Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Duyên

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. ( Trả lời đươc các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.

 KNS*: - Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông.

 - Ra quyết định , ứng phó.

 - Đảm nhận trách nhiệm.

II/ Đồ dùng dạy-học:

 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012.
Tiết 1	Chào cờ
Tiết 2	Tập đọc
THẮNG BIỂN
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, giữ gìn cuộc sống bình yên. ( Trả lời đươc các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.
 KNS*: - Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông.
	 - Ra quyết định , ứng phó.
	 - Đảm nhận trách nhiệm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ KTBC: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng biển các em học hôm nay khắc họa rõ nét lòng dũng cảm ấy của con người trong cuộc vật lộn với con bão biển hung dự, cứu sống quãng đê. 
b) HD đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: một vác củi vẹt, cứng như sắt, cọc tre, dẻo như chão
+ Lượt 2: giảng nghĩa từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm 
* Tìm hiểu bài:
- Các em đọc lướt cả bài để trả lời câu hỏi:
 Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?( HSKG)
+ Em hiểu " cây vẹt” là cây như thế nào ?
- Các em đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? 
 KNS*: - Giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông.
- YC hs đọc thầm đoạn 2, trả lời
 Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào? 
+ Trong đoạn 1,2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? 
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? 
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? 
 KNS*: - Ra quyết định , ứng phó.
* HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài
- YC hs lắng nghe, suy nghĩ tìm những từ cần nhấn giọng
- Kết luận giọng đọc, những TN cần nhấn giọng (mục 2a) 
- HD hs đọc diễn cảm đoạn 3, nhấn giọng những từ ngữ: một tiếng reo to, ầm ầm, nhảy xuống, quật, hàng rào, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt, dảo như chão, quấn chặt, sống lại...
- YC hs luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt. 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Bài văn có ý nghĩa gì? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần. 
- Bài sau: Ga-vrốt ngoài chiến lũy 
- 2 hs đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. 
- Lắng nghe 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Luyện cá nhân
- Lắng nghe, giảng nghĩa
- Câu đầu đọc chậm, những câu sau nhanh dần. Đoạn 2 giọng gấp gáp, căng thẳng. Đoạn 3 giọng hối hả, gấp gáp hơn. 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- Theo trình tự: Biển đe dọa (đoạn 1) - Biển tấn công (đoạn 2) - Người thắng biển (đoạn 3) 
+ Cây vẹt: sống ở rừng nước mặn lá dày và nhẵn.
- Gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏnh mảnh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. 
- Được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: Một bên là biểnđoàn, là gió trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người... với tinh thần quyết tâm chống giữ.
+ Tác giả dùng biện pháp so sánh: như con mập đớp con cá chim - như một đàn cá voi lớn: biện pháp nhân hóa: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh; biển, gió giận dữ điên cuồng.
+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ. 
+ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn - Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống, những bàn thay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão - đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại. 
- 3 hs đọc lại 3 đoạn của bài 
- Lắng nghe, trả lời theo sự hiểu 
- Luyện đọc theo cặp
- Vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Nhận xét 
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Lắng nghe, thực hiện 
Tiết 3	Khoa học
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ ( Tiếp theo)
I/ Yêu cầu cần đạt:
 - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: Phích nước sôi
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu; 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a/103)
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ KTBC: Nóng, lạnh và nhiệt độ
1) Người ta dùng gì để đo nhiệt độ? Có những loại nhiệt kế nào
2) Nhiệt độ cơ thể người lúc bình thường là bao nhiêu? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám chữa bệnh? 
- Nhận xét, cho điểm 
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu tiếp về sự truyền nhiệt.
b) Bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Nêu thí nghiệm: Cô có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. Các em hãy đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? 
- Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, các em hãy tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6, đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ. 
- Gọi 2 nhóm hs trình bày kết quả. 
+ Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi? 
- Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang cho vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau. 
- Các em hãy lấy ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi? 
+ Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt? Vật nào là vật tỏa nhiệt? 
+ Kết quả sau khi thu nhiệt và tỏa nhiệt của các vật như thế nào? 
Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/102
 Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
- Các em thực hiện thí nghiệm theo nhóm 6
 + Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không. 
- Gọi các nhóm trình bày 
- Hướng dẫn hs dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại kết quả cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và ghi lại mức chất lỏng trong ống. 
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong nhiệt kế? 
- Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau? 
- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? 
- Dựa vào mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì? 
Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật. 
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/103 
- Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Nhận xét tiết học 
1) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế dùng để đo cơ thể, nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí.
2) Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh vào khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh. 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, suy nghĩ nêu dự đoán 
- Chia nhóm thực hành thí nghiệm 
- 2 nhóm hs trình bày kết quả: Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. 
+ Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh. 
- Lắng nghe 
+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; múc canh nóng vào tô, ta thấy muỗng canh, tô canh nóng lên, cắm bàn ủi vào ổ điện, bàn ủi nóng lên...
+ Các vật lạnh đi: để rau, củ, quả vào tủ lạnh lúc lấy ra thấy lạnh; cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; chườm đá lên trán, trán lạnh đi...
+ Vật thu nhiệt: cái cốc, cái tô, quần áo...
+ Vật tỏa nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là,...
+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật tỏa nhiệt thì lạnh đi. 
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Chia nhóm 6 thực hành thí nghiệm 
- Các nhóm trình bày: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mự nước đánh dấu ban đầu. 
- Thực hiện theo sự hd của GV, sau đó đại diện nhóm trình bày: Khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi. 
- Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau.
- Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Ta biết được nhiệt độ của vật đó. 
- lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có t ... n trường
+ Em tả cây dừa ở đầu làng
+ Em tả cây hoa hồng 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi
- Lập dàn ý 
- Tự làm bài 
- Đổi bài góp ý cho nhau 
- 5-7 hs đọc to trước lớp 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
Tiết 3	Luyện Tiếng việt
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài 
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn mở bài thân bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. 
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết văn cho HS
II. Đồ dùng :
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý.
- Tranh ảnh cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS làm bài
Đề 1: 
a. Hãy tả một cây ăn quả mà em thích
b. Đọc lại bài văn của em rồi lựa chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Trật tự miêu tả trong bài văn của em.
+ Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Tả từng thời kỳ phát triển của cây.
+ Phối hợp cả trật tự thời gian và không gian.
- Cách mở bài của em: Trực tiếp? Gián tiếp?
- Cách kết bài của em: Không mở rộng? Mở rộng?
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- NX, bổ sung
Đề 2: Dành cho HSKG
Đọc đoạn văn sau:
 Yêu sao cái màu vàng nhạt của những cánh hoa li ti. Chúng tôi thường lượm những cái cánh to, dùng để làm dây chuyền... Khi thì gắn lên đầu, khi thì thắt quanh áo. Chơi chán, tôi và nó ngồi ăn đậu phộng, cười giòn tan ... Thế rồi đùng một cái, gia đình tôi chuyển lên Đắc Lắc. Riêng tôi, tôi buồn vì phải xa cái xứ Bình Định đầy bỏng này, nơi đã cất giấu kỉ vật thiêng liêng buồn vui của tôi. Nơi cá những cây dừa với những bông hoa màu vàng nhạt cánh dày thân thương. 
 Đoạn văn trên có sự kết hợp miêu tả và kể chuyện.
 Em hãy viết một đoạn văn thân bài tả một cái cây gắn bó có kết hợp tình tiết kể chuyện như vậy.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi HS đọc đoạn văn
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- NX, bổ sung
- Nhận xét giờ học.
- Hệ thống ND bài.
- VN: Xem lại bài. CB bài sau.
- HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài viết
- NX, bổ sung
- HS đọc đề bài
- HS nối tiếp đọc đoạn văn.
- HS làm bài
- Gọi HS đọc bài viết
- NX, bổ sung
Tiết 4	Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT TUẦN 26
I. yêu cầu cần đạt:
- Đánh giá kết quả hoạt động tuần 26.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
-Nắm được một số hoạt động ngày 08/3 .
- Nội dung, kế hoạch tuần 27
II. Các hoạt động dạy học
1.Nhận xét chung tuần qua.
* Đánh giá công tác tuần 26:
-Yêu cầu các tổ báo cáo kết quả học tập và công tác khác trong tuần.
-Yêu cầu lớp trưởng báo cáo tình hình chung cả lớp .
-Nhận xét đánh giá chung hoạt động tuần 26. Khen những em có tinh thần học tập tốt và những em có cố gắng đáng kể đồng thời nhắc nhở những em còn vi phạm (không làm bài, quên đồ dùng học tập )
* Yêu cầu các em nêu ý kiến :
 - Về học tập
 - Về nề nếp
 - Rèn chữ- giữ vở
-Nhận xét chung: Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy định của Đội, trường, lớp.
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Khăn quàng, mũ ca lô khá đầy đủ.
 - Đồng phục đúng quy định.
2. Kế hoạch tuần 27 
* Thi đua học tốt hơn chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3.
- Tiếp tục thi đua chăm sóc cây và hoa theo khu vùc quy ®Þnh .
- Tiếp tục kiểm tra các chuyên hiệu.
 - Khăn quàng, mũ ca lô đầy đủ
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ - giữ vở.
 - Ôn tập các bài múa hát tập thể.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1	Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiếp theo)
I/ Yêu cầu cần đạt: 
Thực hiện được các phép tính với phân số.
Biết giải bài toán có lời văn.
Bài tập cần làm bài 1, bài 3 a,c, bài 4 và bài 2*, bài 3b ; bài 5 dành cho HS khá giỏi
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng luyện tập các phép tính phân số
2/ HD hs làm bài tập
Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài
- Yêu cầu hs kiểm tra từng phép tính, sau đó báo cáo kết quả trước lớp 
- Cùng hs nhận xét câu trả lời của hs
*Bài 2:Dành cho HKG
 Khi thực hiện nhân 3 phân số ta làm sao? 
- Yêu cầu hs thực hiện 
Bài 3:HS làm mục a,c, HSKG làm thêm mục b 
Yêu cầu hs nêu yêu cầu
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Nhắc nhở: Các em nên chọn MSC bé nhất 
Gv chữa bài
Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
* GV gợi ý HS: + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể.
+ Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước 
- Yêu cầu hs tự làm bài, 1 hs lên bảng giải 
Gv nhận xét, chữa bài
*Bài 5:Dành cho HSKG
 Yêu cầu hs tự làm bài vào vở, nêu kết quả
- Chấm bài, gọi 1 hs lên bảng sửa bài
- Yêu cầu hs đổi vở nhau kiểm tra 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự giải lại các bài đã giải ở lớp
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu
- Tự kiểm tra từng phép tính trong bài
- Lần lượt nêu ý kiến của mình
a) Sai. Vì khi thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu ta không được lấy tử cộng tử, mẫu cộng mẫu mà phải qui đồng mẫu số các phân số, sau đó thực hiện cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
b) Sai. Vì khi thực hiện phép trừ các phân số khác mẫu ta không lấy tử trừ tử, mẫu trừ mẫu mà phải qui đồng mẫu số rồi lấy tử số của phân số thứ nhất trừ đi tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên phân số. 
c) Đúng, thực hiện đúng qui tắc nhân hai phân số
d) Sai. Vì khi thực hiện phép chia phân số ta phải lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. 
- Ta lấy 3 tử số nhân với nhau, 3 mẫu số nhân với nhau 
- Thực hiện 
a) 
b)
c)
1 HS nêu
- 3 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
a) 
c) 
- 1 hs đọc đề bài
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp
 Số phần bể đã có nước là:
 (bể)
 Số phần bể còn lại chưa có nước là:
 1 - (bể)
 Đáp số: bể 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
 Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:
 2710 x 2 = 5420 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả hai lần là:
 2710 + 5420 = 8130 (kg)
Số ki-lô-gam cà phên còn lại trong kho là:
 23450 - 8130 = 15320 (kg)
 Đáp số: 15320 kg cà phê 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
Tiết 2	Luyện toán
LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH PHÂN SỐ
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Giúp HS:
- Hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia phân số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv 
Hoạt động của Hs
-Tổ chức, hướng dẫn cho hs hoàn thành VBT.
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
 GV hướng dẫn HS nhớ lại các quy tắc thực hiện các phép tính để chọn phù hợp
GV yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu kết quả
Bài 2. Tính
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính
Gv yêu cầu 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
GV chữa bài
Bài 3: Tính
GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện các biểu thức
GV yêu cầu HS thực hiện vào vở, đổi chéo vở kiểm tra
 - Chữa bài, nhận xét
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc bài toán
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu gì?
Em hãy nêu cách giải bài toán?
Gv yêu cầu HS làm bài vào vở
Gv chữa bài
Bài 5: Dành cho HSKG
Một cửa hàng bán ngày thứ nhất tấm vải, lần ngày thứ hai bán được tấm vải thì còn lại 40 m. Hỏi lúc đầu tấm vải đó dài bao nhiêu m?
Gv hướng dẫn HS cách làm
Yêu cầu HS làm bài vào vở
Gv nhận xét tiết học
Dặn Hs về nhà làm thêm các BT
HS nêu yêu cầu
HS nêu các quy tắc
HS làm bài vào vở, và giải thích
a, Sai
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Hs nêu
4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
a, 
b, 
c, 
d, 
HS nêu cách thực hiện
-HS làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét
Hs đọc bài toán
HS nêu
Hs nêu
Tính cả hai lần chảy được bao nhiêu. Sau đó lấy 1 trừ đi tổng cả hai lần chảy 
HS làm bài vào vở, nêu kết quả
Giải
Lần thứ nhất và lần thữ hai vòi chảy được là: ( bể)
Số phần bể chưa có nước là:
1 - = ( bể)
Đáp số: bể
HS đọc bài toán, lắng nghe
Hs làm bài vào vở
Tiết 3	 Chính tả
THẮNG BIỂN
I/ Yêu cầu cần đạt: 
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) b.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1/ KTBC: Khuất phục tên cướp biển 
- Gọi hs lên bảng viết, cả lớp viết vào B: mênh mông, lênh đênh, lênh khênh. 
- Nhận xét
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài Các em được biết về lòng dũng cảm của những chàng trai, cô gái qua bài TĐ Thắng biển. Hôm nay một lần nữa, các em gặp lại các chàng trai, cô gái ấy qua viết chính tả đoạn 1+2 của bài Thắng biển.
b) HD hs nghe-viết
- Gọi hs đọc 2 đoạn văn cần viết trong bài Thắng biển 
- Đoạn này nói lên điều gì ?
- Các em đọc thầm lại đoạn văn, tìm những từ khó dễ viết sai, các trình bày. 
- Hướng dẫn hs phân tích và viết lần lượt vào bảng: Lan rộng, dữ dội, điên cuồng, mỏng manh 
- Gọi hs đọc lại các từ khó
- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì? 
- Yêu cầu hs gấp sách, GV đọc cho hs viết theo qui định
- Đọc lại bài
- Chấm chữa bài, yêu cầu hs đổi vở kiểm tra
- Nhận xét 
c) HD hs làm bài tập
 Điền vào chỗ trống l hay n
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả: GV dán 3 tờ giấy đã viết sẵn BT lên bảng lớp.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Ở từng chỗ trống, dựa vào nghĩa của tiếng cho sẵn, các em tìm tiếng có vần in hoặc inh, sao cho tạo ra từ có nghĩa. 
- Dán 3 tờ phiếu, gọi đại diện của 3 nhóm lên thi tiếp sức. (mỗi nhóm 5 em) 
- Mời đại diện nhóm đọc kết quả
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sao lỗi, viết lại bài. Tìm 5 từ có vần in, 5 từ có vần inh. 
- Bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (nhớ-viết) 
- Nhận xét tiết học 
- Hs thực hiện theo yêu cầu 
- Lắng nghe 
- 2 hs đọc to trước lớp 
+ Đoạn văn nói về sự hung hãn dữ dội của biển cả, tinh thần dũng cảm chống lại sóng, gió của con người.
- Đọc thầm, nối tiếp nhau nêu những từ ngữ khó viết 
- Lần lượt phân tích và viết vào bảng
- Vài hs đọc lại 
- Nghe-viết-kiểm tra 
- Viết bài 
- Soát bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- Lắng nghe, thực hiện 
- hs lên thi tiếp sức 
Cần điền lần lượt các âm đầu l, n, như sau: lại – lồ – lửa – nãi – nến – lóng lánh – lung linh – nắng – lũ lũ – lên lượn.
- Đọc kết quả: lung linh, giữ gìn, bình tĩnh, nhường nhịn, rung rinh, thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh. 
- Lắng nghe, thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_duyen.doc