Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm 2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm 2022

1 TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số .

- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,.

- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:Trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Bảng phụ

 - HS: sách, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

docx 24 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
Tiết 1 TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:Trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ 
 - HS: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Tổng kết trò chơi
- Dẫn vào bài mới
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật. 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3:
a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
Bài 4 : Tính chu vi các hình sau
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào?
- Chữa bài, nhận xét
3. Hoạt động vận dụng
- Chơi trò chơi "Chuyền điện"
+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Vận với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
+ Ta tính độ dài các cạnh của hình đó.
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (4 + 8) 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 4 = 20 (cm)
- Ghi nhớ nội dung bài học
- VN luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp
_________________________________________
Tiết 3 MÔN: TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK, vở,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
 - HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết
 - GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Khám phá
HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài 
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn
- GV HD HS chia đoạn
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- HD giải nghĩa từ
- HDHS đọc câu dài
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe
- Bài có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),...
- Luyện đọc từ khó
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
*Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=> Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
* Nêu nội dung bài
- GV tổng kết, nêu nội dung bài
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ:
 + Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.
- Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: Phản vận mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
- Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
* HDHS đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động vận dụng 
- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)
______________________________________________
Tiết 4 TIẾNG VIỆT (CHÍNH TẢ : NGHE – VIẾT)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả theo hình thức đoạn văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả 2a phân biệt l/n. BT 3a giải câu đố
- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....
- Góp phần hình thành phát triển phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Giấy khổ to + bút dạ. Bài tập 2a, 3a viết sẵn. Bảng nhóm cho hs làm bài tập.
- HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV dẫn vào bài.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. khám phá 
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Gọi HS đọc bài viết.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:
+ Đoạn văn kể về điều gì?
- Yêu cầu phát hiện những chữ dễ viết sai? 
- GV đọc từ khó
+ Lưu ý gì khi trình bày đoạn văn?
- 2 học sinh đọc.
- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp
+ Đoạn viết cho biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò, hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
- cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bự, chùn chùn,...
- Hs luyện viết từ khó. 
- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần
+ Chữ đầu tiên lùi 1 ô và viết hoa
b. Nghe – viết: 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết
- GV đọc bài cho HS viết, lưu ý HS đọc nhẩm các cụm từ để viết cho chính xác
- GV quan sát giúp đỡ HS
- HS nghe - viết bài vào vở
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
3. Thực hành
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n
- Gọi hs đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3a: Viết lời giải đố
4. Vận dụng 
- Viết 5 tiếng, từ chứa l/n
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
Đáp án : lẫn - nở - lẳn - nịch – lông – lòa – làm 
- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Lời giải: la bàn
- HS viết 5 tiếng, từ chứa l/n
- Chép lại đoạn văn ở BT 2 vào vở Tự học cho đẹp
________________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
- Góp phần phát huy các năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát.
- Phát triển phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng phụ.
- HS: VBT, PBT, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- Trò chơi: Sắp thứ tự
- Gv đồ dùng dạy học sẵn các tấm thẻ có ghi các số, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn (lớn đến bé)
- TK trò chơi, nêu lại cách sắp thứ tự
- HS chơi theo tổ
- HS lên bảng bốc các thẻ và thảo luận
- HS cầm thẻ đvận theo thứ tự quy định
- Tổ nào xếp nhanh, xếp đúng thì thắng cuộc.
2. Thực hành 
Bài 1: Viết số. Cá nhân-Lớp
- Tổng kết trò chơi, chốt cách tính nhẩm
Bài 2a 
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- GV chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia
Bài 3 (dòng 1, 2) 
- Gọi Hs đọc đề bài.
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách so sánh các số nhiều chữ số
Bài 4a 
- YCHS nêu yêu cầu
- GV chốt cách so sánh và sắp thứ tự
3. Vận dụng
- HS chơi trò chơi Truyền điện
* Đáp án:
7000 + 2000 = 9000 ;
9000 – 3000 = 6000 ; 8000 : 2 = 4000 
 8000 x 3 =24000 ; 16000:2 = 8000
11000 x 3 = 33000 ; 49000 :7 = 7000
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Chia sẻ kết quả
*Đáp án:
 4637 7036
+ 8245 - 2316 (...)
 13882 4720
- Hs đọc đề bài.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ kết quả
VD: 4327 > 3742 vì hai số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4 > 3 nên 4327 > 3742
- HS nêu yêu cầu
- HS làm cá nhân – Đổi chéo vở KT – Thống nhất đáp án:
a) 56731<65371 < 67351 < 75631
b) 92678 >82697 > 79862 > 62978
- Nắm lại kiến thức của tiết học
- VN lập bảng thống kê về số sách em có, giá tiền mỗi quyển ... m – nằm
B. xanh- dang, năm - cao
C. tàu - đầu, xanh – dang
D. dang – dừa, tháng - trên
e. Tiếng “hương” bị thiếu bộ phận nào trong các bộ phận cấu tạo lên tiếng
A. âm đầu
B. vần
C. thanh
D. không thiếu bộ phận nào
Bài 3: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu l hoặc n:
	Lũ .. lúc .. nước 
	.. nao lo 	 náo ..
	Nặng 	 .. lỉu 	 .. lo
Bài 4: Lập mô hình cấu tạo cho các tiếng sau:
	Ta, quà, oan,ưa,đầm, sen, huyền
Bài 5: Âm đầu của các tiếng được ghi bằng chữ in đậm dưới đây là âm gì?
	Làm gì, giữ gìn, giặc giã,giết giặc, tháng giêng, gia đình,giếng khơi.
Bài 6: Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với những từ sau:
	Dũng cảm, cần cù, giản dị, thông minh
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét chung giờ học.
______________________________________
Tiết 3 AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 7: AN TOÀN KHI ĐI 
TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên một số loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Biết cách tham gia giao thông đường thủy an toàn.
- Thực hiện được những hành vi an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: NL ngôn ngữ,NL thẩm mĩ, NL giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG
- Dụng cụ sắm vai trong các tình huống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS quan sát và nêu phương tiện có trong mỗi hình minh họa trong tài liệu.
- Nhận xét.
2. Khám phá
- HD HS tìm hiểu về giao thông đường thủy.
YC HS quan sát hình minh họa trong tài liệu, hỏi:
+ Khi tham gia giao thông đường thủy, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
- HD tìm hiểu một số hành vi không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- Cho HS quan sát và đọc các tình huống có trong tài liệu trang 21.
- YC HS sắm vai và xử lý từng tình huống.
- Cho học sinh quan sát tranh và chỉ ra người tham gia giao thông an toàn và không an toàn.
- Nhận xét
- HD HS trao đổi và lập bảng những việc không nên làm và nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
3. Vận dụng
- YC HS tự đánh dấu chọn biểu tượng để đánh giá về kết quả đạt được sau bài học.
- Tổng kết giờ học
HS chia sẻ với bạn của mình theo nhóm đôi về các phương tiện giao thông đường thủy.
- Quan sát tranh và dự đoán điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống.
- HS trả lời: Cần mặc áo phao, không thò đầu ra ngoài cửa thuyền,
- HS quan sát và chỉ ra những hành vi không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- HS thực hiện
- HS thực hiện sắm vai
- Quan sát tranh
- HS điền vào bảng mẫu.
- HS tự chọn các biểu tượng hình khuôn mặt.
- HS lắng nghe
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2022
Tiết 2 KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể con người.
- Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Góp phần phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL sáng tạo, NL khoa học
- Phát triển phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Các hình minh hoạ ở trang 6 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Sơ đồ trao đổi chất còn trống
- HS: Vở, sgk, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động 
+ Con người cần gì để sống?
- GV chốt, dẫn vào bài mới
 Trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Con người cần ô-xi, thức ăn, nước uống, vui chơi,...
2. Khám phá 
HĐ 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì?
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
Các tổ sẽ thi đua nối tiếp lên bảng viết các chất cơ thể người lấy thải ra môi trường
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc
Kết luận: Quá trình trên là quá trình trao đổi chất
+ Quá trình trao đổi chất là gì?
- GV kết luận và kết thúc hoạt động
* GD BVMT: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường nên bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống của mình
HĐ 2: Hoàn thành sơ đồ trao đổi chất
- Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ TĐC
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có sơ đồ đúng và đẹp
4. Vận dụng 
- HS tham gia trò chơi theo 3 đội (mỗi tổ 1 đội)
+ Con người lấy vào: thức ăn, nước, ô-xi,...
+ Thải ra: khí các-bô-nic, chất cặn bã, nước tiểu,...
- HS lắng nghe
- HS trả lời để ghi nhớ KT
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm 4, hoàn thành sơ đồ trao đổi chất và chia sẻ trước lớp
- Ghi nhớ KT của bài
- Trang trí sơ đồ TĐC và trưng bày tại góc học tập
_______________________________________
Tiết 3 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG
- GV: SGk 
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức 421 + b
Với b = 257
- GV nhận xét
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1.Tính giá trị của biểu thức
- Y/C HS làm bài vào phiếu học tập.
+ GV yêu cầu đại diện HS lần lượt lên bảng trình bày bài làm của nhóm
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức
a. 35 + 3 x n Với n = 7
b. 168 – m x 5 Với m = 9
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 4. Hãy tính chu vi hình vuông
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- GV nhận xét.
3. Vận dụng 
- Yêu cầu HS tính biểu thức có chứa một chữ. 	
a. 46 + 3 x n Với n = 6
- GV nhận xét chung giờ học. 
- HS lên bảng làm bài 
421 + b = 421 + 257 = 678
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài
a) 
 5
6 x 5 = 30
7
6 x 7 = 42
b)
b
18 : b
2
18 : 2 = 9
- HS làm bài vào vở.
a. 35 + 3 x 7 = 35 + 21
= 56
b. 168 - 9 x 5 = 168 - 45
= 123
- HS làm bài trên bảng, cả lớp làm.
Bài giải
Chu vi hình vuông với a = 3cm là:
3 x 4 = ( 12 cm)
Đáp số: 12 cm 
- HS thực hiện và chia sẻ trước lớp.
46 + 3 x 6 = 64
_____________________________________
Tiết 4 MÔN: TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Sau bài học học sinh đạt được yêu cầu sau:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III.)
- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Phát triển phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG 
GV: SGK
HS: Vở bài tập tiếng việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động, kết nối
+ Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở điểm nào?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Khám phá
* Phần nhận xét
Bài tập 1: Ghi tên các nhân vật trong chuyện...
- Các em vừa học những câu chuyện nào?
- GV chia nhóm, phát giấy và y/c hs hoàn thành.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm nx, bổ sung.
- GV nxét, chốt lại lời giải đúng.
+ Nhân vật trong truyện có thể là ai?
Bài tập 2. Nêu nhận xét...
- Y/c hs thảo luận cặp đôi.
- Nêu nxét về tính cách của các nhân vật Dế Mèn
- Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
- Trong sự tích hồ Ba bể?
- Căn cứ vào đâu em nxét như thế?
* Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
3. Luyện tập
Bài tập 1. Nhân vật trong chuyện là nhưng ai.... 
+ Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào?
+ Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau?
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào?.
- Dựa vào căn cứ nào mà bà nxét như vậy?
+ Em có đồng ý với những nxét của bà về tính cách của từng cháu không? vì sao?
Bài tập 2. Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa....
- Y/c hs thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi.
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác thì bạn nhỏ làm gì?
- Y/c hs suy nghĩ, thi kể.
- GV nx, kết luận bạn kể hay nhất.
4. Vận dụng
- Nhận xét chung giờ học và dặn dò HS. 
- HS trả lời: Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.
- 2HS đọc y/c bài
- Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba Bể.
- Hs làm việc trong nhóm.
- Dán phiếu, nx, bổ sung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là: con vật, đồ vật cây cối
Sự tích hồ Ba bể
- Hai mẹ con bà nông dân
- Bà cụ ăn xin
-Những người dự lễ hội
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Dế Mèn, nhà Trò,
bọn nhện.
- Nhân vật trong truyện có thể là người con vật.
- 1 Hs đọc y/c cả lớp theo dõi.
- Hs thảo luận theo cặp.
- Dế Mèn có tính cách khẳng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu.
- Căn cứ vào lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ chị Nhà Trò
- Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.
- Căn cứ vào hành động, lời nói: Cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt.
- 3, 4 hs đọc ghi nhớ.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi
- Ni - ki - ta, Gụ - sa, Chi - ụm - ca, bà ngoại.
- Ba anh em có hành động khác nhau sau bữa ăn.
+ Ni - ki - ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy đi chơi.
+ Gô - sa hơi lỏu vỡ lộn hắt những mẩu bỏnh vụn xuống đất.
+ Chi - ôm - ca thì biết giúp bà và nghĩ đến chim bồ câu nữa, nhặt mẩu bánh vụn cho chim ăn.
- Nhờ quan sát hành động của ba anh em mà bà đưa ra nxét
- Em đồng ý với nxét của bà về tính cách của từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu đã bộc lộ tính cách của mình.
- 2 hs đọc y/c trong sgk.
- Hs thảo luận theo nhóm 3 và tiếp nối nhau phát biểu.
- Bạn nhỏ sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo của em. Xin lỗi em, dỗ em bé nếu khóc đưa em bé về lớp (hoặc về nhà) rủ em cùng đi chơi.
- Bạn nhỏ sẽ bỏ chạy để tiếp tục vui đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý đến em bé cả.
- Hs tham gia thi kể.
- Ghi nhớ nội dung, KT của bài
- VN tiếp tục hoàn thiện câu chuyện ở BT2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_2022.docx