chia làm 2 đoạn:
 +Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học  đến kiếm sống.
 +Đoạn 2: Mẹ Cương đến đốt cây bông.
Cá nhân
- HS làm bài, trình bày, nhận xét
 A B
a) Thầy
1) (cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ) chợt đến, ngoài chủ định.
b) Dòng dõi quan sang
2) còn gọi là bố, ba, cha.
c) Bất giác
3) từ đời này sang đời khác đều có người làm quan
D) Cây bông
4) pháo hoa buộc trên cột cao, khi đốt xòe thành nhiều màu.
4.Cùng luyện đọc
- GV nhận xét
5.Chọn ý đúng và trả lời thành câu:
1)Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
2)Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
6.Hỏi – đáp: 
a) Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
b)Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau ?
?Cương ước mơ làm nghề gì ? Vì sao?
*HS trên chuẩn: Bài này nói lên nội dung gì ?
- Qua tiết học này các em học được những gì ? 
- Em ước mơ làm nghề gì ? Em làm gì để thực hiện ước mơ đó ?
*****
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.a) Nghe - viết: Thợ rèn 
- GV đọc bài thơ 
-Gọi 1 em đọc lại bài thơ
? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả? 
- Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
-Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
- Chú ý viết các từ dễ viết sai vào vở nháp.
- GV đọc bài học sinh viết bài vào vở.
-GV đọc lại cho HS soát và sửa lỗi.
b) Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi
- GV nhận xét 2-3 bài của HS
2.Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b)
a)l hay n ?
b)uôn hay uông ?
-Qua tiết học này các em học được những gì ?
Nhóm 
- HS đọc bài: Mỗi bạn đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.
- HS thảo luận trả lời, trình bày, NX
Chọn ý c) Để có một nghề kiếm sống, san sẻ bớt gánh nặng cho mẹ.
Chọn ý b) Thợ rèn là một nghề thấp kém không phù hợp với dòng dõi quan sang của nhà Cương.
Cặp đôi
Cương nghèn nghẹn, nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trân trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
Những chi tiết thể hiện tình cảm của hai mẹ con đối với nhau là:
+ Xưng hô đúng thứ bậc trong gia đình: Cương lễ phép, kính trọng còn mẹ Cương thì dịu dàng âu yếm.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ nói lời thiết tha.
Làm thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý.
*HS trên chuẩn: Bài này nói lên nội dung là: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
...Đọc – hiểu bài Thưa chuyện với mẹ.
Trả lời theo ước mơ của bản thân.
*****
Cả lớp
-HS lắng nghe và nhẩm theo
-1 em đọc
Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
-HS viết các từ dễ viết sai vào vở nháp
-HS nghe đọc và viết vào vở
-HS soát và sửa lỗi.
-HS đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi.
Cá nhân
- HS làm bài, trao đổi, nhận xét
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
...- Uống nước nhớ nguồn
 - Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 - Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
 - Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
...Nghe – viết đúng bài thơ Thợ rèn; viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, từ có tiếng chứa vần uôn/uông.
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Phẩm chất
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bài soạn powerpoint
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh
- Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời.
+Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cvận, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV giải nghĩa một số từ khó.
+ thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn
+ Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình
+ Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Lắng nghe
- Bài chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ ngày phải  đến phải kiếm sống. 
+ Đoạn 2: Mẹ Cương  đến đốt cây bông. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
+ Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện)
- Gọi HS trả lời và bổ sung. 
** Liên hệ giáo dục: 
+ Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- 1 HS đọc
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. 
- Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. 
+ Bà ngạc nhiên và phản đối. 
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
 Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. 
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. 
+ Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. 
Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. 
- HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục  ... , thực phẩm...Bởi vậy, việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng là hết sức quan trọng
3. Hoạt động vận dụng (2p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
 Nhóm 4 -Lớp
- HS tiến hành thảo luận nhóm. 
- TBHT điều hành báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. 
+ Các con sông chính ở Tây Nguyên là: sông Xê Xan, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xrê Pôk. 
+ Bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra biển. 
+Vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. 
+ Sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người. 
+ Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. 
+ Nhà máy thủy điện Y- a- li nằm trên sông Xê Xan
- HS lên chỉ tên 3 con sông. 
- Lắng nghe.
- HS nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
 Nhóm đôi – Lớp 
- HS quan sát và đọc SGK để trả lời. 
- HS đại diện cặp của mình trả lời. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ Tây Nguyên có nhiều loại rừng; rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp. 
+ Do điều kiện khí hậu mà TN có các loại rừng khác nhau. 
- HS mô tả 2 loại rừng ở Tây Nguyên dựa vào tranh ảnh và gợi ý của GV. 
+ Rừng rậm nhiệt đới: phát triển chủ yếu ở những nơi có lượng mưa nhiều. Có nhiều loại cây với nhiều tầng lớp, xanh tốt quanh năm
+ Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài thì có rừng khộp. Rừng thường có một loại cây và rụng là vào mùa khô... 
Cá nhân – Lớp
+ Rừng cho ta nhiều gỗ và lâm sản quý. 
+ Dùng để làm mộc. 
+ Cưa, xẻ.. 
+ Khai thác rừng bừa bãi đốt phá rừng làm nương rẫy một cách không hợp lí không những làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. 
+ Du canh: là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt. Vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này đến nơi khác. 
+ Du cư: hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định. 
+ Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. 
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ kiến thức của bài.
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh về HĐSX ở Tây Nguyên
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT 
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 9
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 9
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 10
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Xem kịch câm 
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
THỂ DỤC
Tiết 17: ĐỘNG TÁC CHÂN
TRÒ CHƠI"NHANH LÊN BẠN ƠI"
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
-Thực hiện được 2 động tác vươn thở, tay.
- Học động tác chân. Bược đầu biết cách thực hiện đông tác chân.
- Trò chơi"Nhanh lên bạn ơi". YC biết cách chơi và tham gia chơi đơực trò chơi. 
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC còi, 4 quả bóng ném.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối hông.
- Chạy thường quanh sân trường thành một hàng dọc.
- Trò chơi" Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
1-2p
1-2p
2-3p
1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn động tác vươn thở và động tác tay.
Lần 1: GV làm mẫu động tác cho HS tập theo.
Lần 2-3: GV hô nhịp cho HS tập. Chú ý theo dõi uốn nắn động tác sai cho HS.
b. Học động tác chân.
GV cho HS xem tranh, nêu tên và làm mẫu động tác.Sau đó, vừa tập chậm từng nhịp vừa phân tích cho HS bắt chước cho HS tập theo.
- Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở, tay, chân.
+Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập.
+Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập.
+Lần 3: Cán sự hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát, sửa sai cho HS, sau đó nhận xét.
c. Trò chơi"Nhanh lên bạn ơi".
- GV nhắc lại cách chơi, sau đó cho HS chơi chính thức. 
5-7p
7-10p
4-5p
4-5p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
X X -----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
X X ----------> P
 r
III.PHẦN KẾT THÚC
- Đvận tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng.
- Đvận tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học,về nhà ôn 3 động tác TD đã học.
1-2p
1-2p 
1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
Tiết 18: ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG
TRÒ CHƠI:"CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI"
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay và chân
- Bược đầu biết cách thực hiện động tác lưng - bụng của bài TD phát triển chung
- Trò chơi"Con cóc là cậu ông trời". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy thường quanh sân trường 1 hàng dọc.
- Khởi động các khớp: Tay, chân, gối, hông.
- Trò chơi"Làm theo hiệu lệnh"
 1-2p
 1-2p
 2-3 p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn các động tác vươn thở, tay và chân.
GV hô cho HS tập 3 động tác 1 lần, sau đó mời cán sự lên hô cho cả lớp tập. GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS.
GV có nhận xét kết quả lần tập đó rồi mới cho HS tập tiếp.
b. Học động tác lưng bụng.
GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS hình dung được động tác, tập cho HS bắt chước tập theo.
GV mời cán sự lớp lên vừa tập, vừa hô để cả lớp tập theo.
* Ôn cả 4 động tác đã học.
c. Trò chơi"Con cóc là cậu ông trời".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. Sau đó cho HS chơi theo tổ.
3-4 lần
4lần x
8 nhịp
4-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X X
 X X X
 X X X
 X X X v
 X X X
 X X X
 X X X
III. PHẦN KẾT THÚC
- Đvận tại chỗ thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thóng bài học.
- Nhận xét tiết học, về nhà ôn 4 động tác TD đã học
 1-2p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.doc