Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)

Toán

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .

- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.

- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,.

2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách, vở, thước kẻ, bút dạ,.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 54 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 04 - Năm học 2022-2023 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai
Ngày soạn: 23 / 9 / 2022
Ngày giảng: 26 /9 / 2022
Toán 
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 16)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên .
- Học sinh so sánh chính xác được các số tự nhiên và biết sắp theo đúng thứ tự.
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung BT2, các hình như sgk,...
2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách, vở, thước kẻ, bút dạ,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 3 tổ cử đại diện lên bảng viết số
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng
2.Khám phá: (12phút)
* Làm theo yêu cầu gv. 
a. So sánh 2 STN.
* GV nêu VD 1: 
- So sánh 2 số 99 và 100
+ Căn cứ vào đâu để em so được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
* GV nêu VD2: 
 So sánh 29 896 và 30 005
 25 136 và 23 894
+Vì sao em so sánh được như vậy?
- GV chốt: Khi so sánh 2 STN có số chữ số bằng nhau, ta so sánh các cặp số ở cùng 1 hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất
* GV nêu dãy số tự nhiên: 0 , 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9...
+Số đứng trước so với số đứng sau thì ntn? Và ngược lại?
b. Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Gv nêu 1 nhóm số tự nhiên.
7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869
+ Vì sao ta xếp được các số tự nhiên theo thứ tự?
* KL cách sắp thứ tự:
+ B1: So sánh các STN
+B2: Xếp theo thứ tự yêu cầu
*Đọc các số trong phạm vi 10
- HS thảo luận nhóm 2, nêu cách so sánh
- HS: 99 99
Và giải thích tại sao mình lại so sánh như vậy
- HS nhắc lại
- HS lấy VD và tiến hành so sánh
- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng và báo cáo kết quả trước lớp
- Hs trả lời: 29 896 < 30 005
 25 136 > 23 894
+ Hs đại diện nêu: Ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng...
- HS nêu lại và lấy VD, thực hiện so sánh
- HS
+ Hai số tự nhiên liền kề nhau hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
- Hs sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 7698 < 7869 < 7896 < 7968
+ Vì ta luôn so sánh được các STN với nhau.
3. Hoạt động thực hành:(18p) 
Bài 1(cột a): Cá nhân – Cặp -Lớp
 Điền dấu > ; < ; = .
- Câu hỏi chốt:
+ Tại sao em so sánh được 
 1234>999?
 93 501 > 92 410
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm thế nào?
Bài 2(a, c):Cá nhân – Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
+Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
Bài 3(a): Cá nhân-Lớp
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS chốt cách sắp thứ tự
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
1234 > 999 35 784 < 35 780
8754 92 410
 39 680 = 39 000 + 680 
 17600 = 17000 + 600
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
a. 8136 < 8 316 < 8 361
b. 5 724 < 5 740 < 5 742
c. 63 841 < 64 813 < 64 831
- HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
a. 1984 > 1978 > 1952 > 1942
b. 1969 > 1954 > 1945 > 1890.
- Ghi nhớ nội dung bài học
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Ghi nhớ nội dung bài học
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Tìm các bài toán tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải
6. Củng cố dặn dò: (2 Phút) 
- Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm thế nào?
- Nêu cách xếp thứ tự các số tự nhiên?
- Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Luyện tập
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
______________________________
Tập đọc 
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ: chính trực, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử, ...
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. 
- Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, thật thà.
*Nội dung tích hợp-GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - HS cùng hát: Đội ca
 - GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Khám Phá
2.1. Luyện đọc: (10p)
* Gv hướng dẫn. 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- GV chốt nghĩa và giảng giải thêm về một số từ khó:
+ Em hãy đặt câu với từ chính trực.
+ Em hiểu thế nào là người tài ba?
* Đọc bảng chữ cái đến hết bài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá ......Tô Hiến Thành được. 
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đút lót, di chiếu, giường gián nghị, ngạc nhiên),...
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
2.2.Tìm hiểu bài: (12phút)
+ Đọc đoạn 1 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào? + Đoạn 1 kể về điều gì?
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai là người chăm sóc ông ? 
+ Còn Gián nghị đại phu thì sao?
+ Đoạn 2 nói đến ai?
+ Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông?
+ Đoạn 3 kể điều gì?
+ Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì?
* GDKNS: - Chúng ta phải có tấm lòng chính trực và phê phán những hành vi vụ lợi, gian dối
- 1 HS đọc đoạn, lớp đọc thầm.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. 
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (3p)
+ Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán.
1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua
+ Quan Tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ.
+ Hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan Gián Nghị Đại Phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc mà lại không được ông tiến cử
+ Ông cử người tài ba đi giúp nước chứ không cử người ngày đên chăm sóc hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìn người tài giỏi để giúp nước , giúp dân. Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà tiến cử Trần Trung Tá.
3. Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp nước.
- HS nêu ý nghĩa của bài đọc:
* Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
2.3. Luyện đọc diễn cảm: (10p)
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọ=c phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố dặn dò: (3 p)
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Dăn dò các em về nhà luện đọc bài và chuần bị bài.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy.
________________________________
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ: chính trực, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử, ...
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. 
- Giáo dục HS học tập đức tính trung thực, thật thà.
*Nội dung tích hợp-GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân, tư duy phê phán . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p) 
 - Hs hát kết hợp với vận động
 - GV chuyển ý vào bài mới.
- Hs cùng hát và vận động
3.Luyện đọc:(18p)
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến
- GV chốt vị trí các đoạn (3 đoạn)
- Bài có 3 đoạn:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành....Lý cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá ......Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm......Trần Trung Tá.
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 2, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4)-Cá nhân (M1)- Lớp đọc
(Tô Hiến Thành, Long Xưởng, Vũ Tán Đường, quan tham tri).
- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ: chính trực, di chiếu, thái từ, thái hậu,...
- Báo cáo việc đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài (M4)
4. Luyện đọc diễn cảm:(12p)
- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm.
- Cử đại diện đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn Hs về nhà đọc bài
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
Khoa học 
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN? (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦ ĐẠT
- HS hiểu được để có sức k ... ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(3p)
- Chơi trò chơi Chuyền điện
- Nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- HS cùng chơi dưới sự điều hành của TBHT
2. Hoạt động khám phá: (15p)
a. Giới thiệu về giây.
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. Yêu cầu HS làm việc nhóm 2
+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
+ Một giờ bằng bao nhêu phút?
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch nào đó đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu giây?
- Cho hs ước lượng thời gian đứng lên, ngồi xuống xem là bao nhiêu giây?
b. Giới thiệu về thế kỉ.
- Đơn vị đo lớn hơn năm là thế kỉ.
 1 thế kỉ = 100 năm.
- Gv giới thiệu về thế kỉ thứ nhất.
+Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?
+Người ta dùng chữ số La Mã để ghi kí hiệu thế kỉ
Nhóm – Lớp
- HS theo dõi.
- HS quan sát sự chuyển động của kim đồng hồ, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi và chia sẻ trước lớp 
+ Kim giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền sau là 1 giờ.
+ Là 1 phút
+ 1 giờ = 60 phút.
+ Là 1 giây
- HS theo dõi, lấy ví dụ thực hành.
- HS đếm khoảng thời gian.
- HS nêu lại.
+ Thế kỉ 20
3. Hoạt động thực hành: (18p)
Bài 1: 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Tổ chức cho hs nêu miệng kết quả.
(các ý không làm 7 phút =giây; 9 thế kỉ=năm ; 1/5 thế kỉ = ..năm )
- Gv chốt lại đáp án
Bài 2:
a/ Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào?
b/ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Bác Hồ ra ....vào thế kỉ nào?
c/Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ nào ? 
- GV chữa bài, nhận xét.
- GD lòng yêu kính BH, tự hào truyền thống dân tộc.
Bài 3: 
- Cá nhân- Chia sẻ lớp
- HS đọc yêu cầu đề, làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp
+ năm 1890 thuộc thế kỉ 19
+ năm 1911 thuộc thế kỉ 20
+ năm 1945 thuộc thế kỉ 20
+ năm 248 thuộc thế kỉ 3
- Cá nhân-Lớp
Đáp án:
Năm 1010 thuộc thế kỉ 11
Đến nay là 2007 - 1010 = 997 năm
Năm 938 thuộc thế kỉ 10
4. Hoạt động ứng dụng: (2p)
- Làm các bài tập liên quan trong sách Toán buổi 2
5. Củng cố dặn dò: (3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau
 IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
_____________________________________
Tập làm văn (Tiết 8)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
 - Kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
 - Tích cực, chủ động, sáng tạp trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn đầu bài và câu hỏi gợi ý, giấy khổ to và bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở BT, sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (4p)
- Kể lại câu chuyện Cây khế
- GV nhận xét, tuyên dương
- 1 HS kể
3. Hoạt động khám phá:(15p)
* Nhận xét
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
 + Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
* Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính.Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu.
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
1. Người mẹ ốm như thế nào? 
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào? 
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
4. Người con đã quyết tâm như thế nào? 
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
6. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì? 
7. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con? 
8. Cậu bé đã làm gì? 
- 2 HS đọc đề bài 
- HS lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng
-..lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện 
- Lắng nghe 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
1. Người mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giường / ốm khó mà qua khỏi.
2.Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /.
3. Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình./ 
4. Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng.Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt./ Người con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Người con đành chấp nhận cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
5. Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
6. Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả.Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu? 
7. Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành người đưa cô đi tìm loại thuốc quý tới một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /..
8. Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở.Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu.Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý.
4. Hoạt động thực hành: 16p)
- Kể trong nhóm: Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
- Kể trước lớp: GV phối hợp cùng TBHT điều hành
+Gọi HS tham gia thi kể.Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2.
+ Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét, khen/động viên.
- Giáo dục HS lòng hiếu thảo và tính trung thực
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
- Gọi HS nhắc lại cách xây dựng cốt truyện
- Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn 
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, bình chọn một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
- Vài HS nhắc lại: Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: 
+ Các nhân vật của truyện.
+ Chủ đề của truyện
Biết tưởng tượng ra diễn biến 
của truyện sao cho hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
 Hãy tưởng tượng câu chuyện theo bối cảnh hiện tại: Người con nhặt được chiếc ví tiền của một người giàu có.
5. Củng cố dặn dò: (3p)
- Nhận xét tiết học: 
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
_______________________________
Kĩ năng sống
 BÀI 2: THỰC HIỆN NỘI QUY LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được ích lợi của việc thực hiện nội quy lớp học.
- Tạo dựng được thói quen chấp hành tốt nội quy lớp học.
- Vận dụng điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ
GV:- Tài liệu KNS: (T8-11)
HS:Tài liệu,vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Phân biết tiết kiệm với kẹt sỉ ? Vì sao cần tiết kiệm ?- HS trả lời
- Gv nhận xét. 
Giới thiệu bài: Bài 2-Thực hiện nội quy lớp học.
2. Khám phá. (20p)
Hoạt động 1: Biết giữ kỉ luậtchung.
-Yêu cầu HS đọc truyện: Bạn lớp phó kỉ luật
BT 1 .- Vì sao cô giáo lại cử Huy làm lớp phó phụ trách kỉ luật ?
- Nêu ý nghĩa của việc chấp hành nội quy lớp học?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét.
BT2: Đánh dấu X vào ý em chọn
- Những việc làm nào là thực hiện đúng nội quy lớp học ?
BT 3: Thảo luận nhóm về những lợi ích của việc thực hiện đúng nội quy lớp học ? 
BT 4: Viết ra những quy tắc mà em tự đặt ra cho mình khi học tập ở lớp.
- Những việc em cần làm để đi học đúng giờ?
Hoạt động 2: Thực hành: HS nối BT 1/10
BT2: HS nêu việc làm vi phạm nội quy lớp học.
- GV chốt về các việc cần làm để thực hiện đúng nội quy lớp học.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học đem lại kết quả như thế nào cho chúng ta?
Hoạt động 3: Em tự đánh giá
- HS đọc bảng tự đánh giá và hoàn thiện bảng đánh giá.
- Qua bảng đánh giá em thấy mình là người đã biết thực hiện tốt nội quy lớp học chưa?
- 1 HS, lớp đọc thầm.
- HS thảo luân theo nhóm đôi và làm bài tập .
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu
- HS đọc phần bài học.
- HS tự làm việc cá nhân.
-2 HS đọc bài đã hoàn thành
- HS nêu các việc em cần làm để đi học đúng giờ..
- HS tự nêu cách làm của mình.
- Giúp chúng ta có một môi trương học tập nghiêm túc, học tập có hiệu quả. 
-HS đánh giá sản phẩm của bạn và của mình
3. Củng cố dặn dò: (2p)
- Nhận xét tiết học.
Dặn về nhà chuẩn bị bài sau
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy
_____________________________________
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần
- Học sinh nắm được kế hoạch hoạt động trong tuần.
- GD HS có ý thức trong giờ sinh hoạt.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giáo viên nhận xét các hoạt động của lớp:
a) Về nề nếp:
- HS đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ.
HS xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh nhẹn , đọc 5 điều Bác Hồ dạy,hát đầu giờ
- Truy bài 15’đầu giờ còn mất trật tự.
b) Học tập:
- Trong lớp đa số các em chú ý nghe giảng có tinh thần phát biểu trong các tiết học.
c) Lao động - vệ sinh:
- Tham gia quét dọn vệ sinh xung quanh lớp học, sân trường được phân công đầy đủ và sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ lắm, một số bạn nữ đầu tóc chưa được gọn gàng.
2. Các thành viên bổ sung ý kiến:
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.
III. Phương hướng tuần tới:
a) Về nề nếp:
- Duy trì độ chuyên cần, đi học đầy đủ và đúng giờ.
- HS xếp hàng ra vào lớp ,đọc 5 điều Bác Hồ dạy ,hát đầu giờ ,truy bài 15 phút đầu giờ.
b) Học tập:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
c) Lao động - vệ sinh:
- Thực hiện quét dọn vệ sinh xung quanh lớp học, sân trường và đường sạch sẽ theo đúng lịch. 
- Vệ sinh cá nhân quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
d) Các hoạt động khác:
- Học sinh tham gia đủ các hoạt động do trường lớp đề ra.
- Cần có ý thức giúp đỡ nhau học tập
_________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_04_nam_hoc_2022_2023_ban_dep.docx