Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I - MỤC TIÊU :

 Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số , rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số )

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Kiểm tra bài cũ:

- HS sửa bài tập ở nhà.

- Nhận xét phần sửa bài.

 2.Luyện tập

 * Bài 1: Rút gọn các phân số

 - HS làm bài cá nhân và chữa bài

 * Bài 2: Tìm các phân số đã cho bằng phân số

 - HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi.

 - GV phát bảng phụ cho 2 nhóm

 - Trình bày kết quả, nhận xét

 * Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số.

 - HS làm bài cá nhân thi đua cả lớp, chọn người làm nhanh nhất

 Lưu ý HS nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất.

 * Bài 4:

 - HS quan sát hình vẽ trong SGK để chọn nhóm đúng

- HS làm bài nhóm đôi và nhận xét

 3.Củng cố – dặn dò

 - Nhận xét tiết học

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 09 tháng 02 năm 2009
Tập Đọc
SẦU RIÊNG
I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức : Hiểu các từ ngữ mới trong bài . 
 - Hiểu được giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng .
2 – Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. 
3 – Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua sự giàu có trù phú, những đặc sản của đất nước. 
II .ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về trái cây , trái sầu riêng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ : Bè xuôi sông La
	- Kiểm tra 2,3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
	2. Bài mới 
	*Giới thiệu bài 
	- Từ tuần 21cá em sẽ bắt đầu một chủ điểm mới có tên gọi Vẻ đẹp muôn màu. Những bài đọc trong chủ điểm này giúp các em biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, đất nước của tình người, và biết sống đẹp . 
	- Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em một loài cây quý hiếm được coi là đặc sản của miền Nam : cây sầu riêng. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy cây sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá , cành.
	*Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
	* HĐ1: Luyện đọc:
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
	* HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
	+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
	+ Những vùng có nhiều sầu riêng nhất là Bình Long, Phước Long.
	+ Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của : hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng ?
	+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ? 
 	* HĐ3: Đọc diễn cảm 
	- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. Chú ý nhấn giọng ,ngắt giọng cuả đoạn “ Sầu riêng . . . Đến kì lạ .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm
	3. Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng.
****************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
	Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số , rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số )
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
	2.Luyện tập 
	* Bài 1: Rút gọn các phân số 
	- HS làm bài cá nhân và chữa bài
	* Bài 2: Tìm các phân số đã cho bằng phân số 
	- HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi.
	- GV phát bảng phụ cho 2 nhóm
	- Trình bày kết quả, nhận xét 
	* Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số. 
	- HS làm bài cá nhân thi đua cả lớp, chọn người làm nhanh nhất 
 Lưu ý HS nên chọn mẫu số chung nhỏ nhất. 
	* Bài 4: 
	- HS quan sát hình vẽ trong SGK để chọn nhóm đúng 
- HS làm bài nhóm đôi và nhận xét 
	3.Củng cố – dặn dò
	- Nhận xét tiết học
****************************************
	Đạo Đức 
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI ( TIẾT 2 )
I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU:
1 - Kiến thức : 
- Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1.
2 - Kĩ năng :
- HS biết cư sử lịch sự với những người xung quanh.
3 - Thái độ :
- Tự trọng; tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. 
	- Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử thiếu lịch sự. 
	* Giảm: bỏ “phép”, thay “ nêu “ bằng “tìm “
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
	- SGK 
 - Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi sắm vai.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ : Lịch sự với mọi người 
- Như thế nào là lịch sự ? 
- Người biết cư xử lịch sự được mọi người nhìn nhận, đánh giá như thế nào ?
	2. Bài mới
	* Giới thiệu bài 
	- GV giới thiệu , ghi bảng.
	* HĐ 1: Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 3 SGK )
	- Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu :
+ Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành .
+ Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối .
+ Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân , lưỡng lự .
	- Giải thích lí do .Thảo luận chung cả lớp 
	- GV kết luận : 
+ Các ý kiến (c) , (d) là đúng .
+ Các ý kiến (a) , (b) , (đ) là sai .
	* HĐ 2: Đóng vai (Bài tập 4 SGK)
	- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống (a) bài tập 4 .
- Các nhóm chuẩn bị lên đóng vai .
- Một nhóm lên đóng vai , các nhóm khác lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác . 
- Lớp nhận xét, đánh giá, nêu cách giải quyết 
	- GV nhận xét chung. Kết luận chung : 
	+ Đọc câu ca dao sao và giải thích ý ngh
	 Lời nói chẳng mất tiền mua
	 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
	3. Củng cố – dặn dò
- Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK 
- Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày .
	- Chuẩn bị : Giữ gìn các công trình công cộng. 
****************************************
Mĩ Thuật
VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS biết cấu tạo của các vật mẫu 
 - HS biết bố cục bài vẽ sao cho hợp; biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì hay vẽ màu 
 - HS yêu quý mọi vật xung quanh 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Mẫu vẽ 
Hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả 
Giấy, vở vẽ, màu, bút chì, tẩy. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	- Nhận xét sản phẩm bài trước 
	2. Bài mới
	* HĐ 1: Quan sát, nhận xét
 	- GV gợi ý HS nhận xét: 
	+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả 
	+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu 
	+ Cách bày mẫu nào hợp lý hơn 
	* HĐ 2: Cách vẽ cái ca và quả 
 - GV yêu cầu HS xem hình 2, trang 51 SGK, nhắc HS nhớ lại trình tự vẽ mẫu như bài trước 
	+ Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung theo chiều ngang hoặc dọc của tờ giấy 
	+ Phác khung hình chung của mẫu ca và quả sau đó phác khung hình riêng 
	+ Tìm tỉ lệ bộ phận của cái ca và quả, vẽ phác nét chính 
	+ Xem lại tỉ lệ của cái ca và quả rồi vẽ chi tiết 
	+ Vẽ đậm nhạt, hay vẽ màu 
	* HĐ 3: Thực hành:
 - HS làm bài theo nhóm
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
	* HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
 - HS trình bày sản phẩm 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại các nhóm có sản phẩm đẹp 
********************************************************************************
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2009
Thể Dục
NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI: ĐI QUA CẦU 
 I.MỤC TIÊU:
 - Ôn nhảy cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 - Trò chơi: Đi qua cầu. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động 
 II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
- Phương tiện: 1-2 còi, hai em một dây nhảy và dụng cụ, sân chơi cho trò chơi 
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Tập bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ 
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc 
2.Phần cơ bản:
a.Bài tập RLTTCB 
-Ôn: nhảỷ dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
b.Trò chơi vận động 
-Trò chơi: Đi qua cầu 
3.Phần kết thúc:
-Thả lỏng
-Hệ thống bài.
-Giao bài tập về nhà
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút
1-2 phút 
18-22phút
10-12phút
5-6 phút
4-6 phút
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
-GV thực hiện.
-HS thực hiện 
-HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm dây 
-Tập luyện theo tổ. Gv phát hiện và sửa lỗi cho HS 
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi 
- Kết thucù đội nào thắng thì tuyên dương 
-Gập thân thả lỏng
-GV cùng HS.
-GV thực hiện
****************************************
Chính Tả
SẦU RIÊNG
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài : Sầu riêng.
 2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn: l/n , ut/uc
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ BT 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống.
 - Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
	- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
	2. Bài mới: Sầu riêng
	* Giới thiệu bài
	- Giáo viên ghi tựa bài.
	* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết.
	- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta. 
	- Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
	- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: trổ vào cuối năm, toả, hao hao, nhuỵ, li ti.
	- Nhắc cách trình bày bài
	- Giáo viên đọc cho HS viết 
	- Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
	- Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
	- Giáo viên nhận xét chung 
 	* HĐ2: HS làm bài tập chính tả 
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3. 
	- Giáo viên giao việc 
	- Cả lớp làm bài tập 
	- HS trình bày kết quả bài tập (thi tiếp sức)
	Bài 2b: trúc – bút – bút 
	Bài 3: nắng – trúc xanh – cúc – lóng lánh – nên – vút – náo nức. 
	- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
	3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung học tập
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
- Nhận xét  ... ự khi miêu tả cây cối.
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Về nhà quan sát cây em thích và ghi lại kết quả quan sát vào vở.
****************************************
	Toán
 SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ 
I - MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó).
- Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
	2.Bài mới
	* HĐ1: GV nêu ví dụ: So sánh hai phân số và 
	* Cách thứ nhất: 
	- HS so sánh hai phân số giống nhau hay khác nhau? 
	- Giáo viên lấy hai băng giấy như nhau. Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy hai phần, tức là lấy băng giấy. Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, lấy 3 phần, tức là lấy băng giấy. So sánh độ dài của băng giấy và băng giấy. 
	* Cách thứ hai:
 = = ; = = 
	- Kết luận: 
 	- Nhận xét: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới. 
	* HĐ2: Thực hành
	* Bài 1: So sánh hai phân số
	- HS làm bài cá nhân và sửa bài 
	* Bài 2: Rút gọn phân số rồi so sánh hai phân số. 
	- Lưu ý HS làm đúng yêu cầu. 
	- HS làm bài theo nhóm đôi
	- Sau nó đại diện nhóm trình bày, sửa bài 
	* Bài 3: 
	- GV cho HS tự giải bài toán và trình bày vào vở
	- Mai ăn cái bánh tức là ăn cái bánh. Hoa ăn cái bánh tức là ăn cái bánh, vì > nên Hoa ăn nhiều bánh hơn. 
	3.Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
****************************************
Luyện Từ Và Câu
MỞ RỘNG VỐN TƯ :Ø CÁI ĐẸP .
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp. 
	2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. 
	II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Từ điển.
	- Giấy khổ to.
	- Bảng phụ viết bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	- HS làm bài ở tiết trước 
	- GV nhận xét.
	2.Bài mới:
	* Giới thiệu: Mở rộng vốn từ cái đẹp.
	* Hướng dẫn làm bài tập 
	* Bài tập 1, 2.
- HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV cho hoạt động nhóm.(Nhóm 4 HS).- HS ghi các từ tìm được vào phiếu.
	- Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
	- Cả lớp và GV nhận xét.
	* Bài tập 3
- HS đặt câu với các từ tìm được. - Yêu cầu HS viết nhanh vào nháp.
	- GV nhận xét.
	* Bài tập 4.
	- HS làm việc cá nhân: điền từ ở cột A vào chỗ trống thích hợp ở cột B.
	- GV sửa bài ở bảng phụ.
	3.Củng cố – dặn dò:
- Làm lại bài tập 4 vào vở nhà.
- Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang. 
****************************************
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (Tiết 2)
I.MỤÏC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức: HS biết: 
 - Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước.
2.Kĩ năng: 
 - HS biết nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên & nguyên nhân của nó.
 - Biết dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo, nói về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
 - Biết khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
	 3.Thái độ:
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: HĐ sản xuất của người dân ở ĐBNBộ.
	2. Bài mới: Giới thiệu:
3 Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
* HĐ 1: Thảo luận nhóm.
HS dựa vào SGK, bản đồ CNVN, tranh ảnh + vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của Giáo viên.
 4 Chợ nổi trên sơng:
* HĐ 2: Thảo luận nhĩm.
HS dựa vào SGK tranh ảnh + vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý của Giáo viên.
2 HS đọc phần kết luận chung SGK
3.Củng cố – Dặn dò 
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 13 tháng 02 năm 2009
Aâm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ
TẬP ĐỌC NÏHAC: TĐN SỐ 6 
 I.MỤC TIÊU
 - HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ 
 - HS đọc thang âm Đô –Rê – Mi – Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen và móc đơn 
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học
 2.Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ 
 - Gv cho HS đứng hát và thể hện một vài động tác phụ hoạ 
 - Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân 
 - GVcho HS nghe trích đoạn 1 vài bài hát viết về mẹ 
	3.Tập đọc nhạc: TĐN số 6 
 - GV gợi ý cho HS nhận xét về bài TĐN :Nhịp; Cao độ; Hình nốt ; Aâm hình 
 - Đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau giữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8
 - HS tập gõ tiết tấu của bài 
 - GV đàn giai điệu cho HS đọc theo 
 - HS đọc cả bài TĐN và ghép lời 
 4.Phần kết thúc
 - HS hát lại cả bài Bàn tay mẹ và GV hỏi cạm nhận của các em khi hát bài này 
 - Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6 
****************************************
Tập Làm Văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI .
	I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
	1. Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( lá, thân , gốc cây ) ở một số đoạn văn mẫu .
	2. Viết được một đoạn văn miêu tả lá ( hoặc thân , gốc ) của cây.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	2. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài
	* Hướng dẫn HS luyện tập. 
	* Bài tập 1:
	- HS đọc đoạn văn: Lá bàng và Cây sồi. 
	- Cả lớp đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. 
	- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét
	- GV chốt lại: Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. 
 Đoạn tả cây sồi: tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa xuân.
 Hình ảnh so sánh: nó như, hình ảnh nhân hoá: cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực.
	* Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cây em yêu thích.
	- Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. 
	- HS viết đoạn văn: 5 HS đọc trước lớp
	- HS và GV nhận xét. 
	3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. 
 ****************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU :Giúp HS :
	- Củng cố về so sánh hai phân số .
	- Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số . 
	* Giảm: câu d bài 1, câu c bài 2 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
	2.Luyện tập
	* Bài 1: giảm câu d 
	- Cho HS làm lần lượt rồi chữa bài. Khi chữa bài cần cho HS nêu các bước thực hiện so sánh hai phân số . 
	* Bài 2: giảm câu c 
	- Ví dụ: So sánh và 
	+ Cách 1: HS quy đồng mẫu số hai phân số đó (MSC là 56)
	+ Cách 2: > 1 và 1 > nên > 
	- HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
	* Bài 3: So sánh hai phân số cùng tử số
	+ Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn 
	- HS dựa vào nhận xét để làm miệng phần b)
	* Bài 4: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. 
- Câu b) Yêu cầu HS có thể quy đồng mẫu số ba phân số sau đó so sánh và sắp theo thứ tự từ bé đến lớn
- Hs thi đua làm bài theo nhóm đôi 
	3.Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
	Khoa Học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo)
	I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
	- Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
	- Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp chống ồn.
	- Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho những người xung quanh. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống ồn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	1.Kiểm tra bài cũ:
	- Aâm thanh trong cuộc sống có vai trò như thế nào?
	- Cho HS thao luận nhóm những việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn ở trường , lớp ở nhà.
	 + Gần nơi em ở có nhiều tiếng ồn không? Người ta có biện pháp gì để phòng chống?
	- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
2.Bài mới
	* HĐ1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn 
	- Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh chúng ta không ưa thích và cần phải tìm cách phàng tránh.
	+ Em biết những loại tiếng ồn nào?
 -Thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi SGK, nêu những tiếng ồn ở nơi hs ở
	- Nhận xét và giúp HS phân loại những tiếng ồn chính gíup hs nhận thấy hầu hết tiếng ồn đều do con người tạo ra.
	* HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống 
	- Yêu cầu HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh các em sưu tầm được.
	+ Em hãy nêu biện pháp chống tiếng ồn?
 	-Thảo luận nêu các biện pháp.
	- Đại diện nhóm trình bày.
	- Liên hệ thực tế địa phương
	- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết “ trang 89 SGK.
	* HĐ3: Nói về việc nên không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh 
	3.Củng cố - Dặn dò
***************************************
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 22.
Phở biến hoạt đợng tuần 23.
Hết tuần 22

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_nguyen_thi_my_trang.doc