Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Hoàng Nở

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Hoàng Nở

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

+ GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4

II.Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh minh họa SGK.

 - HS: SGK, vở,.

 

doc 31 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Ngô Thị Hoàng Nở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2022 
Buổi sáng
Sinh hoạt dưới cờ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Anh văn
Giáo viên chuyên dạy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Anh văn
Giáo viên chuyên dạy
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, nhà trò, bự, thâm,...
- Hiểu ND bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3. Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
+ GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
* ĐCND: Không hỏi câu hỏi 4
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK, vở,..
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
 - HS cùng hát: Lớp chúng ta đoàn kết
 - GV giới thiệu chủ điểm Thương người như thể thương thân và bài học
- HS cùng hát
- Quan sát tranh và lắng nghe
2. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn
- GV chốt vị trí các đoạn:
 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe
- Lớp chia đoạn
- Bài có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cỏ xước, tỉ tê, nhà trò, tảng đá cuội, lột, ngắn chùn chùn, nức nở),...
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu-> Cá nhân -> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài 
3.Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp trả lời
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiên tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=> Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
* Nêu nội dung bài
- GV tổng kết, nêu nội dung bài
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- Nhóm điều hành nhóm trả lời. TBHT điều hành hoạt động chia sẻ:
 + Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò.
2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ Trước tình cảnh ấy, Dế Mèn đã xòe càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
* Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
3. Luyện đọc diễn cảm: 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét chung
5. Hoạt động ứng dụng 
- Qua bài đọc giúp các em học được điều gì từ nhân vật Dế Mèn?
6. Hoạt động sáng tạo
- 1 HS nêu. 1 HS đọc lại toàn bài
- Nhóm đọc diễn cảm đoạn 2
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Thi đọc trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu bài học của mình (phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, phải bênh vực người yếu,...)
- Đọc và tìm hiểu nội dung trích đoạn tiếp theo "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" 
Buổi chiều
TOÁN
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số .
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và viết số, phân tích cấu tạo số
3. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4
II.Đồ dùng dạy học
- GV : Bảng phụ 
 - HS: sách, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Tổng kết trò chơi
- Dẫn vào Khám phá
- Chơi trò chơi "Chuyền điện"
+ Cách chơi: đọc nối tiếp ngược các số tròn chục từ 90 đến 10.
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Hướng dẫn Hs tìm quy luật. 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Gv treo bảng kẻ sẵn
- Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3:
a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
Bài 4 : Tính chu vi các hình sau
+ Muốn tính chu vi một hình ta làm thế nào?
- Chữa bài, nhận xét, chốt cách tính chu vi
3. Hoạt động ứng dụng 
4. Hoạt động sáng tạo 
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài vào vở - Đổi chéo vở KT
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
* Đáp án: 
36 000; 37 000; 38 000; 39 000; 40 000; 41 000
Cá nhân – Lớp
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
Cá nhân – Lớp
- HS phân tích mẫu.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
Nhóm 2 – Lớp
+ Ta tính độ dài các cạnh của hình đó.
- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (4 + 8) 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 4 = 20 (cm)
- Ghi nhớ nội dung bài học
- VN luyện tập tính chu vi và diện tích của các hình phức hợp
KHOA HỌC 
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
2. Kĩ năng
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
3. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề, hợp tác, NL sáng tạo, NL khoa học,...
+ GDBVMTMối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: + Các hình minh hoạ SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 + Bảng nhóm.
- HS: SGK
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Hoạt động Khởi động 
- GV giới thiệu chương trình khoa học, dẫn vào bài.
- HS hát, vận động tại chỗ
3. Hoạt động Khám phá:
HĐ 1: Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 2, quan sát tranh vẽ và và cho biết để duy trì sự sống, con người cần gì?
- GV chốt KT và chuyển HĐ
 HĐ2: Các điều kiện đủ để con người phát triển
- Yêu cầu thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:
+ Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
+ Nếu thiếu các điều kiện đó, cuộc sống của con người sẽ thế nào?
- GV kết luận và chuyển HĐ
HĐ3: Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác 
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- HS sẽ tưởng tượng mình được di chuyển tới các hành tinh khác, nêu các thứ mình cần phải mang theo khi đến hành tinh đó và giải thích tại sao
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
Bước 3: Tổng kết trò chơi
3. Hoạt động ứng dụng 
- GDBVMT: Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường. Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?
4. HĐ sáng tạo
Nhóm 2 – Lớp
- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:
+ Con người cần không khí để thở
+ Cần thức ăn, nước uống
Nhóm 4 – Lớp
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp
+ Con người cần: vui chơi, giải trí, học tập, thuốc, lao động, quần áo, phương tiện giao thông,...
+ Cuộc sống của con người sẽ trở nên buồn tẻ, con người sẽ ngu dốt,....
Nhóm 4– Lớp
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến
- HS nêu đúng và giải thích chính xác được tính 1 điểm
- HS nối tiếp trả lời
- VN vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa con người với các điều kiện sống
Củng cố toán
Ôn Tập Số Tự Nhiên Đến 100 000 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc, viết, các phép tính trên số tự nhiên trong phạm vi 100 000.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc :
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện :
Bài 1. Viết (theo mẫu) :
a) Bảy mươi hai nghìn bốn trăm hai mươi tám	: 72 428
b) Năm mươi mốt nghìn bảy trăm mười sáu	: ....................................................
c) Hai mươi tám nghìn chín trăm sáu mươi mốt	: ....................................................
d) Mười chín nghìn ba trăm bảy mươi tư	: ....................................................
e) Tám mươi ba nghìn bốn trăm	: ....................................................
g) Sáu mươi nghìn không trăm bảy mươi ...  chọn tán thành hoặc không tán thành
Bước 2: HS báo cáo kết quả đã lựa chọn. 
- GV tổng kết, chốt các hành vi đúng cần bày tỏ sự tán thành
3. Hoạt đông ứng dụng 
4. Hoạt động sáng tạo 
Nhóm 2 – Lớp
- HS cùng xem tranh và đọc nd tình huống, thảo luận nhóm 2 và đưa ra ý kiến – Chia sẻ lớp về cách giải quyết
+ Trung thực giúp em mau tiến bộ, được bạn bè quý mến,....
+ HS nối tiếp nêu.
- HS đọc nội dung bài học
- HS nêu lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cá nhân – Lớp
- HS và lựa chọn ý đúng nhất – Chia sẻ trước lớp và giải thích lí do
Cá nhân – Lớp
- HS nêu, tự làm 
- HS bày tỏ ý kiến cá nhân bằng cách giơ thẻ tán thành hoặc không tán thành và giải thích tại sao
- Thực hiện trung thực trong học tập
- HS trả lời.
TIẾT 1
 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực Âm nhạc:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3: Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay, vận động theo bài hát. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
2. Năng lực chung: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin. Kĩ năng tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son đúng, đẹp
3. Phẩm chất: 
- Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca. Các em yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị đồ dùng 
 1. Giáo viên:
- Hát chuẩn bài hát đúng sắc thái.
- Đàn oor gan, nhạc cụ (thanh phách, song loan, trống con... nhạc cụ tự tạo)
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
- Nhạc cụ (thanh phách, song loan, trống con... nhạc cụ tự tạo)
III. Tiến trình dạy học 
1.Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới: 
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv bật nhạc bài Bài ca đi học yêu cầu cả lớp thực hiện
- Cả lớp hát toàn bài Bài ca đi học
Hoạt động 2: Ôn tập
* Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát Quốc ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
* Mục tiêu: 
- Học sinh nhớ lại các bài hát, biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Có thái độ nghiêm trang khi chào cờ, hát Quốc Ca.
* Nội dung 2: Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại được các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
- Gv giới thiệu các em ôn lại 3 bài hát Quốc Ca Việt Nam; Bài ca đi học; Cùng múa hát dưới trăng
 * Quốc ca Việt Nam
 - Gv bật bài hát yêu cầu học sinh đoán tên bài hát, tác giả
- Yêu cầu hs đứng tại chỗ hát với tư thế trang nghiêm
 - Gv sửa sai cho học sinh (Nếu có)
* Bài ca đi học
 - Gv hỏi bài hát do ai sáng tác
 - Gv bật nhạc yêu cầu học sinh hát, gõ đệm theo nhịp
 - Gv lưu ý cho học sinh thể hiện sắc thái tình cảm vui tươi
*Cùng múa hát dưới trăng
 - Gv hỏi tác giả bài hát Cùng múa hát dưới trăng là ai?
 - Gv bật nhạc đệm
 - Gọi tổ, cá nhân thực hiện
 - Gọi hs nhận xét, gv nx, tuyên dương
- Gv hỏi học sinh ở lớp 3 các em được học các kí hiệu ghi nhạc nào?
- Gv hỏi cách tạo ra khuông nhạc?
- Khóa Son được đặt ở vị trí nào trên khuông nhạc?
- Gv nhận xét
- HS lắng nghe nhớ lại, trả lời: 
-Hs nghe, đoán tên bài Quốc Ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
- Hs thực hiện
- Hát theo các bạn
- Hs nghe, sửa sai
Hs trả lời Bài ca đi học- do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác
- Hs thực hiện
- Vỗ tay theo các bạn
- Hs nghe, thực hiện
- Hs trả lời: Nhạc sĩ Hoàng Lân
- Hs hát toàn bài 
- Tổ thực hiện, cá nhân thực hiện
-Khuông nhạc, khóa Son,...
- Hs trả lời: Gồm 5 dòng kẻ nằm ngang song song cách đều nhau được tính từ dưới lên, tạo lên 4 khe nhạc...
- Trả lời: Khóa Son đặt ở đầu khuông nhạc
3. Hoạt động thực hành – luyện tập 
Kết hợp vận động cơ thể; Biểu diễn cho các bài hát. Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son...
* Mục tiêu:
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi tham gia biểu diễn bài hát. Biết kẻ khuông nhạc và viết khóa Son đúng, đẹp.
- Cả lớp đứng tại chỗ thực hiện bài hát với tư thế trang nghiêm
- Gv yêu cầu học sinh hát kết hợp các động tác bộ gõ cơ thể: 
+ Dậm chân + Vỗ hông + Vỗ vai + Búng tay
 - Gọi học sinh lên biểu diễn thi đua 
 - Gv gọi hs nhận xét, gv nx đánh giá
 - Yêu cầu hs tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son vào vở
- Gv giao cho HSHN tập tô khóa Son
* Kết luận:
- Thực hiện \
- Thực hiện cùng bạn
- Hs lên bảng biểu diễn
- Quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh thực hiện
- Nhận bài và tô theo mẫu
Hs ghi nhớ
4. Hoạt động Vận dụng
 * Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa phù hợp cho bài hát
-Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa Son cho đúng, đẹp hơn
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện 
- Hs nghe, lĩnh hội
- Hs nghe, ghi nhớ thực hiện
Buổi chiều
CỦNG CỐ TIẾNG VIỆT
Rèn Chính tả 
Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu - Mẹ Ốm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt l hay n; an hay ang.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả :
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
Bài viết
a) “Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa”.
 b) “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bửa cũng chẳng đủ.”
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả:
Bài 1. Hãy viết lại cho đúng các tiếng viết sai chính tả trong các từ sau rồi sửa lại cho đúng:
a. no nghĩ; con nai; thuyền nan; hẻo lánh.
b. số lẻ; ẩn lấp; siêng năng; tính nết.
c. lí do; làn gió; no toan; mắc lỗi.
Bài làm
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Bài 2. Điền tiếng có chứa phụ âm đầu l/n:
a) ..... trường Tam Đảo chạy quanh quanh.
 Dòng ............... qua nhà lấp ........ xanh
 Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng ......................
 Đàn cừu ............ gặm cỏ yên ................
b) Trăng toả ................... từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững ......... trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm ........... ban phát từng ............ hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng .........., ........... nức.
Bài 3. Điền l /n:
Tới đây tre ...ứa ...à nhà
Giò phong ...an ...ở nhánh hoa nhuỵ vàng
Trưa ...ằm đưa võng, thoảng sang
Một ...àn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình.
...án đêm, ghé tạm trạm binh
Giường cây ...ót ...á cho mình đỡ đau...
c. Hoạt động 3: Sửa bài :
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp :
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
HĐGDNGLL 
HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
1/Mục tiêu:
-HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
-GDHS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
2/Quy mô hoạt động
Tổ chức theo lớp.
3/ Chuẩn bị
-1 cuốn sổ bìa cứng. 
-Ảnh chụp chung HS cả lớp.
-Thông tin về cá nhân HS, các tổ và lớp.
- Bút màu, keo dán.
.- 4/Cách tiến hành
a)Chuẩn bị
-GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống. -Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cỡ 4 x 6 và viết vài dòng tự giới thiệu về bản thân.
-Chụp 1-2 bức ảnh chung cả lớp.
- Thành lập Ban biên tập Sổ truyền thống.
-Ban biên tập phân công thu thập các thông tin về lớp. 
+Tổng số HS
+Số HS nam, số hs nữ?
+Ban cán sự lớp?
+Những đặc điểm nổi bật của lớp?
+Thành tích về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,..?
b)Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp.
-Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin.
-Sắp xếp tranh ảnh, thông tin từng loại.
-Tổng hợp, biên tập lại các thong tin.
-Trình bày, trang trí Sổ truyền thống.
Cấu trúc Sổ truyền thống của lớp:
Trang bìa do GVCN làm.
Trang 1: Dán ảnh chung cả lớp.
Các trang tiếp theo lần lượt trình bày các nội dung:
-Giới thiệu chung về lớp.
-Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp.
-Giới thiệu về từng cá nhân HS.
	Sinh hoạt lớp tuần 1
1/ Sinh hoạt làm nóng, phá băng 
Trò chơi “ Tôi bảo”
2/ Đánh giá tình hình của lớp 
Các tổ báo cáo, tự đánh giá lẫn nhau: 
- Chuyên cần:	
-Đạo đức, tác phong:	
	-
Vệ sinh:	
-Trật tự:	
-Học tập:	
-Đồ dùng học tập	
-Tham gia các phong trào:	
3/ Đưa ra giải phápcho tình hình thực tế 
Tuyên dương những HS thực hiện tốt:
b)Tìm ra giải pháp nếu HS thực hiện chưa tốt:
4/Thông tin quan trọng:
-28/9: họp PHHS.
-02/9: nghỉ lễ.
-05/9: dự lễ khai giảng đến 8giờ 30 phút,chiều nghỉ.
5/ Hoạt động rèn luyện kĩ năng/ phẩm chất; kết nối với HĐTN theo chủ đề.
Ngày .
Người kiểm
Ngô Thị Hoàng Nở
Làm vệ sinh trường,lớp.


Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_ngo_thi_hoang.doc